Tạo “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 192 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Nha Trang. (Trang 67 - 68)

c. Những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại ở các doanh nghiệ p

3.3.2.5. Tạo “sân chơi” bình đẳng cho các loại hình doanh nghiệp

Nhà nước cần định hướng, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho các loại hình doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ, đảm bảo thực sự bình đẳng đối với mọi loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh và đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước. Từđó, các doanh nghiệp có thể hoạt động hiệu quả hơn theo cơ chế thị trường, phù hợp với các cam kết quốc tế của nước ta với thế giới.

Điều 36 của Nghị định 187/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 của Chính phủ đã quy định “Doanh nghiệp sau khi CPH được tiếp tục vay vốn ngân hàng tại các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, các tổ chức tín dụng khác của Nhà nước theo cơ chế nhưđối với các công ty nhà nước”. Nhưng trên thực tếđang có sự bất bình đẳng trong thế chấp vay vốn giữa doanh nghiệp Nhà nước với các công ty cổ phần ra đời từ chính các doanh nghiệp Nhà nước trước đây. Các công ty nhà nước có cơ chế cho vay ưu đãi hơn so với công ty cổ phần. Do vậy, các DNNN sau khi CPH gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Nguyên nhân của tình trạng trên là do các ngân hàng thương mại yên tâm hơn khi cho các DNNN vay vì được sự bảo lãnh của Nhà nước, còn đối với công ty cổ phần thì họ ngần ngại cho vay do các công ty này không được Nhà nước bảo lãnh nên đòi hỏi nhiều thủ tục, giấy tờ hơn. Vì vậy, nhà nước cần từng bước điều chỉnh, dẫn đến xoá bỏ trên thực tế (không phải chỉ trên giấy tờ, văn bản) sự phân biệt đối xử trong các chính sách nhằm khuyến khích các DNNN thực hiện cổ phần hoá, tạo sân chơi bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp, đặc biệt giữa loại hình doanh nghiệp Nhà nước và công ty cổ phần.

Để đáp ứng yêu cầu trên, trong thời gian tới Nhà nước cần đưa DNNN trở thành đối tượng điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp thống nhất, đồng thời xác định cơ chế, chính sách, quyền lợi của công ty cổ phần trong việc vay vốn, nhằm tăng khả năng tạo nguồn vốn như:

-Các ngân hàng sẽ áp dụng chung mức lãi suất cho các đối tượng đi vay thuộc mọi thành phần kinh tế, không phân biệt doanh nghiệp nhà nước hay công ty cổ phần mà chỉ xem xét cho vay dựa trên tính khả thi của dự án. Từđó xoá bỏ hoàn toàn việc Nhà nước gián tiếp bao cấp cho các DNNN thông qua lãi suất vay ưu đãi.

-Khuyến khích các doanh nghiệp phát hành trái phiếu công ty để vay vốn dài hạn. Trái phiếu của các doanh nghiệp sẽ được các nhà đầu tư mua nếu lãi suất cao, hấp dẫn, được bảo hiểm và có tính thanh khoản cao. Do đó, để thúc đẩy thị trường trái phiếu phát triển, đã đến lúc Nhà nước cần thành lập các tổ chức định mức tín nhiệm nhằm thông tin về rủi ro của các công cụ nợ và định hướng cho người đầu tư.

Một phần của tài liệu 192 Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước tại thành phố Nha Trang. (Trang 67 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)