Khâu tổ chức quản lý của các tổ chức công bố thông tin

Một phần của tài liệu 95 Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 41 - 49)

Ngoài các thông tin trên báo cáo tài chính định kỳ thì các thông tin bất thường liên quan đến hoạt động của công ty cũng rất cần thiết cho nhà đầu tư. Có ý kiến cho rằng ( theo báo điện tử vnexpress.net) thông tin từ công ty niêm yết trước khi công khai phải được gởi đến trung tâm giao dịch chứng khoán kiểm duyệt tính xác thực và thường là được công bố đến các nhà đầu tư sau 1 thời gian là 2 đến 3 ngày. Thông tin này đến được nhà đầu tư thì giá trị của nó đã giảm đi nhiều lần vì đã có những giao dịch trước đó làm cho nhà đầu tư khi nhận thông tin thì trong sự “đã quá muộn“

Thực tế là theo luật công bố thông tin, các công ty niêm yết phải có trách nhiệm công bố thông tin cho công chúng đồng thời gởi lên TTGDCK các thông tin đã công bố. Vậy nhưng, các công ty, các tổ chức đã không thực hiện theo luật, họ chỉ gởi thông tin lên cho UBCK là xong nhiệm vụ, không quan tâm đến việc phải công bố kịp thời thông tin ra công chúng trên các trang điện tử, trên các phương tiện thông tin đại chúng. Như vậy việc rò rĩ thông tin làm cho thông tin đến khi được công bố giảm giá trị

đáng kể không chỉ do các tổ chức quản lý thị trường chứng khoán như UBCKNN hay TTGDCK mà ngay tại các doanh nghiệp – nơi đẻ ra các thông tin đó.

2.2.2.3 Biểu hiện bất cân xứng thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam

+ Gian lận thông tin : Hiện nay, trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam tình

trạng thổi phồng thông tin có lợi cho doanh nghiệp nhằm định hướng cho dư luận đánh giá chứng khoán cao hơn thực tế là không ít. Ngay chính bản thân tôi cũng được chào mời mua cổ phiếu của công ty Cổ Phần Kỹ Nghệ Lạnh Searefico với giá gấp 12 lần mệnh giá với các thông tin như sắp tăng vốn đủ 80 tỷ để niêm yết vào tháng tới, sắp được chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ hấp dẫn, và hãy mua đi vì giá lên hàng ngày....Thông tin này được cung cấp bởi một cán bộ có vị trí kha khá trong công ty.

Có thể thấy, việc sử dụng thông tin như một công cụ biến hóa để đưa giá cổ phiếu tăng lên nhiều lần so với mệnh giá là phổ biến. Vào trang web sàn OTC là có thể thấy ngay, kiểm chứng 10 trường hợp rao bán, rao mua của Công ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Xây Dựng INVESTCO thì đã có hết 8 trường hợp là thổi phồng thông tin, thổi phồng giá, cung cầu giả.

Các tổ chức không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin kịp thời:

Luật đầu tư chứng khoán quy định rất rõ thời hạn các loại hình tổ chức phải công bố thông tin cho nhà đầu tư nhưng thực tế thì các tổ chức gần như không thực hiện cũng như thực hiện một cách chậm trễ. Ngoài các thông tin mà luật quy định phải công bố thì các tổ chức đã không cung cấp các thông tin bất thường có liên quan đến giá cổ phiếu cho nhà đầu tư ; bảng cáo bạch được báo cáo một cách sơ sài, không đầy đủ những thông tin cần thiết và quan trọng.

Doanh nghiệp cung cấp thông tin không công bằng đối với các nhà đầu tư:

Đó là việc ưu tiên cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư chiến lược, các nhà đầu tư tổ chức mà không công bố rộng rãi. Đến nay, một hiện tượng phổ biến cho thấy ở các cuộc đấu giá thì người đấu giá thành công chủ yếu là các nhà đầu tư tổ chức. Loại trừ khả năng các nhà đầu tư tổ chức có kinh nghiệm, kỹ năng phân tích và nhiều vốn

hơn thì người ta cũng nghi ngờ các nhà đầu tư nhận được nhiều thông tin chất lượng hơn so với các nhà đầu tư cá thể.

Tung tin đồn thất thiệt:

Những tin đồn làm ảnh hưởng tới uy tín công ty điển hình là trong tháng ba vừa qua có tin đồn Tổng Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Vincom – Bà Mai Hương Nội biến mất ôm theo hàng trăm tỷ đồng. Nhưng thực tế là không hề có chuyện đó xảy ra cụ thể: vào ngày 11/03/07 phóng viên báo Dân trí đã có cuộc phỏng vấn Bà Nội tại văn phòng làm việc công ty. Trong thời điểm này Công ty Cổ Phần Vincom đang nộp hồ sơ xin Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước cho phép niêm yết tại Trung tâm giao dịch chứng khoán, những tin đồn như vậy không khỏi làm giảm uy tín của công ty đồng thời ảnh hưởng đến quyền lợi của các nhà đầu tư mong muốn đầu tư vào công ty, và cả việc các trung tâm công bố thông tin không chính xác về tổ chức niêm yết.

Đặc biệt : Thị trường chứng khoán chợ đen ở Việt Nam hiện nay là thị trường

chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao nhất, hoạt động một cách tự phát và không chịu sự quản lý của cơ quan nào. Biên độ giá cả là vô hạn, thông tin thì vô cùng, thiếu cơ sở . Bất cân xứng thông tin trên thị trường chợ đen này là rất lớn, người bán luôn đưa ra những thông tin rất hấp dẫn và người mua thì phải luôn cân nhắc, mò mẩm trong mớ thông tin hổn độn đó. Có thể thấy, ngoài vỉa hè cũng nghe thông tin về chứng khoán, nào là công ty A sắp lên sàn, công B sắp được chia cổ tức bằng cổ phiếu, cổ phiếu thưởng. Người ta rỉ tai nhau, lôi kéo nhau, lừa gạt nhau.

Mặc dù hoạt động trên thị trường này chịu sự chi phối của luật dân sự, các hoạt động chuyển nhượng tên cổ đông vẫn phải thông qua chủ tịch hội đồng quản trị của công ty đó nhưng về thông tin của các doanh nghiệp phát hành riêng lẻ thì chủ yếu do các nhà đầu tư tự tìm hiểu từ các nguồn khác nhau.

Luật chứng khoán có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 yêu cầu tất cả các công ty đại chúng phải đăng ký tập trung về Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước nhưng không mấy công ty chấp hành quy định này. Có thể thấy lý do họ đưa ra đi ngược với xu hướng tiến tới thị trường minh bạch về thông tin. Họ cho rằng, đăng ký thành công ty đại

chúng thì không có lợi cho doanh nghiệp mà chỉ có nghĩa vụ nhiều hơn, theo quy định thì các công ty đại chúng phải công bố thông tin theo điều 101 của luật chứng khoán. Có thể thấy, trong suy nghĩ chủ quan của các doanh nghiệp đã không muốn công khai minh bạch thông tin ra công chúng, luật thì có nhưng triển khai thi hành không nghiêm, biện pháp xử phạt vi phạm hành chánh đối với các công ty đại chúng không đăng ký phải chăng là còn quá nhẹ. Một khi các công ty đã cố tình không công bố thông tin thì việc tìm hiểu của các nhà đầu tư là rất khó khăn và thông tin có được chưa chắc đã chính xác, và hơn nữa nó còn tạo điều kiện cho hành vi mua bán thông tin, thông tin nội gián và giao dịch nội gián.

Giao dịch nội gián : Giao dịch nội gián là hành vi mua bán hoặc cung cấp thông

tin cho người khác để thực hiện việc mua bán chứng khoán dựa trên thông tin có được từ nội bộ công ty mà thông tin này sau khi công bố ra công chúng sẽ ảnh hưởng đến giá cả của loại chứng khoán đó.

Từ khi thị trường chứng khoán ra đời cho đến nay không ít hoạt động giao dịch nội gián đã thực hiện nhưng chưa có một trường hợp nào bị phát hiện và xử lý.Có thể nói, không có cơ quan chức năng nào quan tâm tới việc điều tra phát hiện giao dịch nội gián thì làm gì có xử lý. Hoạt động nội gián trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam tồn tại một cách nghiễm nhiên, ai có được thông tin nội gián thì y như rằng người đó được “thần tài gõ cửa’’. Ban quản trị là những người nắm chắc thông tin về kế hoạch hoạt động của công ty; kết quả là bản thân họ, gia đình, người thân đều được hưởng lợi từ các thông tin nội gián này.

Một số nhà đầu tư đã rất bức xức đối với trường hợp họ nghi ngờ là có thông tin nội gián tại sàn giao dịch Hà Nội và đã gởi Email yêu cầu VnEconomy xác minh. Họ đưa ra bốn trường hợp như sau :( 26/01/2007 theo Vn economy)

+ Công ty Thạch cao xi măng đưa thông tin chia cổ tức 16% và tăng vốn điều lệ năm 2007 từ ngày 05/01 nhưng đến ngày 12/01 HASTC mới đưa tin.

+ Công ty Sông Đà 9 họp Hội đồng quản trị ra nghị quyết từ ngày 12/01 về việc chia cổ tức bằng 15% bằng cổ phiếu, trình đại hội cổ đông sắp tới kế hoạch sản xuất

kinh doanh và chia cổ tức 18% năm 2007, giao Tổng Giám Đốc xem xét phương án chuyển sàn HASTC nhưng đến nay vẫn chưa có công bố của HASTC.

+ PTIC chốt quyền cổ tức trong hai ngày 18 và 19/01 nhưng sáng ngày 19 HASTC mới có thông báo. Trong khi trung tâm lưu ký đã có thông báo từ ngày 12/01.

+ Bốn công ty sách giáo khoa đều có phương án tăng vốn điều lệ bằng phát hành cổ phiếu thưởng tỷ lệ 5:1. Các công ty sách giáo khoa hiện phần lớn sản lượng phụ thuộc vào nhà xuất bản giáo dục và dự kiến đến năm 2008 không còn độc quyền in sách giáo khoa. Đây là điều các cổ đông lo nhất. Chính vì vậy các công ty này có P/E thấp nhất thị trường nên việc tăng vốn điều lệ bằng cổ phiếu thưởng chứng tỏ các công ty này đang có hướng sản xuất mới hước tới các thị trường và các khách hàng tiềm năng. Từ khi có tin giá các cổ phiếu này đều tăng gấp 2 lần vậy mà HASTC không hề đưa tin.

Để giải thích cho 4 trường hợp trên Ông Nguyễn Vũ Quang Trung – Phó Giám Đốc HASTC chỉ công nhận một trường hợp đầu tiên, các trường hợp còn lại Ông đưa ra nhiều lý do như công văn bị thất lạc hay chậm trễ do khâu hành chính ở trung tâm, do trục trặc đường công văn giữa trung tâm lưu ký và Trung Tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Ông cho rằng do khối lượng công việc quá nhiều, nhân viên bị hạn chế về số lượng lẫn nghiệp vụ dẫn đến các sai sót trên.

Có thể thấy các lý do mà PGĐ đều là lý do chủ quan mà HASTC có thể không để xảy ra nếu quản lý tốt hơn, nó chứng tỏ sự thờ ơ của Trung Tâm và của doanh nghiệp đối với quyền lợi của nhà đầu tư cũng như phớt lờ các quy định của pháp luật về việc thực hiện các nghĩa vụ của chính các tổ chức đó để góp phần tạo một sân chơi minh bạch và bình đẳng.

Nhận định của tôi về bốn trường hợp trên như sau:

Điểm chung của 4 trường hợp trên là HASTC cung cấp thông tin chậm và có trường hợp không cung cấp thông tin. Sự chậm trể và thiếu sót của HSATC gây thiệt hại lớn cho một số nhà đầu tư, tạo nên sự bức xúc, mất niềm tin vào năng lực và ý chí của quản lý của cơ quan quản lý nhà nước từ đó sẽ góp phần đẩy nhà đầu tư ra khỏi sàn

giao dịch. Có nội gián hay không thì còn xem xét lại, ở đây tác giả chỉ nêu lên sự chậm trể của HASTC mà không cho thấy biểu hiện bất thường của các giao dịch trong khoảng thời gian này. Tuy nhiên, cả 4 trường hợp trên đều thể hiện sự bất cân xứng thông tin giữa các nhà đầu tư và hoạt động nội gián hoàn toàn có thể xảy ra nếu như những người biết trước các thông tin trên tiến hành giao dịch đón đầu xu hướng giá cả để thu lợi. Người biết trước thông tin ở đây có thể là người từ nội bộ doanh nghiệp, từ HASTC, trung tâm lưu ký chứng khoán....

Thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh giá là thị trường mới nổi phát triển một cách vượt bậc và được sự quan tâm của không ít nhà đầu tư, tổ chức trên thế giới. Đây là nơi thu hút vốn trung dài hạn quan trọng cho nền kinh tế, vậy mà tiêu chí bình đẳng trên sân chơi này ngày một giảm sút.

Ngoài ra, báo tuổi trẻ số 68/2007 ngày 14/03/2007 có đưa một số thông tin về nghi ngờ giao dịch nội gián như : từ sau tết, giá cổ phiếu của một đơn vị niêm yết tăng mạnh trong suốt 12 phiên (tính đến phiên giao dịch ngày 13/03) trong đó có 9 phiên tăng giá kịch trần. Theo một nhà đầu tư tại sàn ACBS, giới chơi chứng khoán đang rỉ tai nhau thông tin về việc đơn vị này sẽ phát hành cổ phiếu để tăng vốn điều lệ với tỉ lệ và giá hấp dẫn, mặc dù những thông tin này chưa được công bố. Cũng theo nhà đầu tư này, thông tin này hoàn toàn có cơ sở do một “tay trong“ - người nhà của một quan chức cỡ bự - đã âm thầm mua vào hơn 10.000 CP từ cuối tháng 01 năm 2007. Nhưng chuyện gom cổ phiếu chỉ mới được bàn dân thiên hạ biết được vài ngày trước phiên giao dịch đầu tiên của năm Đinh Hợi, sau khi đơn vị này phải giải trình theo yêu cầu của TTDGCK.

Trong bảy năm qua kể từ khi thị trường chứng khoán VN đi vào hoạt động, “nghi án’’ giao dịch nội gián lớn nhất là giao dịch có liên quan đến cổ phiếu công ty bánh kẹo. Ở thời điểm công ty này đang rối ren trong vụ biến lỗ thành lời cho năm tài chính 2002 , ông L.V thành viên HĐQT đã bán ra 40.000CP của công ty. Khi đó, giới đầu tư nghi ngờ ông V biết được nội tình nên đã kịp thời tháo chạy. Và quả thật, tháng 6/2003 ông V bước ra khỏi Hội đồng quản trị công ty này.

Các trường hợp nghi ngờ nội gián nêu trên khá rõ ràng và trường hợp của công ty cổ phần bánh kẹo trên qua động thái mua bán như vậy, UBCK cần có những hành động kịp thời điều tra xử lý để làm sạch môi trường và răn đe những hành vi vi phạm pháp luật tiếp theo. Tuy nhiên cho đến thời điểm bây giờ là gần cuối tháng 5/2007, vẫn chưa có trường hợp nào được đưa ra ánh sáng. Có thể thấy, giao dịch nội gián gần như không kiểm soát được ở Việt Nam mà nguyên nhân là do cơ quan quản lý nhà nước còn thiếu kinh nghiệm và luật còn quá lỏng lẻo.

Mặc dù TTGDCK đã yêu cầu các công ty có giá cổ phiếu tăng kịch trần trong năm phiên liên tiếp phải giải trình về các thông tin có liên quan đến việc tăng giá nhưng dường như là không giải quyết được. Các công ty giải trình theo nhiều cách khác nhau : một số công ty giải trình do họ có hợp đồng mới, một số cho rằng có kế hoạch phát hành cổ phiếu thưởng, số khác nói là tăng theo xu hướng của thị trường và những giải trình này được chấp nhận một cách dễ dàng vì theo chủ tịch một công ty quản lý quỹ là cơ quan quản lý thị trường khó lần ra những ai đứng sau các vụ tăng giá này. Sự bất lực trong khâu quản lý, phát hiện và xử lý các hành vi kinh doanh bất hợp pháp là tồn tại lớn trong sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và các cơ quan giám sát thị trường cần quan tâm hơn đến vấn đề này cũng như nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi về pháp lý để hổ trợ cơ quan giám sát thị trường chứng khoán thực hiện tốt hơn nhiệm vụ của mình.

KT LUN CHƯƠNG 2

Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc kế từ năm 1986, nhưng đặc biệt là vào những năm của thế kỷ 21 này. Vào thời kỳ bao cấp, do sự can thiệp quá sâu của Chính Phủ vào sự vận hành của nền kinh tế nên đã kìm hãm sự phát triển, làm cho nền kinh tế trở nên tụt hậu. Đó chính là thất bại

Một phần của tài liệu 95 Khắc phục thất bại của thị trường – tiến tới xây dựng thị trường hiệu quả ở Việt Nam (Trang 41 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)