L 1 20 11 Kho ảng cách D D = l sin
Chương 10: GIA CÔNG CHÂN VỊT SAU KHI ĐÚC
2.5.2 Kiểm tra tính cân bằng của chân vịt.
Công việc này thường được tiến hành sau khi kiểm tra các kích thước hình học và kiểm tra độ bóng cũng như chất lượng bề mặt
chân vịt.
Chân vịt được xem là cân bằng nếu như trọng tâm và trục quán
tính chính của nó trùng với trục quay của chân vịt.
Do sai số trong gia công, vật liệu chế tạo chân vịt không đồng
nhất, khối lượng của các cánh và may ơ phân bố không đều nhau
tượng này nếu không được khắc phục thì khi làm việc sẽ mất cân
bằng, có thể gây chấn động thân tàu, rung động vỏ tàu, làm tăng thêm độ mòn của động cơ hoặc các gối đỡ trục, hiệu suất giảm…
Do vậy sau khi gia công và sắp thành phẩm chân vịt phải được
cân bằng nhằm đưa về trọng tâm của chân vịt về tâm quay của nó.
a> Cân bằng tĩnh chân vịt
* Cấu tạo bệ thử cân bằng tĩnh.(Hình 2.28)
- Khung của bệ thử gồm những thanh sắt chữ V được hàn với
nhau.
- Chân bệ được thiết kế với những thanh sắt chữ V có tiết diện
lớn hơn thanh khung. Diện tích chân bệ lớn có tác dụng giữ thăng
bằng và cố định bệ thử.
- Mặt trên của khung gắn hai trục quay. Khoảng cách của hai
trục quay tới mặt đất không bằng nhau là để cân bằng tĩnh các
chân vịt có đường kính khác nhau.
Hình 2.28: Bệ thử cân bằng tĩnh * Các bước cân bằng tĩnh.
- Dùng palăng kéo chân vịt lên cao ngang bằng với độ cao của
trục quay. Sau đó lắp chân vịt vào trục quay.
- Tiến hành quay chân vịt, nếu cánh nào nặng hơn thì nó trở về
vị trí nằm dưới.
- Người ta đánh dấu cánh chân vịt nặng hơn. Sau đó tháo ra và mài. Thông thường người ta mài mặt hút của cánh chân vịt.
- Sau khi ước chừng mài được một lượng dư nhất định. Người
ta lại đưa chân vịt lên trục quay bệ thử và quay nếu cánh nào nặng
thì lại đánh dấu và tháo ra mài.
Quá trình này cứ lặp lại cho đến khi nào chân vịt có thể đứng yên
ở vị trí bất kì nào của cánh trên trục quay.
b> Cân bằng động.
+ Thực tế tại các cơ sở đúc không có bước kiểm tra cân bằng động.
CHƯƠNG 12
PHÂN TÍCH CÁC ƯU NHƯỢC ĐIỂM VÀ