Mạch đảo chiều động cơ:

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - THIẾT KẾ BỘ PID SỐ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ DC pot (Trang 44 - 45)

P2.3 J1 CON2 1 2 R11 2K7 Q2 2SC1815

MACH DAO CHIEU DONG CO

D3 D4 LS1 RELAY DPDT 3 4 5 6 8 7 1 2 12V F E T R13 1K C1 104

Để điều khiển chiều quay của động cơ điện 1 chiều, ta có thể dùng mạch cầu H, hoặc có thể dùng Relay. Vì dùng relay chi phí thấp hơn nên trong đồ án này chúng tôi đã lựa chọn giải pháp này. Nguyên lý của mạch này đơn giản như sau:

Khi chân P2.3 ở mức thấp, BJT Q2 tắt, tiếp điểm 3 nối đến 4, tiếp điểm 6 nối đến 8, khi đó Vcc nối tới chân 2 của CON2, cực D của FET nối tới chân 2 của CON2 động cơ chạy theo chiều thuận(chiều quy ước). Khi có tín hiệu kích 5V tại chân P2.3, BJT Q2 dẫn, tiếp điểm 3 nối đến 5, tiếp điểm 6 nối đến 7, lúc đó nguồn cung cấp cho động cơ đảo ngược so với trường hợp trên, do đó động cơ quay theo chiều ngược lại.

Ta tính chọn với dòng cực đại qua động cơ là 5A, Chọn Relay 10A. Công suất của relay 530mW, -> dòng qua relay 0.530/12 = 44mA. Công suất tổn hao trên BJT Q2 chủ yếu là công suất dẫn: P = Vcesat xIcsat = 0.25x44mA = 11mW.

Vậy chọn BJT 2SC1815 có: Ic = 150mA, Vce = 50V, công suất 400mW, hfemin = 70.

Để BJT dẫn bảo hòa thì Ibmin = Ic/hfemin = 44/70 = 0.63mA. Chọn dòng qua R13 khoảng 0.7mA, => R13 = 0.7V/0.7mA = 1k. Chọn dòng Ib ~ 1.5Ibmin => chọn Ib = 1mA

Dòng qua R11 = Ib + IR13 = 1.7mA

R11 = (5V-0.7V)/1.7 = 2.53k =>chọn R11 = 2k2.

Một phần của tài liệu Đồ án tốt nghiệp - Phân tích thiết kế hệ thống - THIẾT KẾ BỘ PID SỐ ĐIỀU KHIỂN TỐC ĐỘ ĐỘNG CƠ DC pot (Trang 44 - 45)