Môi trường vĩ mô

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT (Trang 37 - 41)

Hoạt động của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế thị trường chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau.Tuỳ theo thời gian,không gian và nội dung của các nhân tố mà ảnh hưởng được biểu thị ở góc độ khác nhau.Mục tiêu cơ bản là nhận biết được các nhân tố này,nhận biết được diễn biến và ảnh hưởng của chúng đến doanh nghiệp. Những nhân tố vĩ mô dẫn đến sự thay đổi trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý của doanh nghiệp tác động lên mặt hàng sữa bột bao gồm các nhân tố sau:

- Môi trường kinh tế:

Năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế có chiều hướng được khôi phục.

Mức sống của đại bộ phận dân Việt Nam còn thấp.Theo số liệu thống kê, thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam năm 2009 là khoảng 18,7 triệu đồng. Người thành thị thu nhập bình quân cao hơn người nông thôn 2,04 lần. Thu nhập bình quân của đồng bào thiểu số chỉ bằng 40% so với trung bình cả nước.

Giá 1kg sữa tươi tiệt trùng bằng 3kg gạo, vì vậy người dân nghèo chưa có tiền uống sữa.

Năm 2009, tăng trưởng kinh tế của Hà Nội đạt 6,7%. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng, khiến nhu cầu tiêu dùng hàng hóa ngày một gia tăng, đặc biệt là những mặt hàng bổ sung dưỡng chất như mặt hàng sữa.

- Môi trường công nghệ:

Thay đổi công nghệ tác động lên nhiều bộ phận của xã hội, cụ thể hơn là tác động lên bộ máy quản lý của các Doanh nghiệp kinh doanh sữa bột. Công nghệ bao gồm : Các thể chế, Các hoạt động liên quan đến việc sáng tạo ra các kiến thức mới, Thay đổi công nghệ tác động lên rào cản nhập và xuất, định hình lại cấu trúc ngành. Vì mục đích lợi nhuận, các điểm thu mua chỉ được thiết lập khi có đủ số lượng bò, đủ lượng sữa để đặt bồn và không quá xa nhà máy để giảm chi phí vận chuyển và an toàn vệ sinh sữa. Phương thức thu mua sữa giữa các Công ty với người chăn nuôi chưa thật bình đẳng và rõ ràng, khiến người chăn nuôi luôn có

cảm giác phần thiệt thuộc về mình. Hơn nữa, với sự phát triển của Hà Nội, thì sự tiếp nhận công nghệ là chuyện sớm hay muộn mà thôi.

- Môi trường văn hóa ,xã hội :

Việt Nam không phải là nước có truyền thống sản xuất sữa, vì vậy đại bộ phận đan chúng chưa có thói quen tiêu dùng sữa.Các thay đổi và các điều kiện công nghệ, chính trị-luật pháp, kinh tế và nhân khẩu phần nào ảnh hưởng đến suy nghĩ của chính những người tiêu dùng trong việc mua sữa để nâng cao đời sống cho những người thân.

- Môi trường nhân khẩu học :

Phân đoạn nhân khẩu học trong môi trường vĩ mô liên quan đến: Dân số : Dân số Việt Nam đang dần tăng lên theo mỗi năm, hiện nay dân số đã lên đến trên 86 triệu người. Trên thực tế, hiện mới chỉ có 10% dân số tiêu thụ 78% các sản phẩm từ sữa (chủ yếu là trẻ em ở Hà Nội và TPHCM) với mức tiêu thụ bình quân là 9 kg/người/năm.phân bố địa lý: Như trên, thị trường chủ yếu tiêu thụ sữa vẫn là các thành phố lớn, do nhu cầu của người dân ở từng vùng miền là khác nhau, vì thế các Doanh nghiệp, đại lý bán buôn bán lẻ vẫn tập trung nhiều ở thành phố, thị xã, những nơi đông dân có tri thức cao- so với miền núi, nơi vùng sâu vùng xa. Cộng đồng các dân tộc : Việt Nam có 54 dân tộc, trong số đó dân tộc Kinh chiếm nhiều nhất (87%), thường các dân tộc còn lại, các dân tộc thiểu số ít có nhu cầu tiêu dùng sữa hơn.Phân phối thu nhập : Thu nhập bình quân của người dân Việt Nam hiện nay vào khoảng 1000$/ năm, đó là con số ít ỏi so với các nước phát triển. Trên thực tế, sự phân phối thu nhập của người dân là không đều, gắn với sự phân bố địa lý, dân cư. Thu nhập của người dân ở thành thị cao hơn so với ở nông thôn, miền núi; do vậy nhu cầu tiêu dùng sữa của họ cũng khác nhau.

- Môi trường chính trị - luật pháp :

Các nhân tố chính trị và luật pháp cũng có tác động lớn đến mức độ của các cơ hội và đe dọa từ môi trường. Điều chủ yếu là cách thức tương tác giữa các doanh nghiệp & chính phủ. Việc thay đổi liên tục, phân đoạn này sẽ gây ảnh hưởng đáng

kể đến cạnh tranh. Các chính sách mới có liên quan của quản lý nhà nước. Các doanh nghiệp phải phân tích cẩn thận các triết lý, các chính sách liên quan mới của quản lý nhà nước. Luật chống độc quyền, luật thuế, các ngành lựa chọn để điều chỉnh hay ưu tiên, luật lao động, là những lĩnh vực trong đó các chính sách quản lý Nhà nước có thể tác động đến hoạt động và khả năng sinh lợi của ngành hay của các doanh nghiệp:

*Chính phủ ban hành các đạo luật nhằm ngăn ngừa một số hành vi dẫn đến độc quyền như các doanh nghiệp cấu kết với nhau để nâng giá bán sản phẩm hay hạn chế một số cơ cấu thị trường nhất định. Các nước có thị trường phát triển thường dùng biện pháp này để điều tiết những doanh nghiệp lớn, chiếm thị phần rất cao trong khoảng thời gian dài.

* Khuyến khích cạnh tranh: chính phủ thi hành các chính sách khuyến khích cạnh tranh bằng cách phá bỏ những rào cản để các doanh nghiệp mới dễ xâm nhập thị trường hơn hoặc khuyến khích sự hình thành của các doanh nghiệp

* Điều tiết việc định giá của các doanh nghiệp độc quyền: trái với các điều luật chống độc quyền trong đó quy định các hành vi doanh nghiệp không được làm, chính phủ có thể đề ra các quy định cưỡng chế doanh nghiệp phải định giá như thế nào. Đây là biện pháp phổ biến để kiểm soát các công ty thuộc sở hữu nhà nước. * Kiểm soát giá cả đối với doanh nghiệp độc quyền: chính phủ quy định giá trần để doanh nghiệp độc quyền bán sản phẩm ở mức giá của thị trường cạnh tranh nhằm đạt mức sản lượng hiệu quả. Tuy nhiên biện pháp này có một khó khăn cơ bản là chính phủ rất khó xác định mức giá của thị trường cạnh tranh và do vậy có thể dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hóa khi mức giá trần quá bất hợp lý.

* Đánh thuế: việc sử dụng chính sách thuế có thể làm giảm bớt lợi nhuận siêu ngạch của doanh nghiệp độc quyền, phân phối lại của cải xã hội. Thế nhưng trong thị trường độc quyền gánh nặng thuế nói chung sẽ dồn vào người tiêu dùng nhiều hơn và vì thế cần phải được áp dụng một cách hết sức thận trọng.Trên phạm vi toàn cầu các công ty cũng phải đối mặt với hàng loạt các vấn đề đáng quan tâm về chính trị pháp luật.Các chính sách thương mại, rào cản bảo hộ: Hàng rào thuế

quan, hàng rào phi thuế quan, hạn ngạch thương mại, giấy phép xuất nhập khẩu, các hàng rào kỹ thuật … nhằm hạn chế sự xuất - nhập khẩu ồ ạt không trong khuôn phép của Nhà nước.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w