- Về tổ chức bộ máy quản lý: Công ty đã tổ chức bộ máy quản lý một cách khoa học, hợp lý, gọn nhẹ; các phòng ban phục vụ hiệu quả hỗ trợ cho nhau đảm bảo cung cấp kịp thời và chính xác các thông tin cần thiết cho Ban lãnh đạo trong việc điều hành và quản lý Công ty. Từ đó tạo điều kiện và uy tín cho Công ty trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh của mình cũng như trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Về tổ chức công tác kế toán và bộ máy kế toán:
Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức một cách tương đối khoa học hợp lý trên cơ sở phân công rõ ràng trách nhiệm từng nhân viên, bộ phận kế toán có liên quan đặc biệt đến bộ phân kế toán các yếu tố chi phí. Công tác kế
toán của Công ty được thực hiện trên máy vi tính, theo hệ thống phần mêm kế toán BRAVO 5.0, do vậy kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty là tương đối thuận tiện. Nhờ việc ứng dụng phần mềm kế toán này, khối lượng công việc ghi chép hàng ngày giảm đi đáng kể trong khi vẫn đảm bảo tính đầy đủ và tính chính xác của số liệu kế toán. Công việc của phòng kế toán tập trung vào khâu thu thập, xử lý phân loại chứng từ, định khoản kế toán, nhập số liệu vào máy dựa trên các chứng từ gốc… Sau khi nhập số liệu vào các chứng từ mã hoá trên máy, chương trình sẽ tự động chuyển số liệu vào các sổ liên quan.
- Về hình thức sổ kế toán:
Công ty áp dụng hình thức sổ “Chứng từ ghi sổ”. Hình thức kế toán này phù hợp với đặc điẻm của Công ty là khối lượng các nghiệp vụ kinh tế phát sinh hàng ngày lớn, số lượng chứng từ kế toán cùng loại nhiều. Tuy nhiên hình thức này cũng có nhược điểm là công việc ghi sổ dồn vào cuối kỳ lớn. Việc sử dụng phần mềm kế toán BRAVO 5.0 giúp hạn chế được nhược điểm này. Việc áp dụng hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ là hoàn toàn phù hợp với trình độ đội ngũ cán bộ kế toán, tình hình trang bị phương tiện kỹ thuật trong công tác tính toán, xử lý thông tin, phù hợp với đặc điểm hoạt động kinh doanh cũng như yêu cầu quản lý của Công ty.
- Về hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách kế toán.
Nhìn chung hệ thống chứng từ ban đầu của Công ty được tổ chức hợp lệ, đầy đủ. Hệ thống tài khoản và sổ sách kế toán được vận dụng một cách khoa học theo đúng chế độ kế toán, các tài khoản kế toán và sổ kế toán được mở chi tiết cho từng phân xưởng, sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thông tin kinh tế nội bộ cũng như yêu cầu của công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Bên cạnh các sổ sách, mẫu biểu theo quy định, Công ty còn có một sổ sách, mẫu biểu thiết kế phù hợp, tiện lợi áp dụng cho hạch toán kế toán của Công ty.
Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát thực hiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp này cho phép Công ty có thể kiểm soát được từng lần nhập, xuất vật tư, hạn chế tình trạng thất thoát, sử dụng lãng phí. Vật tư phục vụ sản xuất của Công ty được nhập xuất liên tục do chu kỳ sản xuất ngắn nên nhờ việc áp dụng phương pháp kế toán này sẽ phản ánh được tình hình nhập, xuất nguyên vật liệu theo từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, giúp cho việc tính toán đúng, đủ chi phí sản xuất cho tùng phân xưởng liên quan, làm cơ sở xác định giá thành hợp lý, chính xác.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng phân xưởng, còn đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm trong phân xưởng đó. Chi phí được tập hợp theo từng khoản mục tạo điều kiện cho công tác tính giá thành sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm hoàn thành được chính xác, chi tiết. Giá thành sản phẩm được tính toán chi tiết theo từng khoản mục chi phí giúp cho Công ty có thể so sánh tình hình thực tế với kế hoạch đề ra, từ đó thấy được những ưu điểm và hạn chế cần khắc phục.
Với những ưu điểm trong công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm đã góp phần quan trọng trong công tác quản lý chi phí, giá thành sản phẩm của Công ty, tạo điều kiện phấn đấu tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm. Tuy nhiên bên cạnh những ưu diểm cần được phát huy đó, công tác kế toán chi phí sản xuấ và tính giá thành sản phẩm của Công ty cũng còn bộc lộ những mặt hạn chế cần khắc phục.
3.1.2. Nhũng hạn chế cần khắc phục:
- Về công tác luân chuyển chứng từ:
Hiên nay, mặc dù Công ty đã có quy định rõ ràng về định kỳ luân chuyển chứng từ lên phòng kế toán Công ty nhưng vẫn xảy ra tình trạng chứng từ được chuyển lên rất chậm. Đó là do các phân xưởng sản xuất đặt khá xa trụ sở chính của Công ty. Thường đến cuối tháng chúng từ phát sinh mới được tập hợp chuyển lên phòng kế toán, gây ra một lượng khá lớn công
việc vào cuối tháng cho phòng kế toán, do đó dễ gây nên tình trạng nhầm lẫn, thiếu sot, dồn ép công việc kế toán.
- Việc hạch toán chi phí sản xuất chung:
Hiện nay Công ty hạch toán chi phí vật liệu xuất dùng phục vụ cho quản lý, sản xuất chung ở phân xưởng, như vật liệu dùng để sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ vào TK 621”chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” mà không hạch toán vào TK 6272”Chi phí vật liệu” (TK cấp 2 của TK 627 “Chi phí sản xuất chung”) theo chế độ kế toán. Việc hạch toán này làm cho tỷ trọng các khoản mục chi phí trong giá thành có sự thay đổi lớn nếu trong kỳ phát sinh các khoản chi phí vật liệu này lớn. Ngoài ra, việc phân bổ chi phí sản xuất chung không được thực hiện đối với các TK cấp 2 (6271, 6273, 6274, 6277, 6278) mà chỉ phân bổ tổng chi phí sản xuất chung, do đó không xác định được các chi phí thành phần trong khoản mục chi phí sản xuất chung cho từng sản phẩm.
3.2. Những biện pháp và phương hướng nhằm hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Thiết bị phụ tùng hoà Phát.
Sau một thời gian được tìm hiểu về công tác kế toán nói chung và công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng tai Công ty Thiết bị phụ tùng Hoà Phát, bên cạnh những ưu điểm trong công tác kế toán tổ chức kế toán cũng còn nhiều mặt hạn chế cần khắc phục. Trên cơ sở những kiến thức được tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu tại trường em xin mạnh dạn đưa ra một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm của Công ty như sau:
3.2.1. Ý kiến thứ nhất: Về công tác tổ chức tập hợp chứng từ ban đầu
Để giảm bớt khối lượng công việc vào cuối tháng, yêu cầu các nhân viên kinh tế ở các phân xưởng sản xuất định kỳ một tuần hay nửa tháng phải tập hợp các chừng từ lên phòng kế toán để ghi sổ kế toán. Phân xưởng phải thanh toán dứt điểm chứng từ lần này mới được thanh toán lần tiếp theo. Quy định trên sẽ buộc các phân xưởng phải luân chuyển chứng từ đúng thời hạn.
Kế toán nên mở thêm Chứng từ ghi sổ, Sổ Cái TK 6272 “Chi phí vật liệu” để hạch toán các khoản chi phí này khi phát sinh nhằm tách bạch vật liệu xuất dùng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm và vật liệu xuất dùng cho các hoạt động khác thuộc khoản mục chi phí sản xuất chung.
3.2.3. Ý kiến thứ 3: Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Về việc hạch toán nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng không hết trong kỳ.
Công ty tổ chức sản xuất theo kế hoạch do phòng kế phòng kinh doanh đề ra, do đó vật tư xuất kho cho sản xuất theo yêu cầu của phân xưởng sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất trong kỳ (theo tháng). Do đó dựa vào trị giá nguyên vật liệu xuất kho trong kỳ, kế toán hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, có những kỳ, nếu nguyên vật liệu xuất dùng không hết trong kỳ để lại phân xưởng sản xuất sang kỳ sau tiếp tục sử dụng thì việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như vậy là chưa chính xác với thực tế sử dụng. Do vậy để hạch toán chính xác chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, phục vụ tốt công tác tính giá thành sản phẩm, trước hết kế toán phải xác định được trị giá nguyên vật liệu chưa sử dụng đầu kỳ tại phân xưởng, trị giá thực tế vật liệu xuất chưa dùng hết còn lại cuối kỳ tại phân xưởng.
Để xác định được các trị giá này, ta lấy số liệu từ phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ tại các phân xưởng sản xuất, còn trị giá vật liệu xuất dùng trong kỳ tính được theo Chương 2.
Cuối kỳ, căn cứ vào phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ tại các phân xưởng, kế toán ghi vào Chứng từ ghi sổ Nợ TK 621 theo bút toán ( Ghi âm):
Nợ TK 621( Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết để lại nơi sản xuất kỳ này)
Có TK 152
Sang đầu tháng sau, kế toán ghi trở lại trên Chứng từ ghi sổ Nợ TK 621 theo bút toán (ghi bình thường):
Nợ TK 621 (Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng không hết để lại nơi sản xuất kỳ trước)
Có TK 152
Khi đó chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực dùng vào sản xuất được xác định như sau:
= + -
Trong trường hợp, Công ty có quyết định nhập kho trở lại số vật liệu xuất dùng không hết trong kỳ thì kế toán ghi sổ theo bút toán:
Nợ TK 152 ( trị giá NVL dùng không hết nhập lại kho trong kỳ) Có TK 621
- Về việc hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên định mức.
Công ty tổ chức sản xuất theo định mức chi phí từng loại nguyên vật liệu trực tiếp cho từng loại sản phẩm. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, hầu như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp luôn có sự chênh lệch so với định mức. Nếu chênh lệch do chi phí thực tế ít hơn so với định mức tức là Công ty đã tiết kiệm được một phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận kế toán. Ngược lại nếu chênh lệch do chi phí thực tế phát sinh lớn hơn định mức lại làm cho giá thành sản phẩm tăng lên. Để đảm bảo cho giá thành sản phẩm không tăng so với định mức, Công ty nên tách riêng phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt quá định mức ra khỏi phần chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính vào giá thành sản phẩm.
Trong tháng 02/2007, theo Bảng tổng hợp phân bổ chi phí NVLTT cho các sản phẩm ở Phân xưởng Giàn giáo, ta thấy, tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức trong tháng của phân xưởng này là:
1.621.580.201,800 còn tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thực tế trong tháng là: 1.629.548.880,930. Và mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
phân bổ cho các sản phẩm trong phân xưởng này cũng đều có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh thực tế lớn hơn chi phí nguyên vật liệu trực tiếp theo định mức. Do đó, kế toán phải tính toán xác định mức chênh lệch giữa hai chi phí này và ghi vào Chứng từ ghi sổ ghi Nợ TK 632 theo bút toán:
Nợ TK 632 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên định mức) Có TK 621 ( Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp vượt trên định mức)
Ở đây ta có mức chênh lệch là: 1.629.548.880,930 - 1.621.580.201,800
= 7.968.679,130 đồng
Do đó kế toán ghi sổ theo định khoản: Nợ TK 632 7.968.679,130
Có TK 621 7.968.679,130
Mức chênh lệch này cũng được ghi vào Sổ Cái TK 621, khi đó Sổ Cái TK 621 như Biểu 27, sổ Chi tiết TK 621 (Sản phẩm Giàn giáo 1,53m) như Biểu 28. Khi đó ta thấy trên sổ Cái TK 621 sau khi thực hiện hạch toán riêng chi phí nguyên vật liệu vượt định mức có sự chênh lệch rõ ràng.
3.2.4. Ý kiến thứ tư: Về hạch toán chi phí sản xuất chung.
Công ty nên phân bổ các bộ phận của khoản mục chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm trong mỗi phân xưởng sản xuất, và mỗi loại chi phí sản xuất chung cần chọn lựa một tiêu thức phân bổ phù hợp với đặc điểm của loại chi phí đó, tạo điều kiện cho việc tính toán giá thành sản phẩm chính xác hơn. Hiện nay Công ty đang phân bổ chi phí sản xuất chung theo tiêu thức nguyên vật liệu trực tiếp, việc phân bổ như thế là quá chung chung, chưa thực sự chính xác.
Ở đây ta có thể phân bổ các bộ phận của khoản mục chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm trong cùng một phân xưởng như sau:
- Với bộ phận chi phí cho nhân viên quản lý phân xưởng: ta phân bổ theo chi phí nhân công trực tiếp. Khi đó ở phân xưởng Giàn giáo trong tháng 02/2007 ta có:
Chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là:
29.327.853,450
X 557.301,270 = 211.774,483 76.819.866,900
Tương tự ta có được chi phí nhân viên phân xưởng phân bổ cho các sản phẩm Giàn giáo khác.
- Với bộ phận chi phí CCDC cho sản xuất ở các phân xưởng ta phân bổ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
Chi phí CCDC cho sản xuất phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là:
42.953.808
X 16.202.496,750 = 427.086,872 1.629.548.880,930
Tương tự ta có được chi phí CCDC phục vụ cho sản xuất phân bổ cho các sản phẩm Giàn giáo khác.
- Với bộ phận chi phí khấu haoTSCĐ cho sản xuất ở các phân xưởng ta phân bổ theo tiêu thức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp như sau:
Chi phí KH TSCĐ phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là:
49.680.275
X 16.202.496,750 = 486.074,900 1.629.548.880,930
- Với bộ phận chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phục vụ sản xuất ở các phân xưởng ta phân bổ theo tiêu thức số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ:
Chi phí dịch vụ mua ngoài và chi phí bằng tiền khác phân bổ cho sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m là:
37.991.719 + 15.941.571
X 150 = 618.736,500 13 075
211.774,483 + 427.086,872 + 486.074,900 + 618.736,500 = 1.743672,755.
Khi đó, Bảng tính giá thành sản phẩm Giàn giáo khung 1,53 m theo số liệu mới là:
BẢNG TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GIÀN GIÁO KHUNG 1,53 m Tháng 02/2007 Khoản mục chi phí Trị giá SP dở dang đầu kỳ CP SX Phát sinh trong kỳ Trị giá SP dở dang cuối kỳ Tổng giá thành Giá thành đơn vị NVLTT 1.900.000 16.202.496,750 2.042.016 16.060.480,750 107.069,870 NCTT 557.301,270 557.301,270 3.715,342 SXC 1.743672,755 1.743672,755 11.678.750 Cộng 18.361.454,775 122.409,985
Như vậy sau khi phân bổ chi phí sản xuất chung theo cách này, ta thấy giá thành sản phẩm có sự khác biệt khá rõ ràng so với cách phân bổ trước.
3.2.5. Ý kiến thứ năm: Về việc hạch toán các khoản giảm trừ chi phí sản xuất. xuất.
Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất là các khoản đẫ được hạch toán vào chi phí sản xuất trong kỳ nhưng sau đó không đủ điều kiện tính vào chi phí sản xuất để tính vào giá thành sản phẩm sản xuất hoàn thành nhập kho trong kỳ.
Các khoản giảm trừ chi phí sản xuất trong kỳ gồm:
- Chi phí sản xuất sản phảm hỏng sửa chữa được ngoài định mức.
- Các khoản giảm trừ chi phí khác gồm: trị giá phế liệu thu hồi được trong quá trình sử dụng vật liệu, từ sản phẩm hỏng không sửa chữa được, các