Căn cứ vào biểu đồ 2.1, ta thấy đường đồ thị GDP và đường đồ thị tổng vốn đầu tư xã hội cĩ xu hướng tăng lên cùng chiều, biểu hiện mối tương quan giữa vốn đầu tư và tăng trưởng GDP. Hệ số ICOR của tỉnh giai đoạn này hầu như khơng thay đổi (3,8), theo phương trình của Harrod-Domar thì sự tăng trưởng
GDP của tỉnh Bình Thuận chủ yếu là do tác động của vốn đầu tư xã hội. Từ năm 2001 đến năm 2003 khoảng cách giữa đường đồ thị GDP và đường đồ thị tổng vốn đầu tư xã hội gần nhau, từ năm 2004 trở đi khoảng cách giữa 2 đường đồ thị ngày càng cĩ xu hướng dỗng ra, điều này chứng tỏ vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế những năm đầu đã phát huy tác dụng làm tăng tốc độ tăng trưởng GDP trong những năm 2004 – 2006.
Tổng sản phẩm xã hội (GDP, theo giá 1994) năm 2006 đạt 4.379 tỷ đồng, tăng 2,02 lần so với năm 2000. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 – 2006 là 12,41%/năm, vượt chỉ tiêu đề ra trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ (12%/năm) và cao hơn mức bình quân cả nước.
Tốc độ tăng GDP của các khu vực đều cao, trong đĩ khu vực cơng nghiệp – xây dựng tăng gần 16,2%/năm, khu vực nơng – lâm – thủy sản tăng 7,5%/năm và khu vực dịch vụ tăng 14,83%/năm.
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế theo GDP
Đơn vị : Tỷ đồng Tốc độ tăng trưởng (%) Số TT Chỉ tiêu 1995 2000 2006 1996- 2000 2001- 2006 1996- 2006 GDP theo giá so sánh 1994 1.337 2.171 4.379 10,18 12,41 11,09
Chia theo ngành kinh tế
- Nơng, lâm, thủy sản 689 1007 1293 7,90 7,50 7,70 - Cơng nghiệp, xây dựng 265 481 1368 12,64 16,18 14,40 - Khu vực dịch vụ 383 683 1718 12,25 14,83 13,53
(Nguồn:Dự thảo BC tổng hợp quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bình Thuận đến năm 2020)