Mục tiêu Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty

Một phần của tài liệu 15 Một số giải pháp hoàn thiện Marketing Xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May 10 (Trang 79)

1. Mục tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2015 và năm 2020

Mục tiêu chung của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn 2008 đến

2015 là trở thành ngành mũi nhọn, đứng đầu về kim ngạch xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động, giữ vững thị trường truyền thống đồng thời mở rộng ra nhiều thị trường tiềm năng khác trong khu vực cũng như trên thế giới sau khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO.

Mục tiêu cụ thể:

Tốc độ tăng trưởng Giai đoạn 2008-2010 Giai đoạn 2011- 2020 - Tăng trưởng sản xuất 16 – 18% 12 -14% - Tăng trưởng xuất khẩu 20% 15%

- Doanh thu toàn ngành đến năm 2010 đạt 14,8 tỷ USD và năm 2015 đạt 22,5 tỷ USD, trong đó xuất khẩu năm 2020 đạt 25 tỷ USD

Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam giai đoạn 2008 – 2015 là

lấy xuất khẩu làm mục tiêu phát triển, mở rộng thị trường xuất khẩu đồng thời phát triển tối đa thị trường nội địa:

Trước hết là thu hút, đa dạng hóa sở hữu và loại hình doanh nghiệp trong

ngành Dệt May. Mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước tích cực đầu tư vào ngành dệt may, trong đó chú trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp phụ trợ cho ngành như dệt nhuộm, sản xuất nguyên liệu bông xơ và sợi nhân tạo, sản xuất vải dệt thoi cho xuất khẩu hàng may mặc,…

Thứ hai là phát triển nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Số lượng lao

động toàn ngành năm 2010 sẽ là 2,5 triệu và năm 2020 sẽ là 3 triệu. Ngành dệt may chú trọng sử dụng nguồn lao động có chất lượng cao, mở các lớp đào tạo cho đội ngũ cán bộ thông qua đó tạo ra đội ngũ doanh nhân giỏi, công nhân lành nghề chuyên sâu.

Thứ ba là áp dụng các công nghệ mới, nguyên liệu mới để tạo ra các sản

Thứ tư là mở rộng thị trường dệt may cả trong và ngoài nước. Tổ chức

mạng lưới bán lẻ trong nước, chú trọng quảng bá thương hiệu sản phẩm cả trong và ngoài nước. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may cần tăng cường công tác tư vấn pháp luật thương mại quốc tế.

2. Mục tiêu Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty

Các mục tiêu Marketing xuất khẩu của công ty cụ thể là:

+ Tăng thị phần trên thị trường EU. Thị trường EU tuy là rất tiềm năng nhưng thị phần của công ty cổ phần May 10 hiện nay mới chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với thị phần của Trung Quốc, Bănglađet, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kì. Khả năng xuất khẩu của công ty khá lớn và có khả năng cạnh tranh được với sản phẩm của họ. Vì vậy, mục tiêu đến năm 2010, thị phần của công ty trên thị trường EU là 47% ngang bằng với thị trường Mỹ.

+ Mở rộng kênh phân phối và tăng các kênh phân phối trực tiếp sang thị trường EU. Trong thời gian tới, Công ty phấn đấu giảm các kênh phân phối thông qua trung gian nước ngoài và thiết lập quan hệ với các nhà bán buôn và bán lẻ tại thị trường EU.

+ Nâng cao giá trị thương hiệu công ty với khách hàng EU. Thương hiệu có giá trị rất lớn trong việc kinh doanh nhất là đối với các doanh nghiệp xuất khẩu. Thời gian qua thương hiệu May 10 chưa được khách hàng EU biết đến nhiều lắm. Nguyên nhân là công ty chủ yếu thực hiện hợp đồng gia công còn các hợp đồng xuất khẩu trực tiếp là rất ít. Công ty tăng giá trị thương hiệu tức là tăng lượng hàng hoá xuất khẩu sang thị trường EU và tăng thêm lợi nhuận.

+ Đa dạng hoá sản phẩm để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng phong phú về mặt hàng may mặc của khách hàng EU. Công ty sẽ tăng thêm nhiều mặt hàng khác bên cạnh các mặt hàng chủ lực như áo thun, áo ngủ, găng tay, …

+ Nâng cao chất lượng sản phẩm với chất lượng nguyên vật liệu cao và gắn với các qui định tiêu chuẩn chất lượng như hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, tiêu chuẩn môi trường ISO 14000 và tiêu chuẩn xã hội SA 8000. Sản phẩm của công ty phải luôn đáp ứng được đồng thời cả ba hệ thống tiêu chuẩn đó thì mới có thể xâm nhập và cạnh tranh được trên thị trường EU.

II. Giải pháp hoàn thiện Marketing xuất khẩu sang thị trường EU của công ty

1. Giải pháp đối với bộ phận nhân sự của công ty

Muốn thực hiện công tác Marketing hiệu quả công ty phải có đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi, có năng lực, có kinh nghiệm về thị trường EU. Hiện nay, công ty đã có ban Marketing riêng. Chức năng chủ yếu của ban này là tìm kiếm đối tác, tìm kiếm nhà cung cấp nguyên vật liệu và lập các chiến lược.

1.1 Tổ chức lại nhân sự để phát huy năng lực của các nhân viên trong Ban Marketing

Nhiệm vụ của Ban Marketing và Phòng kế hoạch kinh doanh trong công ty vẫn chưa được phân biệt một cách rõ ràng. Nhân viên của Phòng kế hoạch kinh doanh làm nhiệm vụ tìm kiếm đối tác và thực hiện hợp đồng. Trong khi đó, Ban Marketing chưa chú trọng đến công tác tìm hiểu đối tác, khách hàng, nhà cung cấp và lên kế hoạch cụ thể cho từng phân đoạn thị trường. Vì vậy, công ty trước mắt nên đầu tư vào công tác tổ chức Ban Marketing. Số lượng và chất lượng Ban Marketing còn chưa tương xứng với nhu cầu của thị trường xuất khẩu hàng may mặc của công ty.

Công ty nên có sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho từng bộ phận như sau:

- Bộ phận nghiên cứu và phát triển thị trường làm nhiệm vụ thu thập và xử lý thông tin, tìm kiếm khách hàng. Hiện nay, nhân lực của bộ phận này gồm có hai nhân viên. Hai nhân viên này làm nhiệm vụ thăm dò, nghiên cứu thị trường và dự báo các biến đổi của các thị trường, tìm kiếm đối tác. Tuy nhiên để phát huy khả năng của nhân viên thì mỗi thị trường nên có một cán bộ chuyên trách. Ví dụ như công ty có thể cử ba cán bộ phụ trách ba thị trường xuất khẩu chính là EU, Mỹ, Nhật Bản. Mỗi cán bộ chuyên trách sẽ thực hiện nhiệm vụ trên các thị trường mà mình được phân công, bao gồm việc phân tích cung cầu, biến động giá cả, xu hướng tiêu dùng của khách hàng, … Trên cơ sở thu thập và xử lý các thông tin về thị trường, các cán bộ phải tiến hành xây dựng các chiến lược và kế hoạch cụ thể.

- Bộ phận phụ trách đầu vào của công ty. Kết quả của chiến lược Marketing phải tính đến hiệu quả của các phương án kinh doanh, trong đó chú trọng đến việc tiết kiệm chi phí, tăng doanh thu và lợi nhuận. Nguyên vật liệu có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, giá thành và giá bán sản phẩm. Nhân

viên của bộ phận này có nhiệm vụ tìm kiếm các nhà cung cấp nguồn hàng có chất lượng tốt, giá rẻ. Công ty không chỉ sử dụng nguyên vật liệu của các nhà đặt gia công nước ngoài mà phải tìm kiếm các nguồn trong nước có chất lượng tốt và giá thấp. Vì vậy, công ty cần có hai cán bộ chuyên trách nghiên cứu thị trường đầu vào của công ty, thiết lập quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp có uy tín, thường xuyên dự báo các biến động giá cả của các yếu tố đầu vào, lên kế hoạch chi tiết về tình hình sử dụng nguyên vật liệu, xác định các tỷ lệ dự trữ một cách hợp lý, đảm bảo vật tư cho các kỳ kinh doanh của công ty.

- Bộ phận xây dựng chiến lược có sự phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác của ban Marketing. Bộ phận này gồm có các chuyên gia giỏi, thường xuyên đưa ra các ý tưởng kinh doanh, xây dựng các chiến lược và kế hoạch cụ thể. Bộ phận xây dựng chiến lược cùng với bộ phận nghiên cứu thị trường phân tích xử lý thông tin để đưa ra các chiến lược Marketing cụ thể. Các nhà nghiên cứu thị trường phải thường xuyên gửi các thông tin về cho ban chiến lược để ban này xử lý và thiết lập các chính sách về sản phẩm, chính sách giá cả, chính sách phân phối và chính sách khuyếch trương một cách nhanh chóng, kịp thời. Còn bộ phận phụ trách đầu vào sẽ cùng với bộ phận chiến lược xây dựng các phương án sản xuất sản phẩm, xem xét nên sử dụng nguồn nào, số lượng bao nhiêu, kế hoạch sử dụng như thế nào?

Tổ chức nhân sự cho ban Marketing của công ty như vậy sẽ phát huy được khả năng của các nhân viên, nâng cao hiệu quả hoạt động của công tác Marketing. Ba bộ phận đó phải có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ, thường xuyên để thống nhất các chiến lược và kế hoạch Marketing, có thể triển khai các kế hoạch một cách nhanh chóng, kịp thời.

1.2 Bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ nhân viên

Trước hết là trong công tác tuyển chọn, công ty phải lựa chọn kỹ lưỡng các nhân viên có năng lực thực sự, có chuyên môn và có kinh nghiệm về Marketing, am hiểu về thị trường xuất khẩu, nhạy bén với những biến đổi của thị trường. Các nhà làm Marketing đòi hỏi phải nghiên cứu tìm ra các cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp , vì vậy cần phải có trách nhiệm cao với công việc.

Sau khi công ty đã lựa chọn được các cán bộ Marketing phù hợp thì phải tiến hành bồi dưỡng cho họ. Bên cạnh việc bồi dưỡng ở trường đào tạo của công ty thì phải cử họ đi học tập ở nước ngoài vì nghiên cứu Marketing trên thế giới rất phát triển, tạo điều kiện để họ làm việc với các chuyên gia nước ngoài. Nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ ngoại ngữ của các nhà quản lý và nhân viên kinh doanh trong công ty. Qua đó, nâng cao được trình độ của các nhà làm Marketing, nắm bắt nhiều cơ hội kinh doanh trên thị trường EU.

Ngoài ra, để giữ chân người tài và khuyến khích họ cống hiến cho công ty thì phải có một chế độ đãi ngộ thoả đáng với những gì họ đã bỏ ra. Chẳng hạn như công ty có thể tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi, khuyến khích sự sáng tạo, tạo điều kiện cho họ ra nước ngoài học tập và công tác, có chế độ khen thưởng thích hợp,…

2. Thâm nhập sâu vào các thị trường chính và mở rộng thêm nhiều thị trường mới

Thị trường EU là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của công ty, đứng sau Hoa Kì.Thị trường EU rất coi trọng quan hệ thương mại nội khối vì vậy công ty phải lựa chọn các phương thức thâm nhập phù hợp. Công ty chủ yếu là gia công xuất khẩu theo các đơn hàng gia công của EU, hiệu quả kinh tế không cao do công ty chỉ thực hiện các công đoạn như cắt – may - hoàn thiện. Đây là những công đoạn có giá trị rất thấp trong chuỗi giá trị sản xuất sản phẩm may mặc. Vì vậy công ty nên chủ động hơn trong việc tìm các đối tác để xuất khẩu hàng trực tiếp sang thị trường EU. Có như vậy, công ty mới có thể gia tăng giá trị xuất khẩu, tăng doanh thu và lợi nhuận. Công ty cũng có thể liên doanh liên kết với các nhà sản xuất hàng may mặc ở EU, có tên tuổi để được quyền sử dụng các nhãn mác của họ. May 10 là thương hiệu mạnh ở thị trường trong nước chứ chưa có giá trị lớn so với các thương hiệu khác trên thế giới. Vì thế công ty không thể xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm có gắn nhãn mác May 10 mà phải thông qua các nhãn mác có tên tuổi trên thị trường EU để có thể đưa các sản phẩm do công ty sản xuất sang thị trường này.

Vấn đề khác mà công ty cần quan tâm đó là các quy định về luật pháp. Để giảm thiểu các rủi ro về xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU, bên cạnh việc đội ngũ lãnh đạo nâng cao hiểu biết về các quy định pháp lý của EU thì

công ty nên có thêm sự tư vấn của các chuyên gia về luật, có kinh nghiệm và hiểu biết sâu sắc về thị trường EU để giúp công ty có quyết định đúng đắn, chính xác hơn, tăng khả năng thành công trong kinh doanh.

Mặt khác, để giúp công ty có thể giao hàng đúng thời hạn thì trước hết phải ổn định sản xuất. Công ty phải chủ động về nguồn nguyên vật liệu sản xuất, dự trữ đảm bảo cho việc thực hiện các hợp đồng trong từng thời kì, thời điểm, hạn chế việc thay đổi giá nguyên liệu đầu vào. Giá đầu vào tăng ảnh hưởng tới dài thời gian sản xuất, làm tăng chi phí, làm chậm tiến độ thực hiện hợp đồng. Vì vậy, nhiệm vụ của Ban Marketing là tìm kiếm và kí kết các hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp. Công ty cần dự báo xu hướng biến động của thị trường. Khi lập kế hoạch Marketing, công ty phải tính toán đến các yếu tố có ảnh hưởng tới giá của nguyên vật liệu như lạm phát, tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế,… để có thể tổ chức tốt công tác hậu cần đầu vào và từ đó ổn định sản xuất. Vấn đề thuê kho bãi và giao hàng cho đối tác được thực hiện trên cơ sở các hợp đồng có quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan. Xuất khẩu qua trung gian cần quy định rõ trách nhiệm của mỗi bên.

3. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường

Công ty nên dành một khoản kinh phí thích hợp để đầu tư vào công tác nghiên cứu thị trường EU. Để đạt được mục tiêu Marketing đề ra thì công ty phải nắm rõ những đặc điểm của thị trường EU như hành vi tiêu dùng, thị hiếu, nhu cầu của khách hàng. Và những thông tin khác liên quan đến thị trường và người tiêu dùng. Quan trọng là công ty phải đánh giá được mức độ hài lòng của khách hàng, xem những sản phẩm của mình có được khách hàng chấp nhận rộng rãi hay không, sản phẩm có phù hợp với họ hay không. Để từ đó công ty tiến hành những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Công ty nên áp dụng nhiều biện pháp điều tra nghiên cứu thị trường. Bên cạnh phương pháp nghiên cứu tại bàn thì tích cực nghiên cứu tại hiện trường qua các lần tham gia hội chợ diễn ra tại các nước nhập khẩu, tích cực trao đổi thông tin với họ và cả những nhà bán lẻ cũng tham gia vào hội chợ để mở rộng kênh phân phối.

Nghiên cứu thị trường EU cho thấy chất lượng sản phẩm và yếu tố mẫu mốt, thời trang quyết định khả năng cạnh tranh của các mặt hàng may mặc.

Công ty tiếp tục duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm bằng việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng đồng bộ theo tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000 và SA 8000. Đổi mới dây chuyền sản xuất theo công nghệ nhập khẩu từ châu Âu, tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về chất lượng sản phẩm của EU. Việc trang bị mới thiết bị và dây chuyền sản xuất phải đi đối với việc nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Trình độ của bộ phận quản lý cũng như của công nhân phải tương xứng với những trang thiết bị hiện đại. Do đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo cần được nâng cao.

Đội ngũ thiết kế sản phẩm kết hợp với bộ phận nghiên cứu thị trường để sáng tạo ra những sản phẩm có mẫu mốt mới, phù hợp với thị hiếu của những khách hàng EU. Để làm được việc này, công ty phải có sự hỗ trợ của những chuyên gia nước ngoài, tư vấn về chất liệu và kiểu dáng. Công ty có thể gửi cán bộ đi đào tạo ở nước ngoài để học hỏi kinh nghiệm và nâng cao khả năng

Một phần của tài liệu 15 Một số giải pháp hoàn thiện Marketing Xuất khẩu sang thị trường EU của Công ty Cổ phần May 10 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w