IV-/ SO SÁNH HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUỐC TẾ VỚI HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG KẾ TOÁN VIỆT

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3 (Trang 40 - 42)

QUỐC TẾ VỚI HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG KẾ TOÁN VIỆT NAM.

Kế toán là hệ thống thông tin và kiểm tra tình hình tài sản của doanh nghiệp thông qua hệ thống phương pháp riêng trên cơ sở ứng dụng thước đo giá trị trong nền kinh tế thị trường hiện nay, việc xây dựng hệ thống kế toán doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện thực tế của đất nước đang là mối quan tâm hàng đầu của Nhà nước. Trong đó, hạch toán kế toán vật liệu chính xác theo phương pháp khoa học là khâu quan trọng trong công tác kế toán của doanh nghiệp sản xuất.

Phương pháp hạch toán hàng tồn kho nói chung, trong đó hạch toán nguyên liệu vật liệu nói riêng trong chế độ kế toán Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành từ ngày 1/1/1996 được xây dựng trên cơ sở tôn trọng, vận dụng và có chọn lọc chuẩn mực kế toán quốc tế.

Chuẩn mực kế toán quốc tế đã quy định: “Tồn kho là những yếu tố tài sản: - Được giữ để đem bán trong kỳ sản xuất kinh doanh bình thường. - Đang trong quá trình sản xuất ra các thành phẩm để bán.

- Dưới hình thức nguyên vật liệu hoặc vật dụng mà chúng được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ.

Theo hệ thống kế toán Pháp quy định: Về nguyên tắc ghi chép nghiệp vụ mua hàng:

- Giá mua thực tế dùng để hạch toán là giá trị trên hoá đơn trừ phần giảm giá, bớt giá được nhà cung cấp chấp nhận.

- Thuế VAT phải trả khi mua hàng không được hạch toán vào giá mua mà doanh nghiệp trả hộ Nhà nước và sẽ được khấu trừ.

- Phần chiết khấu mua hàng được hưởng, mặc dù đã trừ vào tổng số tiền trên hoá đơn nhưng vẫn tính vào giá mua hàng và được hạch toán như một khoản thu nhập tài chính.

Trước đây, chế độ kế toán Việt Nam quy định: Chiết khấu thanh toán do mua hàng thanh toán tiền trước hạn được người bán chấp thuận được tính như một khoản thu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhưng kể từ khi Thông tư số 120/1999/TT-BTC ban hàng ngày 7/1/1999 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán doanh nghiệp có hiệu lực, khoản chiết khấu thanh toán được tính vào thu nhập hoạt động tài chính. Với sửa đổi này đã cho thấy giữa kế toán thu mua vật liệu của Việt Nam và của Pháp không có sự khác biệt.

Theo kế toán Mỹ thì việc hạch toán nguyên vật liệu như sau: - Trong kỳ, khi mua nguyên vật liệu, kế toán ghi:

Nợ TK “Nguyên liệu và hàng cung ứng tồn kho”: Số nguyên liệu nhập kho. Có TK liên quan: Trị giá số nguyên vật liệu nhập kho.

- Khi xuất kho nguyên vật liệu :

+ Nếu nguyên vật liệu được trực tiếp đưa vào sản xuất, kế toán ghi: Nợ TK “Sản phẩm đang chế tạo tồn kho”

Có TK “Nguyên liệu và hàng cung ứng tồn kho”

+ Nếu nguyên vật liệu được gián tiếp sử dụng trong phân xưởng, kế toán ghi: Nợ TK “Sản xuất chung”

Có TK “nguyên vật liệu và hàng cung ứng tồn kho”

Như vậy, việc hạch toán nguyên vật liệu đưa vào sản xuất theo kế toán Mỹ khác với Việt Nam ở chỗ không tập hợp vào một tài khoản trung gian (hiện nay là TK 621) mà đưa thẳng vào TK sản phẩm dở dang.

Hàng tồn kho nói chung cũng như nguyên vật liệu nói riêng là những tài sản lưu động thường có biến động giá theo thời gian. Nếu giá thị trường của một khoản tồn kho ở cuối kỳ kế toán thấp hơn so với giá gốc của nó, điều này đòi hỏi chúng ta phải ghi giảm giá trị hàng tồn kho xuống thấp hơn. Thực chất của việc ghi giảm giá hàng tồn kho này là lập ra một khoản dự phòng nhằm hỗ trợ cho doanh nghiệp khi giả thiết trên thực sự xảy ra. Trong hệ thống kế toán mới ở Việt Nam cũng đã đề cập đến trường hợp này, song việc lập chi phí phòng giảm giá hàng tồn kho đến nay vẫn còn hết sức hạn chế trong các doanh nghiệp, Hơn nữa, bản thân các nghiệp vụ dự phòng vẫn còn chưa được hoàn thiện, chẳng hạn: Về phương pháp hạch toán, nội dung hạch toán...

Một phần của tài liệu Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu với việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở Công ty Dệt 8-3 (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(129 trang)
w