Tháng 2008: Nhập siêu lên mức 16,9 tỷ USD khi xuất khẩu giảm tốc

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành (Trang 54 - 144)

giảm tốc

Theo số liệu được Tổng cục Thống kê công bố ngày 26/11, mức nhập siêu của Việt Nam trong tháng 11/2008 ước tính đạt 500 triệu USD. Còn tính chung 11 tháng đầu năm, nhập siêu đã đạt 16,9 tỷ USD, bằng 28,8% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Sau khi cơ quan thống kê đưa ra con số nhập siêu thực hiện tháng 10/2008 đạt hơn 660 triệu USD, nhiều ý kiến cho rằng nhập siêu

đang tạo xu hướng tăng lên vào những tháng cuối năm do các doanh nghiệp tăng cường nhập khẩu để đẩy mạnh sản xuất.

Với con số mới được cập nhật, vấn đề dường như vẫn trong tầm kiểm soát. Tuy nhiên, xuất khẩu đang có xu hướng giảm trong vài tháng trở lại đây...

Về xuất khẩu, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 11/2008 ước tính đạt 4,8 tỷ USD, tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước.

Nếu so với tháng trước đó, con số của tháng này lại giảm 4,8% (tháng 10 giảm 4,4%).

Kim ngạch giảm do giá một số mặt hàng xuất khẩu giảm như giá dầu thô giảm 29%, giá gạo giảm 10%, giá than đá giảm 7%...

Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt 58,5 tỷ USD, tăng 34% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước thu về 26,1 tỷ USD, tăng 40,2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt gần 22,5 tỷ USD, tăng 28,6%; dầu thô đạt 9,9 tỷ USD, tăng 30,9%.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều duy trì mức tăng cao trong 11 tháng qua.

Dầu thô đạt giá trị xuất khẩu cao nhất, tiếp đến là dệt may cũng mang về 8,4 tỷ USD, tăng 19,1% so với cùng kỳ; thủy sản đạt 4,3 tỷ USD, tăng 24,8%; giày dép đạt 4,2 tỷ USD, tăng 18,3%, gạo đạt 2,7 tỷ USD, tăng 89,1%; hàng điện tử, máy tính đạt 2,5 tỷ USD, tăng 29,5%; than đá đạt 1,4 tỷ USD, tăng 50,5%...

Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 11/2008 ước tính đạt 5,3 tỷ USD, giảm 13,8% so với cùng kỳ năm trước và giảm 7,1% so với tháng trước đó.

Đa số các mặt hàng Việt Nam phải nhập khẩu nhiều đều giảm kim ngạch: xăng dầu giảm 12% (giá giảm 21,4%); máy móc thiết bị giảm 8,5%; vải giảm 7,5%; chất dẻo giảm 10,2%; sắt thép giảm 5,2%...

Tính chung 11 tháng qua, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đã đạt 75,4 tỷ USD, tăng 38,4% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 48,9 tỷ USD, tăng 40%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 26,5 tỷ USD, tăng 35,6%.

Từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt cao nhất với 12,6 tỷ USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ; xăng dầu đạt 10,6 tỷ USD, tăng 58,3% (giá xăng dầu tăng 53,5%); sắt thép đạt 6,4 tỷ USD, tăng 46,3% (giá phôi thép tăng 45,8%); vải đạt 4,2 tỷ USD, tăng 15%; điện tử - máy tính và linh kiến đạt 3,4 tỷ USD, tăng 28,1%; nguyên phụ liệu dệt may da đạt 2,2 tỷ USD, tăng 13,3%; phân bón đạt 1,5 tỷ USD, tăng 69,7% (giá phân bón tăng 94,2%).(Nguồn: TBKT, 27/11)

Nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với 4 vấn đề căn bản

Bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, 9 tháng đầu năm 2008 đã có 43.954 doanh nghiệp (DN) đăng ký kinh doanh, tổng vốn đăng ký 335.601 tỷ đồng, tăng 26% về số DN và 27% số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2007. Đầu tư tư nhân trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng nhanh, trở thành nguồn tạo công ăn việc làm chủ yếu cho nền kinh tế, trong khi kinh tế nhà nước ngày càng giảm tỷ trọng trong GDP. Đánh giá mới đây của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho thấy, nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với 4 vấn đề căn bản.

Thứ nhất, mặc dù số lượng và vốn đầu tư của DN tăng đáng kể, song quy mô của DN vẫn còn nhỏ và tăng trưởng chậm. Theo thống kê của CIEM, Việt Nam hiện có tới 80% DN có vốn dưới 5 tỷ đồng. Ông Nguyễn Đình Cung, Trưởng ban Kinh tế vĩ mô, CIEM cho hay, số DN có vốn từ 500 tỷ đồng trở lên chỉ có vài trăm, nên khi thống kê theo tỷ trọng, những DN này không xuất hiện trong bảng đánh giá. Yếu về quy mô, những chỉ số khác đều cho thấy, DN Việt Nam còn phải phấn đấu nhiều, tăng trưởng tài sản DN đạt tốc độ trung bình 18,2%/năm, tăng trưởng vốn chủ sở hữu khiêm tốn hơn với 14,7%/năm, tăng trưởng về doanh thu đạt 17,5%/năm, còn tăng trưởng về lợi nhuận chỉ đạt 13%/năm.

Điểm lưu ý thứ hai là vốn đầu tư phân bố ngày càng không đồng đều giữa các vùng, chủ yếu tập trung ở Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ; số DN tính trên đầu dân số thấp xa so với các nước khác. Cụ thể, tính trên 10.000 người dân, Việt Nam có 15 DN, trong khi Thái Lan có tới 136 DN, Philippines là 100 DN và những nền kinh tế phát triển trong khu vực như Singapore thì có tới 321 DN. Một vấn đề không thể xem thường, theo các chuyên gia, là vốn FDI tăng đột biến, nhiều dự án quy mô lớn nhưng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Nếu như những năm trước, vốn FDI đổ mạnh vào công nghiệp chế biến thì năm 2008, có tới 90 - 91% rót vào lĩnh vực bất động sản, dầu khí và công nghiệp nặng (sắt, thép). Cơ cấu vốn đầu tư đã có thay đổi căn bản, ẩn sau đó là nguy cơ thổi phồng về vốn và lợi nhuận; nguy cơ yêu cầu quá lớn về nguồn cung cấp năng lượng, tài nguyên thiên nhiên, đất đai; gây ô nhiễm môi trường; không phù hợp với quy hoạch phát triển lâu dài; nguy cơ sử dụng công nghệ lạc hậu; rủi ro thiếu hụt ngoại tệ và rủi ro tỷ giá trong tương lai.

Một điểm yếu khác có thể thấy rõ là khả năng hấp thụ, tích tụ vốn để phát triển kém. DNNN "đóng" không thu hút vốn từ bên ngoài, trừ cổ phần hoá (CPH) bằng cách huy động thêm vốn. Ví dụ, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) luôn đòi tăng giá điện để lấy vốn, mà ít bàn huy động vốn từ các nhà đầu tư khác. CPH cũng không

hút được vốn từ bên ngoài (trừ CPH lần đầu bằng cách huy động thêm vốn) do đại diện chủ sở hữu "khóa" tất cả các sáng kiến, đề nghị huy động thêm vốn. Bên cạnh đó, mô hình tập đoàn, tổng công ty theo hình kim tự tháp đã làm hạn chế việc huy động vốn bên ngoài. DN của tư nhân vẫn chuộng phương thức "gia đình trị", chưa muốn và chưa chào đón sự xâm nhập của nhà đầu tư bên ngoài. DN FDI cũng tương tự, phụ thuộc vào chỉ huy tập trung từ công ty mẹ, không có cơ hội để người ngoài xâm nhập.

Đề cập đến khung pháp lý, các chuyên gia đánh giá, sau 2 năm thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư, không ít khiếm khuyết chưa khắc phục được, đặc biệt là điểm yếu của luật về bảo vệ nhà đầu tư. Thủ tục hành chính về đầu tư xây dựng vẫn còn phức tạp, phiền hà và tốn kém, hạn chế khả năng huy động, sử dụng vốn và phát triển của DN. Luật thì chung, nhưng mỗi địa phương lại ban hành quy định riêng, thủ tục đầu tư xây dựng ở các tỉnh khác nhau, không giống nhau; còn phức tạp, phiền hà kéo dài tới hàng trăm ngày. "Hàng chục thủ tục nhánh, hàng trăm thủ tục cành, lá cành gẫy đi, mầm non mọc tiếp", ông Cung so sánh.

Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp lấy ví dụ về quy trình tiếp cận đất đai và đăng ký đầu tư tại Thừa Thiên - Huế cho thấy, có hơn 60 loại giấy tờ khác nhau nhà đầu tư cần phải nộp; giấy tờ chứng minh tư cách pháp lý của nhà đầu tư, báo cáo nghiên cứu khả thi dự án, giải trình kinh tế kỹ thuật… phải nộp nhiều lần ở các cơ quan khác nhau; giấy phép cùng một cơ quan ban hành vẫn phải nộp lại cho cơ quan đó cho quy trình khác…

Nhằm cải tiến hơn nữa môi trường kinh doanh Việt Nam, Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp kiến nghị, cần nghiên cứu, soạn thảo quy trình tổng hợp về thủ tục hành chính trong đăng ký, thẩm tra đầu tư, cấp đất, giao đất hoặc thuê đất, cấp giấy phép xây dựng… áp dụng thống nhất trên phạm vi cả nước, khắc phục tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo, trùng lặp và thực hiện khác nhau ở các địa phương như hiện nay. Đồng thời, đánh giá và kiến nghị bãi

bỏ các quy định về điều kiện kinh doanh không còn hợp lý; bổ sung, sửa đổi và đơn giản hóa các điều kiện kinh doanh chưa thân thiện với người thực hiện và đối tượng áp dụng. Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành thông tư, quyết định ở các bộ, nhất là các thông tư, quyết định tác động hoặc liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh và quyền, lợi ích của người dân, DN.(Nguồn: ĐTCK, 22/11)

Mục tiêu lạm phát 2009 sẽ thấp hơn 2008 và ở mức trên 15%

Bộ trưởng Kế hoạch Đầu tư Võ Hồng Phúc cho rằng con số lạm phát dự báo đưa ra Quốc hội là 24% cả năm 2008, nhưng khả năng chỉ số tiêu dùng CPI đến cuối năm chỉ khoảng 22%. Vì vậy, mục tiêu lạm phát 2009 sẽ thấp hơn 2008 và ở mức trên 15%.

Phát biểu tại hội nghị phân giao kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2009 được Quốc hội thông qua tới 63 tỉnh, thành phố trên cả nước, do Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức ngày 21/11, tại Hà Nội, Bộ trưởng cho rằng về mục tiêu chống suy giảm kinh tế, việc kích cầu đầu tư trước hết là kích cầu vào xây dựng, đưa tiền ra để tiêu thụ hết vật liệu xây dựng, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Theo Bộ trưởng, kích cầu đầu tư còn là từ việc giải ngân nhanh các nguồn vốn; từ vốn ngân sách đầu tư cho xây dựng cơ bản, trái phiếu chính phủ, vốn ODA, FDI. Từ địa phương đến Trung ương sẽ phải cố gắng giải ngân tối đa. Bên cạnh đó là khuyến khích đầu tư từ các nhà đầu tư tư nhân, xem xét giảm lãi suất thế nào cho hợp lý để tăng đầu tư từ phía các doanh nghiệp.

Theo đánh giá của hội nghị, với khả năng thực hiện kế hoạch năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 6,7% thì mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng đạt 6,5% trong 2009 là một cố gắng và phải rất quyết tâm,

nhất là trước sự tác động tiêu cực của nền kinh tế thế giới cùng với những khó khăn nội tại của nền kinh tế.

Bên cạnh bàn thảo về duy trì tốc độ tăng trưởng một cách hợp lý, các cân đối vĩ mô, nhiều tham luận đã tập trung vào các vấn đề: tình hình phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2008, định hướng và giải pháp năm 2009; thu hút và giải ngân nguồn vốn ODA năm 2008 và định hướng năm 2009; đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam và đầu tư Việt Nam ra nước ngoài...(Nguồn: TTX, 22/11)

NHNN: thời suy thoái, ngân hàng và tiền tệ trong nước vẫn ổn định

Hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước ổn định, phản ứng khá tích cực đối với các giải pháp điều hành chính sách tiền tệ của NHNN trong bối cảnh kinh tế nhiều nước phát triển bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái và cuộc khủng hoảng tài chính còn diễn biến phức tạp. Đó là thông tin được Vụ Chính sách tiền tệ - NHNN đưa ra trong báo cáo nhanh về tình hình kinh tế và thị trường tài chính thế giới trong thời gian từ ngày 13/11 - 20/11/2008.

Vụ Chính sách tiền tệ cho biết, trong thời gian từ ngày 13/11 - 20/11/2008 theo giờ Việt Nam, tình hình kinh tế thế giới nói chung và cuộc khủng hoảng tài chính, tín dụng thế giới nói riêng có những diễn biến đáng chú ý sau:

- Kinh tế một số nước phát triển bắt đầu bước vào thời kỳ suy thoái. Đức đã lâm vào tình trạng suy thoái nghiêm trọng nhất trong 12 năm qua với GDP trong quý III giảm 0,5% so với quý II (quý II đã giảm 0,4% so với quý I). GDP của Nhật Bản quý III giảm 0,1% so với quý II (quý II đã giảm 0,3% so với quý I) và giảm 0,4% so với quý III/2007 chủ yếu do xuất khẩu giảm và các doanh nghiệp cắt giảm đầu tư. Các quan chức của Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED)

cũng dự báo rằng kinh tế Mỹ có thể bị suy giảm cho tới giữa năm 2009.

- Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ tháng 10 giảm 1%, mức giảm cao nhất kể từ năm 1947, khiến FED lo ngại tình trạng giảm phát có thể xuất hiện làm cho nền kinh tế Mỹ bị suy thoái trầm trọng hơn. Chỉ số giá sản xuất của Mỹ cũng giảm tới 2,8% trong tháng 10 (tháng 8 giảm 0,9%, tháng 9 giảm 0,4%) do sự sụt giảm mạnh của giá dầu. Theo ông Donald Kohn, Phó Chủ tịch FED, mặc dù khả năng xảy ra giảm phát là chưa lớn, nhưng FED sẽ thực hiện chính sách tiền tệ quyết liệt để ngăn chặn nguy cơ giảm phát.

- Tính từ đầu năm đến nay, FED đã cung ứng khoảng 1.300 tỷ USD vào thị trường tiền tệ để ổn định thị trường do những tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính. Việc FED cung ứng tiền với khối lượng lớn trên thị trường tiền tệ đã làm lãi suất thực tế trên thị trường liên ngân hàng thấp hơn nhiều so với lãi suất định hướng liên ngân hàng của FED, cụ thể lãi suất thực tế trên thị trường liên ngân hàng Mỹ bình quân từ ngày 29/10 đến nay ở mức khoảng 0,29%/năm, trong khi lãi suất định hướng liên ngân hàng là 1%/năm. Mặc dù FED đã thực hiện các biện pháp để tạo điều kiện cho các NHTM thực hiện cho vay lẫn nhau, nhưng lượng tiền gửi vượt dự trữ bắt buộc của các ngân hàng tại FED tăng mạnh từ mức 2 tỷ USD trong tháng 8/2008 lên tới 363,6 tỷ USD tháng 10/2008. - Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản để trở thành nước nắm giữ các Trái phiếu Chính phủ Mỹ lớn nhất thế giới. Trong 6 tháng gần đây, Trung Quốc luôn là nước mua ròng Trái phiếu Chính phủ Mỹ, trong khi Nhật Bản thường là nước bán ròng. Tính đến tháng 9/2008, Trung Quốc nắm giữ khoảng 600 tỷ USD, trong khi Nhật Bản giảm xuống còn khoảng 573 tỷ USD (mức cao nhất mà Nhật Bản nắm giữ là 700 tỷ USD vào tháng 8/2004).

- Uỷ ban châu Âu đang làm việc với 27 nước thành viên để thực hiện gói hỗ trợ phát triển kinh tế trị giá 164 tỷ USD. Theo dự thảo kế hoạch, mỗi nước thành viên sử dụng 1% GDP của mình để tài trợ cho gói hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

- Thị trường chứng khoán thế giới từ ngày 13/11 đến ngày 20/11 có xu hướng giảm, chỉ số chứng khoán Dow Jones của Mỹ giảm 3,45% xuống còn 7.997 điểm, chỉ số FTSE 100 của Anh giảm 4,22% xuống còn 4.005 điểm, tuy nhiên chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản tăng 4,86% lên 8.273 điểm.

- Đồng USD có biến động so với với một số đồng tiền mạnh, tăng 2,62% so với đồng EURO, giảm 2,4% so với JPY, giảm 0,462% so với GBP và ổn định so với CNY. Giá vàng thế giới tăng nhẹ 0,35%, chiều qua (20/11) là 739 USD/ounce. Giá dầu thô có xu hướng giảm, đến ngày 20/11 giảm 8% xuống còn 53,6 USD/thùng.

- Lãi suất đồng USD trên các thị trường liên ngân hàng có xu hướng tăng, lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng USD tăng từ 0,3825%/năm lên 0,4375%/năm, lãi suất Sibor tăng từ 0,2766%/năm lên 0,345%/năm; lãi suất Libor kỳ hạn qua đêm của đồng EURO giảm từ 3,1687%/năm xuống 2,9337%/năm.

Đối với trong nước, theo Vụ Chính sách tiền tệ, hoạt động ngân hàng và thị trường tiền tệ trong nước ổn định. Ngày 20/11/2008, các NHTM đã công bố mức lãi suất bằng VND áp dụng từ ngày

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành (Trang 54 - 144)