Công tác kiểm tra, giám sát đối với mặt hàng sữa bột trên địa bàn HN

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT (Trang 35 - 36)

Kiểm tra giám sát sữa thiếu đạm.

* Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng đã gửi văn bản cảnh báo đến Bộ Y tế, Bộ Khoa học - công nghệ và Bộ Công thương từ tháng 10-2008, nhưng phải đến đầu tháng 2-2009, sau khi báo chí lên tiếng, những kết quả kiểm tra từ năm 2008 mới được công bố.Việc công bố kết quả kiểm tra mẫu sữa tùy thuộc những người thực hiện kiểm tra. Trong trường hợp người chủ trì là Sở Y tế, họ có thể xem xét tính chính xác của kết quả kiểm nghiệm trước khi công bố. Nếu xét thấy kết quả đảm bảo về tính chính xác có thể công bố thông tin, nhưng nếu hàm lượng dinh dưỡng trong sản phẩm không thấp hơn mức công bố nhiều, họ chỉ cần mời cơ sở đến để yêu cầu khắc phục. Trong thời gian bảy ngày mà cơ sở chưa khắc phục thì có thể xử phạt tùy theo mức độ vi phạm. Trường hợp người làm kiểm nghiệm vì mục đích nghiên cứu thì công bố hay không là quyền của nhà nghiên cứu. Vấn đề ở đây chỉ còn là Bộ Y tế chưa trả lời cảnh báo của Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng.Nhận được kiến nghị của công dân thì phải trả lời cho họ, nếu xử lý kiến

nghị rồi thì cũng phải thông báo cho họ biết là xử lý như thế nào. Như trong luật quy định là 15 ngày phải trả lời. Theo chúng tôi, một trong những lý do dẫn đến kết quả quản lý vệ sinh thực phẩm như hiện nay là lương thấp nên cán bộ không quan tâm thực hiện. Rất may Quốc hội đã có dự kiến cuối năm nay thảo luận về luật này, mổ xẻ tất cả vấn đề, hi vọng năm 2010 vấn đề vệ sinh thực phẩm sẽ được cải thiện. Rõ ràng vai trò của các cơ quan quản lý nhà nước trong vấn đề quản lý chất lượng hàng hóa, dịch vụ rất quan trọng.

Hoạt động thanh tra, kiểm tra của cơ quan nhà nước không chỉ là các đợt thanh tra diện rộng, thanh tra chuyên đề vào dịp tết, trung thu... Những hoạt động đó rất quan trọng nhưng nếu chỉ làm có tính chất phong trào thì với những người sản xuất không chân chính họ sẵn sàng có biện pháp đối phó. Và trong nhiều trường hợp, hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm sẽ rất hạn chế. Cho nên cần phải đẩy mạnh thanh tra đột xuất, không báo trước, tăng cường thanh tra trên thị trường.

* Không chỉ hạn chế trong việc hậu kiểm, người tiêu dùng cũng không hài lòng với những phản ứng chậm chạp của các cơ quan quản lý nhà nước khi vụ việc đã được phát hiện. Nói riêng với trường hợp sữa không đảm bảo hàm lượng đạm, là do phản ứng của cơ quan quản lý nhà nước chậm. Một khi có hiện tượng không bình thường về chất lượng đối với một sản phẩm là mặt hàng thiết yếu của người dân, ảnh hưởng đến sức khỏe, đến sự phát triển nòi giống thì cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc ngay lập tức và phải nhanh chóng kiểm tra, thanh tra.

Ban chỉ đạo 127 TƯ (chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại- PV) vừa có văn bản số 18/BCĐ-QLTT (ngày 24/3) kiến nghị lên Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân chuyển trách nhiệm chính trong công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát mặt hàng sữa cho Bộ Y tế và Ban chỉ đạo quốc gia về Vệ sinh an toàn thực phẩm chủ trì.

Một phần của tài liệu TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI MẶT HÀNG SỮA BỘT (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w