Công tác kiểm kê đánh giá sảnphẩm dở dang cuối kỳ

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát (Trang 29 - 31)

Sản phẩm dở dang là khối lượng sản phẩm, công việc còn đang trong quá trình sản xuất, gia công chế biến trên các giai đoạn của quy trình công nghệ, hoặc đã hoàn thành một vài quy trình chế biến nhưng vẫn còn phải gia công chế biến mới trở thành thành phẩm.

Đánh giá sản phẩm dở dang là tính toán xác định phần chi phí sản xuất mà sản phẩm dở dang cuối kỳ phải chịu. Các thông tin về sản phẩm dở dang không những ảnh hưởng đến trị giá hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán mà còn ảnh hưởng đến lợi nhuận trên báo cáo kết quả khi thành phẩm xuất bán trong kỳ. Vì vậy đánh giá sản phẩm dở dang có ý nghĩa rất quan trọng đối với kế toán doanh nghiệp.

Mức độ chính xác của chỉ tiêu chi phí sản xuất dở dnag phụ thuộc vào 2 vấn đề cơ bản:

- Việc kiểm kê sản phẩm dở dang cuối kỳ và đánh giá mức độ hoàn thành của sản phẩm làm dở.

- Mức độ hợp lý và khoa học của phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang mà doanh nghiệp áp dụng.

1.4.2.1. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí vật liệu chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệu trực tiếp

Theo phương pháp này, sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ bao gồm chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn các chi phí gia công chế biến (chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) tính cho cả giá thành thành phẩm.

Công thức tính:

Dck = x Sd (1) Trong đó:

Dck và Dđk: Chi phí sản xuất dở dnag cuối kỳ và đầu kỳ

Cvl: Chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp) phát sinh trong kỳ.

Ssp: Số lượng sản phẩm hoàn thành Sd: Sản lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ

Trường hợp doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm phức tạp chế biến liên tục gồm nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất kế tiếp nhau thì sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ đầu tiên tính theo chi phí vật liệu chính trực tiếp (hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp), còn sản phẩm dở dang ở các giai đoạn công nghệ sau phải tính theo chi phí nửa thành phẩm của giai đoạn trước đó chuyển sang.

1.4.2.2. Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang và mức độ chế biến của chúng để tính khối lượng sản phẩm dở dang ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. Rồi tính toán, xác định từng khoản mục chi phí cho sản phẩm dở dang theo nguyên tắc.

- Đối với những chi phí sản xuất bỏ vào một lần ngay từ đầu dây chuyền công nghệ (chi phí về vật liệu chính trực tiếp hoặc nguyên vật liệu trực tiếp…) thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức (1).

- Đối với chi phí phân bổ dần vào quy trình sản xuất như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung… thì tính cho sản phẩm dở dang theo công thức:

Dck = x S'd (2) Trong đó:

C: Được tính theo từng khoản mục chi phí tương ứng phát sinh trong kỳ.

S’d: Là khối lượng sản phẩm dở dang đã tính đổi ra khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương theo tỷ lệ chế biến hoàn thành(%HT)

S’d = Sd x %H

1.4.2.3. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí sản xuất định mức

Phương pháp này thường được áp dụng trong các doanh nghiệp đã xây dựng được cho mình một cách chính xác hệ thống các định mức chi phí cho từng khoản mục chi phí theo từng khâu, từng giai đoạn công việc cụ thể.

Theo phương pháp này, kế toán căn cứ vào khối lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê, xác định ở từng công đoạn sản xuất và định mức từng khoản mục chi phí ở từng công đoạn sản xuất tương ứng cho từng đơn vị sản phẩm để tính ra chi phí định mức cho khối lượng sản phẩm dở dang ở từng công đoạn, sau đó tập hợp lại cho từng loại sản phẩm.

Công thức tính:

Dck = Σ (Sd x % HT x Cđmi) Trong đó: Cđmi: Chi phí định mức của khoản mục i.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty TNHH Thiết bị phụ tùng Hoà Phát (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w