BẢNG KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY DỆT 8/3.

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3 (Trang 56 - 60)

TT Chỉ tiêu Đơn vị 1998 1999 Chênh lệch

Tuyệt đối % 1 Tổng doanh thu Nghìn đồng 180.987.000 205.798.025 24.811.025 113,7 2 Tổng chi phí Nghìn đồng 180.931.600 205.722.180 24.790.580 113,2 3 Lợi nhuận Nghìn đồng 55.400 75.845 20.445 136,9 4 Nộp ngân sách Nghìn đồng 3.328.655 3.548.297 219.642 106,6 5 Vốn lưu động Nghìn đồng 27.732.948 33.259.525 5.526.577 119,9 6 Vốn cố định Nghìn đồng 28.764.451 35.331.200 6.566.749 122,8

Qua các chỉ tiêu trên ta thấy: Tổng doanh thu trong năm 1999 là 205.798.025.000 đồng tăng 113,7% so với năm 1998, lợi nhuận năm 1999 là 75.845.000 đồng tăng 136,9% so với năm 1998. Và trong năm 1999, Công ty Dệt 8/3 đã đóng góp cho Ngân sách 3.548.297.000 đồng. Kết quả đó khẳng định Công ty đã không ngừng đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, cải tiến, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng sản phẩm nên sản phẩm được khách hàng tin cậy và đủ sức cạnh trạnh trên thị trường. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp Nhà nước có số vốn lớn như Công ty Dệt 8/3 thì kết quả sản xuất kinh doanh mà Công ty đã đạt được vẫn còn chưa tương ứng với quy mô hoạt động của nó. Cụ thể, tỷ suất lợi nhuận trên vốn trong năm 1999, chỉ đạt 0,11%, lương bình quân của lao động ở Công ty chỉ đạt 580.000 đồng - người/tháng. Thực tế cho thấy ngành dệt của ta đang gặp phải rất nhiều khó khăn trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp liên doanh, trong việc tìm kiếm khách hàng cũng như nâng cao chất lượng sản phẩm. Nhà nước đang tích cực hỗ trợ cho ngành Dệt - may Việt

Nam nói chung và Công ty Dệt 8/3 nói riêng, các cán bộ, công nhân viên Công ty Dệt 8/3 đang nỗ lực hết mình để nuôi đứa con đầu lòng của ngành dệt may Việt Nam lớn mạnh.

5-/ Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán và sổ kế toán của Công ty Dệt 8/3.

a, Tổ chức bộ máy kế toán, công tác kế toán ở Công ty Dệt 8/3

Để phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với quy mô sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế đơn vị mình.

Xuất phát từ cơ cấu tổ chức quản lý và việc sắp xếp các xí nghiệp trực thuộc, Công ty Dệt 8/3 áp dụng hình thức kế toán tập trung. Nghĩa là toàn bộ công tác kế toán đều được thực hiện ở phòng kế toán tài chính từ khâu thu nhận chứng từ, ghi sổ đến khâu xử lý thông tin trên hệ thống báo cáo, phân tích và tổng hợp. Ở Công ty Dệt 8/3, ngoài 17 nhân viên ở phòng kế toán tài chính, dưới các xí nghiệp thành viên còn bố trí các nhân viên hạch toán kinh tế nhằm giúp cho phòng một số công việc nhất định (lập bảng tính lương, tập hợp các phiếu nhập kho, phiếu xuất kho).

Đứng đầu bộ máy kế toán là trưởng phòng kế toán tài chính: là người điều hành, giám sát toàn bộ hoạt động của bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm về nghiệp vụ chuyên môn kế toán, tài chính của Công ty. Trưởng phòng kế toán tài chính thay mặt Nhà nước kiểm tra việc thực hiện chế độ, thể lệ quy định của Nhà nước về lĩnh vực kế toán, tài chính của Công ty.

Phó phòng kế toán tài chính kiêm kế toán tổng hợp: Có nhiệm vụ trợ giúp kế toán trưởng phụ trách các hoạt động của phòng, đồng thời có trách nhiệm tổng hợp các chứng từ, bảng kê, nhật ký chứng từ do các kế toán viên cung cấp vào cuối tháng, quý, năm. Sau đó, kế toán tổng hợp sẽ vào sổ cái cho từng tài khoản rồi lập báo cáo theo quy định chung của Bộ Tài chính và các báo cáo nội

Kế toán quỹ: Giám sát việc thu - chi qua các chứng từ gốc, theo dõi và sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả, đồng thời theo dõi tình hình thanh toán với khách hàng, thanh toán tạm ứng... Kế toán quỹ phụ trách tài khoản 111, 131, 141... và các sổ chi tiết của nó. Cuối tháng, lập bảng kê số 1 và nhật ký chứng từ số 1.

Thủ quỹ: chịu trách nhiệm về quỹ tiền mặt của Công ty. Hàng ngày căn cứ vào các phiếu thu, chi... hợp lệ để xuất hoặc nhập quỹ, ghi sổ quỹ, cuối ngày đối chiếu với kế toán quỹ, nếu có sai sót phải sửa chữa kịp thời. Khi có yêu cầu của cấp trên, thủ quỹ và các bộ phận có liên quan tiến hành kiểm kê lại quỹ tiền mặt hiện có. Nếu thiếu hụt sẽ phải tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp xử lý.

Kế toán tiền ngân hàng: Thực hiện toàn bộ những giao dịch thu chi, thanh toán với ngân hàng. Phụ trách tài khoản 112, 311... và các sổ chi tiết. Cuối tháng, lập bảng kê số 2 và nhật ký chứng từ số 2.

Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ: Phụ trách tài khoản 152, 153... hạch toán chi tiết vật liệu theo phương pháp sổ số dư. Cuối tháng, tổng cộng số liệu, lập báo cáo vật liệu cùng với các bộ phận chức năng khác tiến hành kiểm kê lại kho vật tư, đối chiếu với sổ sách kế toán. Nếu thiếu hụt sẽ phải tìm nguyên nhân và có biện pháp xử lý ghi trong “biên bản kiểm kê”.

Kế toán tiền lương và bảo hiểm xã hội: Phụ trách các TK 334, 338, (3382, 3383, 3384), 627, 641, 642... Kế toán lương và BHXH có nhiệm vụ theo dõi việc tính toán tiền lương, BHXH và các khoản phụ cấp khác cho cán bộ công nhân viên trong Công ty. Cuối tháng, lập bảng thanh toán tiền lương, lập bảng phân bổ số 1 và bảng tập hợp chi phí.

Kế toán tài sản cố định và nguồn vốn: Phụ trách các tài khoản 211, 214, 411, 414, 415... Phân loại tài sản cố định hiện có của Công ty và tính khấu hao theo phương pháp tuyến tính. Cuối tháng, lập bảng phân bổ số 3, nhập ký chứng từ số 9.

Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các phiếu xuất vật tư, bảng thanh toán lương, hợp đồng sản xuất, phiếu xuất kho thành

phẩm... kế toán tiến hành tính toán, tập hợp chi phí và kiểm tra số liệu do nhân viên hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp thành viên gửi lên. Từ đó, xác định chính xác khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ, thực hiện tính giá thành. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm phụ trách các tài khoản: 621, 622, 627, 154...

Kế toán thành phẩm và tiêu thụ thành phẩm: Có nhiệm vụ theo dõi quá trình nhập xuất kho thành phẩm và xác định chính xác các kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phụ trách các tài khoản 155, 157, 511, 512, 641, 642...

Các nhân viên hạch toán kinh tế ở các xí nghiệp thành viên: Có nhiệm vụ theo dõi từ khâu đưa nguyên vật liệu vào sản xuất đến khi sản xuất ra thành phẩm nhập kho, tổ chức tập hợp số liệu, chứng từ gửi về phòng kế toán của Công ty.

Các thành viên của bộ máy kế toán tuy có nhiệm vụ kế toán khác nhau song giữa các bộ phận đó lại có sự kết hợp chặt chẽ mật thiết trong phạm vi chức năng và nhiệm vụ của mình. Bộ máy kế toán của Công ty Dệt 8/3 được thể hiện qua sơ đồ:

b, Tổ chức sổ kế toán ở Công ty Dệt 8/3.

Xuất phát từ điều kiện thực tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh kết hợp với việc tìm hiểu, nghiên cứu những ưu nhược điểm của hình thức tổ chức sổ kế toán, kế toán Công ty đã lựa chọn hình thức tổ chức sổ kế toán theo kiểu nhật ký chứng từ. Theo hình thức này, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phản ánh trên các sổ chi tiết, các bảng phân bổ, các bảng kê và các nhật ký chứng từ. Cuối tháng, kế toán tổng hợp căn cứ vào các bảng kê và các nhật ký chứng từ để ghi vào sổ cái và lập báo cáo.

Hiện tại, Công ty đang sử dụng 10 nhật ký chứng từ, 11 bảng kê, 4 bảng phân bổ, 6 sổ chi tiết và sổ cái tài khoản. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định chung về sổ sách trong hình thức nhật ký chứng từ.

- Niên độ kế toán bắt đầu từ 1/1/N đến 31/12/N. - Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán: VNĐ

- Hệ thống tài khoản Công ty đang áp dụng là hệ thống tài khản trong chế độ kế toán mới.

- Chứng từ kế toán: Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại Công ty đều được lập chứng từ gốc hợp lý, hợp lệ, hợp pháp. Các chứng từ gốc là cơ sở để kế toán phần hành tiến hành ghi vào sổ chi tiết, bảng kê, nhật ký chứng từ.

Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ

Sổ cái Báo cáo tài chính Thẻ và sổ kế toán chi tiết

Bảng tổng hợp chi tiết Bảng kê

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3 (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w