Tháng đầu năm: Chứng khoán toàn cầu mất hơn 16.000 tỷ USD

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành (Trang 40 - 54)

USD

Ngày 3/11, Standard&Poor (S&P) cho biết 52 thị trường chứng khoán trên thế giới đã mất 5.790 tỷ USD trong tháng 10 năm nay, đưa tổng thiệt hại trong 10 tháng qua lên con số 16.220 tỷ USD. Trước đó, trong tháng 9, các thị trường này cũng đã mất 4.000 tỷ USD.

Tháng 10, các thị trường chứng khoán Mỹ đã thiệt hại 2.270 tỷ USD, chiếm gần 40% tổng thiệt hại của các thị trường chứng khoán thế giới, chỉ số chứng khoán đã giảm 18%, so với mức giảm trung bình của thế giới là 20,7%.(Nguồn: TTX, 4/11)

Mỹ chứng kiến ngân hàng thứ 17 bị đóng cửa trong năm 2008

Các cơ quan chức năng Mỹ vừa đóng cửa thêm một ngân hàng nữa ở bang Florida, nâng tổng số ngân hàng bán lẻ bị giải thể ở nước này từ đầu năm tới nay lên con số 17.

Theo sắp xếp của Tập đoàn Bảo hiểm Tiền gửi Liên bang Mỹ (FDIC), Ngân hàng Fifth Third Bankcorp - một ngân hàng vừa nhận tiền cứu trợ từ Bộ Tài chính Mỹ theo kế hoạch giải cứu 700 tỷ USD cho ngành tài chính của nước này - sẽ mua lại ngân hàng bị giải thể nói trên.

Theo FDIC, ngân hàng bị giải thể lần này có tên Freedom Bank, trụ sở tại Bradenton, bang Florida, có tổng tài sản 287 triệu USD và 254 triệu USD tiền gửi của khách hàng.

Giống như hầu hết các vụ giải thể ngân hàng khác ở Mỹ thời gian qua, lý do đổ vỡ của Freedom Bank cũng là cuộc khủng hoảng địa ốc và tài chính, khiến những ngân hàng dính líu tới hoạt động cho vay địa ốc thiệt hại nặng.

FDIC cho biết, ngoài việc tiếp quản toàn bộ lượng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng trong ngân hàng Freedom, Ngân hàng Fifth Third sẽ mua lại lượng tài sản trị giá 36 triệu USD của ngân hàng này. Số tài sản còn lại của Ngân hàng Freedom, chủ yếu là các khoản cho vay, sẽ do FDIC nắm giữ để bán lại sau. Tính tới ngày 30/6 vừa qua, Freedom có tổng số tiền đã cho khách hàng vay là 214 triệu USD. Là ngân hàng có trụ sở tại Grand Rapids, bang Michigan, với 1.300 chi nhánh tại 12 bang ở Mỹ, Ngân hàng Fifth Third Bank vừa nhận được 3,5 tỷ USD tiền cứu trợ từ Chính phủ. Fifth Third là ngân hàng bán lẻ thứ hai ở Mỹ trong vòng một tuần trở lại đây công bố kế hoạch mua lại sau khi nhận được tiền cứu trợ từ Chính phủ.

Thứ Sáu tuần trước, Ngân hàng PNC của Mỹ công bố sẽ mua lại Ngân hàng National City có trụ sở ở bang Cleveland với giá khoảng 5,6 tỷ USD. Vụ mua lại này sẽ tạo ra ngân hàng bán lẻ lớn thứ 5 ở Mỹ, với tổng số tiền gửi tiết kiệm của khách hàng lên tới 180 tỷ USD.

Nằm trong danh sách các ngân hàng được Chính phủ bơm tiền, PNC sẽ nhận được 7,7 tỷ USD từ Bộ Tài chính. Về phần mình, National City là ngân hàng thương mại thứ 16 của Mỹ “biến mất” trong năm. Việc các ngân hàng được nhận tiền cứu trợ sử dụng số tiền cứu trợ để thực hiện các vụ mua lại khiến Chính phủ Mỹ không hài lòng, vì

Chính phủ Mỹ vẫn muốn các ngân hàng sử dụng tiền này vào việc cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng để vực dậy nền kinh tế suy yếu.

Tuân thủ yêu cầu của Chính phủ, ngân hàng lớn nhất nước Mỹ xét về giá trị thị trường là JPMorgan Chase, vừa tuyên bố sẽ điều chỉnh lãi suất và cả tiền gốc của nhiều khoản vay địa ốc để ngăn chặn việc phải tịch biên nhà của người vay tiền. Cách đây 2 tuần, JPMorgan Chase được Bộ Tài chính Mỹ bơm số tiền lên tới 25 tỷ USD. Hiện JPMorgan Chase đang nắm giữ số khoản vay địa ốc “có vấn đề” lên tới 110 tỷ USD.

Để hỗ trợ người vay tiền mua nhà ở Mỹ, Chủ tịch FDIC Sheila Blair đang lên kế hoạch sử dụng khoảng 50 tỷ USD trong số tiền 700 tỷ USD của kế hoạch giải cứu để bảo lãnh cho các khoản vay địa ốc, giúp người vay tiền khỏi mất nhà.

FDIC cho biết, vụ đóng cửa ngân hàng Freedom Bank này sẽ khiến quỹ bảo hiểm tiền gửi của FDIC tốn từ 80 - 104 triệu USD. “Việc Fifth Third mua lại toàn bộ lượng tiền gửi của khách hàng trong Freedom là giải pháp ít tốn kém nhất đối với quỹ bảo hiểm tiền gửi”, FDIC cho biết.

Được biến, toàn bộ 4 chi nhánh của Freedom Bank sẽ mở cửa trở lại vào thứ Hai tuần tới, với tư cách là các chi nhánh của Fifth Third. Tất cả các tài khoản của khách hàng trong Freedom Bank sẽ được tự động chuyển sang ngân hàng mới và tiếp tục được FDIC bảo hiểm. Giống như trong các vụ đóng cửa ngân hàng khác ở Mỹ có sự sắp xếp của FDIC, không một khách hàng gửi tiết kiệm nào trong Freedom Bank bị mất đồng nào trong tài khoản tiền gửi tiết kiệm của họ. Các khách hàng của hai ngân hàng vẫn có thể tiến hành các giao dịch như bình thường như viết séc, sử dụng ATM, thẻ ghi nợ… trong thời gian cuối tuần.(Nguồn: TBKT, 3/11)

TÁC ĐỘNG TỚI KINH TẾ VIỆT NAM

Việt Nam không nằm ngoài vòng xoáy khủng hoảng

Hội thảo "Kinh tế VN trước cuộc khủng hoảng toàn cầu" do Báo Đầu tư và Hội DN trẻ Hà Nội tổ chức đã diễn ra tại TPHCM ngày 18/11. Nhiều nhà kinh tế phản bác ý kiến cho rằng, VN chỉ chịu tác động gián tiếp từ cuộc khủng hoảng.

Hậu quả sẽ rất nặng nề nếu VN chưa nhận định đúng tình hình và đề ra các giải pháp hữu hiệu.

Không nằm ngoài vòng xoáy

Theo GS-TS Nguyễn Mại, cần đánh giá đúng tác động của cuộc khủng hoảng đối với VN, không nên và không được phép đưa ra những nhận xét thiếu tính khoa học, cho rằng tác động "không lớn lắm", nhằm trấn an dư luận.

Trong đợt khủng hoảng tiền tệ khu vực 1997, chúng ta cũng từng đánh giá VN nằm ngoài vòng xoáy, do đó không chủ động đề ra giải pháp hữu hiệu, hậu quả nặng nề là tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm sút trong 5 năm, từ 1998-2004.

VN cần xem xét khách quan tình hình đất nước, trong đó có hoạt động tín dụng NH, nhất là những khoản tín dụng đối với thị trường nhà đất đang có dấu hiệu bất ổn, hậu quả khó lường.

Trong khi chưa thoát khỏi tình trạng lạm phát cao và tăng trưởng giảm thì cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ như một đòn thứ hai giáng vào nền kinh tế nước ta. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK từ tháng 9 bị giảm, nhất là XK sang Mỹ. Nhiều DN vốn đã gặp khó khăn do chi phí vay vốn cao quá mức bình thường, nay lại đối đầu với cuộc khủng hoảng. Hệ thống NH đứng trước nguy cơ tiền ẩn lớn.

Môi trường đầu tư đang xấu đi do 2 yếu tố: Về kinh tế thì tăng trưởng đang giảm, lạm phát cao, XK giảm, thu nhập thực tế của khá đông dân cư bị giảm, tiêu dùng trong nước thu hẹp... Về xã hội, hàng nghìn người LĐ mất việc, chưa năm nào đình công xảy ra nhiều như năm nay.

GS-TS Nguyễn Mại cho rằng, vốn FDI và VN sắp tới sẽ giảm. Trước trạng thái mới của thị trường thế giới, các NĐTNN sẽ phải đánh giá lại chiến lược của họ. Nhiều dự án đã cấp phép sẽ dãn tiến độ, thu hẹp quy mô hoặc không thực hiện được.

Mối lo từ các tập đoàn

GS-TS Nguyễn Ngọc Thơ cũng đánh giá rằng, tác động của cuộc khủng hoảng đối với VN là trực tiếp chứ không phải là gián tiếp. Nợ nần, thâm hụt ngân sách và thâm hụt mậu dịch là những điều đầu tiên mà VN có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng tài chính.

Ông Thơ liên hệ tình trạng thiếu kiểm soát đối với các tập đoàn ở Mỹ - một nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng - với tình hình ở VN: "Các tập đoàn nhà nước VN tất nhiên cũng không là ngoại lệ, có điều mức độ nguy hiểm hơn nhiều, do mọi người vẫn hoàn toàn thiếu thông tin về hoạt động của các tập đoàn".

Trong kỳ họp Quốc hội vừa rồi, một đại biểu công bố dữ liệu tỉ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu rất cao ở các DNNN: Lilama vay gấp 21 lần trên vốn chủ sở hữu, Vinashin 22 lần... Nhà nước tiếp tục bơm vốn cho các tập đoàn, trong khi các DNVVN khó tiếp cận nguồn vốn. "Chừng nào các tập đoàn VN chưa chính thức được kiểm toán quốc tế và công khai cho người đóng thuế biết tiền của mình sử dụng ra sao, thì chừng đó những hậu quả khó lường có thể xảy ra, nếu như

chạm phải chỉ một cơn bão nhẹ từ cuộc khủng hoảng..." - ông Thơ cho biết.

ĐTNN trên TTCK không giảm?

Ông Lê Hải Trà, Uỷ viên thường trực HoSE, nhận xét: Các DN đang đứng trước nhiều thách thức do cầu hàng hoá, dịch vụ giảm, XK gặp khó khăn. Có những Cty niêm yết lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm rất "đẹp", nhưng đến cuối năm thì thành tựu đó bị đổ vỡ do tồn kho. Khó khăn của DN tăng rõ vào cuối năm do chính sách thắt chặt tiền tệ.

Tuy nhiên, ông Trà cho rằng vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trên TTCK chưa có dấu hiệu giảm sút, NĐT chưa rút vốn và sắp tới ít có khả năng rút vốn khỏi VN. Tỉ trọng đầu tư vào VN còn quá nhỏ, không cần thiết phải rút để bù đắp cho các thị trường khác. Các quỹ đầu tư vào VN là quỹ đóng, không được rút để chuyển sang thị trường khác. Triển vọng tăng trưởng kinh tế VN, cũng như các nền kinh tế mới nổi, vẫn được đánh giá tốt. Kinh tế Mỹ và các nước phát triển sẽ mất nhiều thời gian phục hồi, trong khi VN có cơ hội tăng trưởng nhanh hơn.(Nguồn: LĐ)

Thủ tướng: Việt Nam sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong năm 2009

Tối 20/11, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm việc với lãnh đạo chủ chốt Bộ Công thương và các tập đoàn, tổng công ty trực thuộc bộ. Sau khi nghe báo cáo, Thủ tướng nêu bật những thuận lợi và khó khăn của đất nước trước bối cảnh nền kinh tế toàn cầu có nhiều biến động khó lường tác động tiêu cực vào nền kinh tế nước ta.

Thủ tướng đánh giá cao đóng góp của ngành công thương và yêu cầu ngành cần khắc phục những hạn chế, đảm bảo cân đối hàng hóa, kiểm soát giá cả, phấn đấu đạt giá trị sản xuất công nghiệp tăng 15-

16%, mở rộng thị trường xuất khẩu và thị trường bán lẻ trong nước...

Về kế hoạch năm 2009, Thủ tướng Chính phủ nhận định đây là năm gặp rất nhiều khó khăn thách thức bởi vì theo dự báo, nền kinh tế thế giới tiếp tục suy giảm dẫn đến giá cả giảm, tác động trực tiếp đến xuất khẩu, đầu tư nước ngoài, du lịch... nước ta giảm theo.

Do vậy các doanh nghiệp phải thấy hết được khó khăn để chủ động đẩy mạnh sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ. Ngành công thương phải tìm mọi cách để duy trì sản xuất, đảm bảo việc làm và thu nhập cho người lao động. Cần tính toán cơ chế chính sách cho phù hợp với điều kiện thực tiễn của đất nước để rà soát lại các dự án đầu tư, vừa giải quyết việc làm vừa kích cầu, đồng thời mở rộng thị trường trong nước và xuất khẩu, nhất là các thị trường có lợi thế như Trung Quốc, Nhật Bản, Nga, ASEAN...

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định, Chính phủ sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu (giảm thuế và lãi suất, cải cách hành chính) nhưng đồng thời các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải nỗ lực khắc phục mọi khó khăn nhằm đẩy mạnh sản xuất đầu tư và kinh doanh có hiệu quả, đóng góp lớn vào phát triển kinh tế xã hội của đất nước.(Nguồn: TTX, 21/11)

Đề nghị lùi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đến 1/7

Năm 2009, nghiên cứu giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 25%, giảm 30% thuế thu nhập cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, lùi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đến 1/7 mới thực hiện, các công trình danh mục trái phiếu đường nông thôn, trường học, bệnh xá cho phép đầu tư hoàn thành đúng tiến độ kéo dài chỉ tiêu Chính phủ làm tiếp trong năm, hạ lãi suất ngân hàng xuống dưới 10%...

Đây là nội dung được các thành viên Chính phủ đề nghị trong cuộc họp Thường trực Chính phủ bàn về các giải pháp khắc phục suy giảm, phục hồi đà tăng trưởng kinh tế của đất nước ngày 27/11.

Năm 2009, nghiên cứu giảm thuế thu nhập DN xuống 25%, giảm 30% thuế thu nhập cho DNVVN, lùi thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân đến 1/7/2009.

Tại cuộc họp, các thành viên Chính phủ đều cho rằng, tình hình kinh tế thế giới đang trên đà suy giảm nghiêm trọng, nhất là các quốc gia lớn như Hoa Kỳ, Nhật Bản…đang triển khai các gói giải pháp mà chủ yếu là đưa các nguồn tiền để cứu nền kinh tế.

Đối với nước ta dấu hiệu suy giảm đã rõ, tác động trực tiếp đến sản xuất kinh doanh, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, đầu tư và việc làm của người lao động. Các thành viên Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa suy giảm và coi đây là mục tiêu hàng đầu cho năm 2009.

Theo đó, Chính phủ cần thực hiện 2 nhóm giải pháp chính là kích cầu đầu tư, tiêu dùng và thúc đẩy sản xuất kinh doanh, xuất khẩu. Trước mắt, tập trung đầu tư các công trình phục vụ cho phát triển kinh tế và giải ngân nhanh các nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho y tế, giáo dục, nhà ở cho người nghèo và tháo gỡ về thủ tục, vốn, lãi suất, giảm và giãn nợ thuế cho các doanh nghiệp.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, nhất là các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và hỗ trợ phục hồi sản xuất nông nghiệp...

Kết luận buổi làm việc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, kinh tế thế giới suy giảm, trong đó một số chuyển sang suy thoái đã tác động tiêu cực, gây khó khăn cho kinh tế nước ta như: giá trị sản xuất công nghiệp giảm, xuất khẩu 3 tháng giảm liên tục, dịch vụ (du lịch, vận tải, xây dựng tổng mức luân chuyển hàng hóa, nông

nghiệp.. giảm rõ rệt), thu ngân sách giảm… chiều hướng hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế tiếp tục suy giảm, ảnh hưởng lớn đến thu nhập và đời sống của người dân.

Tình hình này đặt ra cho Chính phủ là phải tập trung mọi nỗ lực để ngăn chặn suy giảm kinh tế, ngăn chặn đình trệ của sản xuất kinh doanh có như vậy mới duy trì được tăng trưởng, Thủ tướng nhấn mạnh. Đây là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của Chính phủ trong tháng 12 và cả năm 2009.

Để ngăn chặn suy giảm kinh tế, Thủ tướng đã nêu bật 5 nhóm giải pháp đó là: Các giải pháp thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu ( vốn, thị trường, tỷ giá, thuế, cơ cấu…), kích cầu đầu tư và tiêu dùng ( đầu tư nhà nước và doanh nghiệp), thực hiện các chính sách tài chính và tiền tệ (tỷ suất, lãi , cơ cấu lại nợ, các chính sách thuế), các chính sách an sinh xã hội ( bảo hiểm thất nghiệp, triển khai hỗ trợ 61 huyện nghèo và các vùng bị thiên tai…), tổ chức điều hành và can thiêp của nhà nước ( dự báo nắm chắc tình hình, các thủ tục (đầu tư XDCB, nhất là đất đai, hoàn thuế).

Trên tinh thần này, Thủ tướng đề nghị Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước xây dựng phương án trình Chính phủ quyết định về miễn, giảm và giãn thuế cho doanh nghiệp, tiếp tục giảm lãi suất, điều hành tỷ giá, dự trữ và quĩ hỗ trợ…

Tập trung kích cầu đầu tư nhà nước vào các công trình quan trọng và đầu tư nhà ở cho người nghèo, đồng thời hoàn thiện các văn bản pháp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là các doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp và thu hút nhiều lao động.

Một phần của tài liệu Khủng hoảng tài chính và tác động tới Việt Nam, tác động tới các ngành (Trang 40 - 54)

w