PHÁP
PHÁP luyện 20 năm không ngừng. Vì cần mẫn luyện tập nên Đại Sư ngộ ra được chưởng pháp ca quyết để truyền đời sau. Nay tác giả mạng phép tiền nhân mang ra giải thích, chú nghĩa những chỗ quan trọng trong ca quyết, ý những mong giúp ích hậu tấn phần nhỏ nào đó thôi.
Bài ca quyết gồm tám câu, ngoài ra không biết còn nữa không nhưng tác giả chỉ thu thập được bấy nhiêu, hiện không nghe ai nói thêm được điều gì mới.
1) CHÍ KHÍ ĐAN ĐIỀN THỐ
Huyệt đan điền vị trí cách dưới rốn 1 tấc rưởi còn có tên là Khí hải, nằm trên đường Nhâm mạch, theo nhà võ thi Đan điền là trung tâm của thân thể. Khi mà tụ được ở đây thì bộ vững, sức chỉnh, tâm tĩnh, mà ba điều ấy nhà võ Nội Ngoại đều chú trọng. Thố có nghĩa là phát ra. Toàn câu có nghĩa là : “Khí tụ lại nơi Đan điền, Kình lực từĐan điền phát xuất...”
2) TOÀN LỰC CHÚ CHƯỞNG TÂM
Dùng chưởng có thể tạo nên sức, nhưng dùng chưởng có thể dồn sức vào chưởng mới là hay. Quán kình (dồn sức) nhà võ có hai phép : Nội gia luyện khí để dẫn kình. Ngoại gia luyện kình để đạo dẫn kình. Thiết Sa chưởng là luyện Kình quán Kình.
3) ÁN THỰC THỦY DỤNG LỰC
Bí quyết dùng chưởng là trước thử rồi tới Án sau mới Phát. Nếu dùng được đầu ngón tay đụng được (Thám, thử) hư thực của địch thì bèn dùng chưởng Án lấy để nó không biến hóa rồi mới dùng sức ở chưởng căn phát ra hạ địch.
4) THỐ KINH TUY KHAI THANH
Khi phát kình tấn công địch cần phải phối hợp với khí thế. Tiếng hô có hai tiếng : “Hừ) và “Há”. “Hừ” dùng để thâu Kình. “Há” dùng để phát Kình. Thư (chậm chạp, vừa phải) khí có thể trợ giúp Kình lực. Như đột nhiên hét lên (hô) và phát Kình đánh địch có thể làm cho địch bỗng giật mình, phân thần trong giây phút, chút xíu thời gian đó đủ để ta nhả chưởng lực đánh trúng y rồi.