CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mía đường sông con (Trang 85 - 89)

III. Phân theo giới tính

TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY.

3.3. CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.

THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY.

Một trong những vấn đề quan trọng để tăng cường và cải tiến công tác hạch toán kế toán, làm cho kế toán ngày càng trở thành công cụ đắc lực nhằm tăng cường quản lý kinh tế tài chính, đáp ứng ngày càng cao yêu cầu đổi mới của cơ chế quản lý kinh tế và không ngừng cải tiến, hoàn thiện hình thức kế toán cho phù hợp với đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển của Công ty.

Xuất phát từ vấn đề nêu trên, qua thời gian thực tập tại Công ty, tìm hiểu tình hình thực tế với sự nhận thức còn hạn chế của mình, tôi chỉ có thể tìm thấy một số điều còn chưa hoàn thiện trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty. Trên cơ sở đó tô xin trình bày một số suy nghĩ của mình nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con.

3.3.1. Đối việc tổ chức công tác kế toán.

Để góp phần hoàn thiện công tác tổ chức kế toán tại Công ty, qua thời gian tìm hiểu thực tế tôi thấy có một số vấn đề cần khắc phục để phát huy hơn nữa vai trò của công tác kế toán đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

• Về tổ chức bộ máy và các phần hành kế toán.

Hiện nay, công tác kế toán nguyên vật liệu của Công ty là rất lớn, vì vậy để đảm bảo kế toán nguyên vật liệu chính xác, kịp thời đảm bảo hạch toán đúng đủ, nhanh và chính xác các chi phí nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất. Vì vậy Công ty cần phải bổ sung thêm nhân viên kế toán để tách kế toán nguyên vật liệu riêng, không kiêm nhiệm như hiện nay.

• Về công tác đào nghiệp vụ chuyên môn.

Công ty nên chú trọng hơn nữa vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cho Công ty, như cử cán bộ đi đào tạo các lợp quản lý và nghiệp vụ để ngày càng nâng cao trình độ quản lý theo tiêu chuẩn ISO mà Công ty đang thực hiện.

Đặc biệt trong cơ chế thị trường có sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, để tồn tại và phát triển thì một yêu cầu quan trọng là công tác nắm bắt và phân tích thị trường. Hiện nay mảng thị trường của Công ty còn tương đối yếu, chưa cung cấp kịp thời các thông tin về thị trường cho nhà quản lý nhằm đưa ra các quyết định mang tính chiến lược. Vì vậy Công ty nên quan tâm hơn nữa về mảng này, Công ty có thể tuyển thêm cán bộ có trình độ chuyên ngành hoặc có phương án gửi cán bộ đi đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên sâu.

• Áp dụng tin học vào công tác kế toán.

Hiện nay, Công ty đã sử dụng kế toán máy vào công tác kế toán, nhưng do trình độ về tin học của cán bộ kế toán còn yếu, chưa qua đào tạo chính quy về tin học. Vì vậy Công ty nên tổ chức đào tạo nâng cao trình độ tin học cho cán bộ kế toán và cử cán bộ đi đào tạo lớp chuyên ngành nhằm xử lý những sự cố có thể xảy ra để không ảnh hưởng đến công tác kế toán.

3.3.2. Đối với công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm.

• Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.

Đây là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm, cho nên Công ty cần quan tâm có biện pháp quản lý tiết kiệm khoản mục chi phí này nhằm hạ giá thành sản phẩm. Việc tổng hợp khoản mục chi phí NVLTT, nên theo dõi qua bảng phân bổ chi tiết từng nhóm nguyên vật liệu để nắm được sự biến động chi phí, có biện pháp quản lý tốt chi phí, góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của Công ty trên thị trường.

Do đặc điểm nguyên liệu chính để sản xuất đường là mía cây nhanh hỏng, không để lâu được mà sau khi thu hoạch phải kịp thời đưa vào chế biến ngay, nếu không mía cây sẽ giảm chất lượng, thậm chí hư hỏng không sử dụng vào sản xuất được. Biện pháp giảm bớt chi phí nguyên vật liệu chính là quản lý thu mua mía chặt chẽ, có kế thoạch thu đốn mía phù hợp với tiến độ và công suất ép của nhà máy, tổ chức vận chuyển, cân nhận mía kịp thời.

Đối với các nguyên vật liệu trực tiếp khác, tuy tỷ trọng không lớn nhưng nếu Công ty quan tâm đúng mức từ khâu quản lý kế hoạch thu mua hợp lý, nắm bắt kịp

vực thị trường có giá bán nguyên vật liệu thấp mà vẫn đảm bảo chất lượng, cung ứng kịp thời về số lượng cũng như chủng loại với chi phí vận chuyển thấp nhất sẽ giúp Công ty giảm bớt được chi phí nguyên vật liệu cho sản xuất.

Đẩy mạnh công tác quản lý vật tư từ kho cho đến nguyên vật liệu xuất dùng cho qua trình sản xuất. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục kịp thời những mặt yếu kém, lãng phí trong qua trình sản xuất.

Có chế độ khen thưởng và xử phạt thích đáng đối với những cá nhân, tập thể tiết kiệm hay sử dụng lãng phí nguyên vật liệu.

• Hạch toán chi phí nhân công.

Để tiết kiệm và quản lý tốt chi phí nhân công một cách hợp lý, Công ty cần phải:

- Sắp xếp bố trí lao động hợp lý trong các khâu sản xuất, giảm bớt lao động dư thừa và lao động không đáp ứng yêu cầu về tay nghề, không chấp hành tốt nội quy, quy trình kỹ thuật.

- Có chế độ khen thưởng kịp thời những đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao nhằm khuyến khích người lao động có trách nhiệm và nhiệt tình trong sản xuất kinh doanh.

• Hạch toán chi phí sản xuất chung.

Trong quá trình sản xuất sản phẩm tiết kiệm chi phí NVLTT và chi phí NCTT có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, do đó tiết kiệm được chi phí sản xuất chung là hợp lý nhất.

Chi phí sản xuất chung tại Công ty chiếm tỷ trọng lớn là khấu hao TSCĐ, chi phí này phát sinh đều hàng năm (Công ty sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng), vì vậy để giảm chi phí trên đơn vị sản phẩm thì nhất thiết Công ty phải tăng năng suất sản xuất sản phẩm. Ngoài ra các chi phí khác như công cụ dụng cụ lao động, kế toán cần mở sổ chi tiết theo dõi về số lượng, vì có những công cụ dụng cụ mặc dù đã được phân bổ hết vào giá thành nhưng vẫn có thể sử dụng được.

Công ty cần có những quy định cụ thể nhằm hạn chế chi phí sản xuất chung như chi phí văn phòng phẩm, điện, điện thoại ở phân xưởng cũng như ở văn phòng Công ty.

Hiện nay Công ty có mở chi tiết tài khoản 627 “Chi phí sản xuất chung” đến từng đối tượng tập hợp chi phí, nhưng lại bỏ tài khoản cấp II của tài khoản này. Như vậy việc tập hợp tất cả các loại chi phí sản xuất chung của một đối tượng tạp hợp chi phí đều được tập hợp chung với nhau. Ví dụ: chi phí sản xuất chung của sản xuất đường từ chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật tư, công cụ dụng cụ, khấu hao TSCĐ dùng cho phân xưởng và chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác đều được tập hợp chung trên TK 6271 “Chi phí sản xuất chung sản xuất đường”. Để công tác quản lý chi phí một cách chặt chẽ, Công ty nên sử dụng tài khoản cấp II như theo quy định của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:

TK 6271: Chi phí nhân viên phân xưởng TK 6272: Chi phí vật liệu

TK 6273: Chi phí dụng cụ sản xuất TK 6274: Chi phí khấu hao TSCĐ TK 6277: Chi phí dịch vụ mua ngoài TK 6278: Chi phí bằng tiền khác

Và mở chi tiết cho từng đối tượng tập hợp chi phí, từ đó sẽ theo dõi chi tiết từng loại chi phí sản xuất chung, để nắm bắt được sự biến động của từng loại chi phí này và có biện pháp quản lý chi phí góp phần làm giảm giá thành sản phẩm.

Trên đây là một số đề xuất của tôi nhằm góp phần hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty mía đường Sông Con. Tuy nhiên với khả năng còn hạn chế về lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn, nên ý kiến đề xuất chỉ mang tính định hướng giải quyết những vấn đề chung, nhằm đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời và chính xác cho nhà quản lý, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thực hiện có hiệu quả hơn.

PHẦN III

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty mía đường sông con (Trang 85 - 89)