Các yếu tố chính trị – pháp luật

Một phần của tài liệu 81 Chiến lược phát triển của trường Cao đẳng Tài chính hải quan( 2007 – 2015 ) (Trang 40 - 41)

Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội nước ta đến năm 2020 đề cập rất rõ nét vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự thịnh vượng của quốc gia, của dân tộc. Đảng và nhà nước luôn coi giáo dục và đào tạo là quốc sách, là động lực cho sự phát triển. Ngày 2/11/2005 Chính phủ đã có Nghị quyết 14-2005/NQ-CP về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010, Nghị quyết này nhấn mạnh mục tiêu “đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng, hiệu quả và quy mô, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế và nhu cầu học tập của nhân dân” và mục tiêu “ mở rộng qui mô đào tạo, đạt 200 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2010 và 450 sinh viên trên 10.000 dân vào năm 2020”.Là một cơ sở đào tạo chuyên ngành của Bộ Tài chính, trường đứng trước một cơ hội to lớn để phát triển thành một trường đại học có chất lượng đào tạo cao, sánh ngang với các trường trong khu vực.

Về phía nhà trường, quá trình hình thành và phát triển luôn nhận được sự chỉ đạo kịp thời và sâu sắc từ phía lãnh đạo Bộ, các vụ chức năng của Bộ Tài chính và

các cơ quan chức năng khác. Có thể coi đây là thuận lợi lớn nhất của nhà trường trên con đường phát triển.

Với chủ trương của Đảng và Nhà nước về xã hội hóa giáo dục, các thành phố lớn nói chung và TP.Hồ Chí Minh nói riêng là nơi tập trung của nhiều loại hình đào tạo (công lập và tư thục, trong và ngoài nước), nhiều cơ sở đào tạo khối ngành kinh tế – quản trị kinh doanh trên địa bàn, tạo nên sự cạnh tranh gay gắt hơn cho hoạt động đào tạo của trường.

Một phần của tài liệu 81 Chiến lược phát triển của trường Cao đẳng Tài chính hải quan( 2007 – 2015 ) (Trang 40 - 41)