0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Mạch điều khiển cơ cấu nâng:

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CẦU TRỤC 1 TẤN PHỤC VỤ CHO VIỆC DI CHUYỂN TÔN TẤM DOCX (Trang 124 -125 )

Thiết kế mạch điều khiển cho các cơ cấu công tác

4.2.3.1. Mạch điều khiển cơ cấu nâng:

Sơ đồ mạch điều khiển như hình 4.2.

Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mạch điều khiển này như

sau:

Công tắc tơ 1K, 2K để điều khiển đóng mở các tiếp điểm

thường đóng và thường mở của nó khi làm việc trên mạch điều

khiển. Máy biến áp (MBA) để hạ thế cung cấp điện cho khởi động

từ (KĐT) điều khiển hoạt động của cơ cấu nâng. Rơle nhiệt để bảo

vệ sự quá tải cho động cơ khi xảy ra sự cố.

Đóng cầu dao (CD) cung cấp điện 3 pha cho mạch, nhấn nút thường mở (CK) khởi động từ nhận được điện và sẵn sàng làm việc, tuy nhiên ở thời điểm này cơ cấu nâng chưa làm việc.

a. Điều khiển theo chiều nâng

Khi điều khiển theo chiều nâng ta nhấn nút nâng (N), công tắc tơ 1K có điện sẽ đóng các tiếp điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của nó cung cấp điện cho động cơ điện làm

động cơ quay theo chiều nâng vật, do phanh mắc đồng trục với động cơ điện nên đồng thời lúc đó phanh nhận điện và làm việc sẽ

ngừng cung cấp điện cho động cơ, đồng thời phanh đóng lại và kết

thúc quá trình nâng.

b. Điều khiển theo chiều hạ

Ta nhấn nút hạ (H), công tắc tơ 2K có điện sẽ đóng các tiếp

điểm thường mở và mở các tiếp điểm thường đóng của nó cung

cấp điện cho động cơ điện làm cho động cơ quay theo chiều hạ. Tương tự như trên cùng lúc đó phanh làm việc và mở phanh. Khi

thả nút nhấn (H) thì quá trình hạ kết thúc.

Các công tắc cuối sẽ làm việc khi cơ cấu nâng hay hạ vật vượt

quá giới hạn cho phép, nó sẽ ngắt điện ngừng cung cấp cho công

tắc tơ 1K và 2K, khi đó các tiếp điểm thường mở 1K và 2K sẽ không đóng lại, động cơ không có điện sẽ ngừng hoạt động.

Một phần của tài liệu THIẾT KẾ CẦU TRỤC 1 TẤN PHỤC VỤ CHO VIỆC DI CHUYỂN TÔN TẤM DOCX (Trang 124 -125 )

×