Khi đầu tư vào cổ phiếu của một công ty nào đó thì nhà đầu tư rất quan tâm về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của nó. Báo cáo tài chính là nguồn thông tin
cần thiết để nhà đầu nắm được những chỉ số cũng như năng lực của công ty. Về nguyên tắc, tất cả các công ty cổ phần đều phải công bố báo cáo tài chính đã được kiểm toán cho các cổ đông. Tuy nhiên, về chất lượng của các báo cáo tài chính này như thế nào thì đó còn là vấn đề cần xem xét. Chất lượng của thông tin tùy thuộc vào nhiều yếu tố:
+ Các tổ chức kiểm toán, kiểm toán viên : Đối với các công ty niêm yết trên
thị trường tập trung, các công ty đại chúng báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi các tổ chức kiểm toán được chấp thuận (tức là các công ty kiểm toán độc lập thuộc danh mục các công ty kiểm toán được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận kiểm toán theo điều kiện do Bộ Tài Chính đề ra). Như vậy, một mặt nào đó thì chất lượng kiểm toán của các công ty này cũng tương đối hơn các công ty kiểm toán nhỏ lẻ khác.Tuy nhiên, không phải bất kỳ tổ chức kiểm toán nào được Ủy Ban Chứng Khoán Nhà Nước chấp thuận đều cho kết quả tin cậy. Vấn đề là còn ở chổ đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp.
Cho đến cuối tháng 05/2006 cả nước có 95 công ty kế toán kiểm tóan trong đó có 3 công ty nhà nước, 4 công ty có 100% vốn nước ngoài, 16 công ty hợp danh,14 công ty cổ phần, còn lại là TNHH. Trong đó có 87 công ty đủ điều kiện hành nghề. Kiểm toán cũng là một lọai hình dịch vụ, công ty kiểm toán họat động cũng nhằm mục đích thu lợi nhuận vì vậy sự cạnh tranh của các công ty kiểm tóan sẽ đưa đến giá phí thấp và như vậy cũng một phần nào đó làm chất lượng kiểm toán bị ảnh hưởng
Thế nhưng, với sự bùng nổ của thị trường chứng khoán thì số lượng công ty đại chúng, công ty niêm yết càng gia tăng nhưng số lượng công ty kiểm toán được chấp thuận không tăng, có 12 công ty kiểm toán được chấp thuận nhưng cho đến cuối tháng 3 vừa qua, Công ty TNHH Dịch vụ kiểm toán và Tư vấn kế toán BHP đã bị mất quyền được kiểm toán cho các tổ chức phát hành, tổ chức niêm yết và tổ chức kinh doanh chứng khoán, do không đủ số lượng kiểm toán viên theo yêu cầu. Như vậy chỉ còn 11 công ty kiểm toán trong khi có tới 199 doanh nghiệp niêm yết và 6 công ty chứng khoán. Như vậy, về số lượng đã không đủ đáp ứng như cầu của thị trường .
Theo quy định, một công ty kiểm toán được thành lập 3 năm và có từ 10 kiểm toán viên trở lên thì sẽ đủ điều kiện trở thành công ty kiểm toán được chấp thuận. Vì vậy, để đảm đủ số lượng kiểm toán viên thì các công ty kiểm toán sẽ sẵn sàng tuyển dụng ngay lập tức nếu gặp một ứng cử viên có đủ điều kiện theo quy định. Việc tuyển dụng không sàn lọc, phải lo chạy theo chỉ tiêu số lượng sẽ làm cho chất lượng nhân sự trong các công ty kiểm toán giảm đi và điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.
Ngoài ra, việc vi phạm luật kiểm toán vẫn còn tồn tại nhưng chưa được phát hiện xử lý như việc nhân viên kiểm toán lợi dụng mối quan hệ công việc để mua cổ phần tại các công ty được kiểm toán, làm kiểm toán một lúc cho hai nơi, nhận lợi ích vật chất từ các công ty được kiểm toán. Những tồn tại này làm cho chất lượng báo báo tài chính không cao, có thể làm sai lệch nội dung báo cáo tài chính.
Thông tin từ báo chí : Trong thời gian qua, sự phát triển của thị trường chứng
khoán không thể không kể đến vai trò của báo chí. Thông qua các phương tiện truyền thông mà chứng khoán đến với nhà nhà, người người. Nhà đầu tư ở nước ngoài cũng biết đến và tìm hiểu thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua báo chí và các phương tiện truyền thông khác. Trước các văn bản pháp luật về TTCK, báo chí đóng vai trò quan trọng nhất trong việc tham gia phân tích, phản biện. Bên cạnh đó, báo chí cũng là công cụ đắc lực trong việc thúc ép các công ty niêm yết công bố thông tin ra thị trường. Sau khi những thông tin của doanh nghiệp được công bố, báo chí phải tiếp tục phân tích và đào sâu.
Ngoài các tác động tích cực mà báo chí đã đem đến cho thị trường chứng khoán Việt Nam thì vẫn còn tồn tại những tiêu cực như: Thông tin về cổ phiếu, về doanh nghiệp qua ngòi bút của một số nhà báo trở thành công cụ tác động đến tâm lý của các nhà đầu tư nhằm thay đổi xu hướng thị trường theo hướng có lợi cho một số nhà đầu tư hay cho chính các nhà báo.
Một lý do không kém phần quan trọng đó là do sự hiểu biết của các nhà báo về chứng khoán còn quá hạn hẹp, nên khả năng bình luận về thị trường chứng khoán cũng
hạn chế đều đó dẫn đến chất lượng thông tin họ gới đến người đọc rất kém. Điển hình: Báo tiền phong điện tử đăng vào ngày 12/01/2007 thông tin về SJS "sập sàn". Thực chất là do SJS chia 3 cổ phiếu thưởng cho 1 cổ phiếu hiện tại nên giá cổ phiếu của công ty giảm tương ứng từ 728.000đ/CP xuống còn 190.000đ/CP. Các nhà báo dường như phải chạy theo thị trường nên họ không kịp trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thị trường, thường bình luận theo cảm giác và cường điệu hóa vấn đề xung quanh sự thay đổi của thị trường.
Đặc điểm của thị trường chứng khoán ở Việt Nam là số lượng nhà đầu tư cá nhân chiếm đa số, và hiện tượng chơi theo phong trào, theo cảm tính tuy có giảm nhưng vẫn còn tồn tại rất nhiều. Đa số những nhà đầu tư này mua bán theo tin đồn bên ngoài, từ các bài luận trên báo chí, do đó chỉ cần những lời bình có điểm nhấn là có thể thay đổi quan điểm của họ. Vì vậy, báo chí cần cẩn trọng trong việc đưa ra các bình luận về thị trường và bình luận một cách khách quan, không đưa cảm xúc của mình vào bài viết, hãy để cho nhà đâu tư tự quyết định.