ĐÁNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT HÀNH VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN (TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ CÁC TỈNH PHIÁ BẮC).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về công ty cổ phần, thị trường chứng khoán, niêm yết và một số vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán (Trang 109 - 118)

5. Về công tác quản lý Nhà nước đối với TTCK

ĐÁNH GIÁ CÁC DOANH NGHIỆP TIỀM NĂNG PHÁT HÀNH VÀ NIÊM YẾT CHỨNG KHOÁN (TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ CÁC TỈNH PHIÁ BẮC).

CHỨNG KHOÁN (TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM VÀ CÁC TỈNH PHIÁ BẮC).

Việc đánh giá các DN tiềm năng phát hành và niêm yết chứng khoán được dựa trên số liệu điều tra thực tế. Trong số 200 DN được TTGDCK Tp.HCM điều tra thông qua bảng câu hỏi, có 48 DN trả lời không hợp lệ. Trong tổng số 152 DN có ý kiến trả lời, số DN có doanh thu lớn hơn 100 tỷ đồng là 27 DN, từ 50 tỷ đến 100 tỷ là 26 DN, còn lại là các DN có doanh thu nhỏ hơn 50 tỷ. Nếu tính theo tỷ lệ doanh thu trên vốn chủ sở hữu, 26 DN có tỷ lệ này lớn hơn 10 (lần); 27 DN có tỷ lệ từ 5-10.

Đối với các DN có tỷ lệ doanh thu trên vốn chủ sở hữu lớn, hầu hết đều là các DN hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, chế biến, số ít còn lại thuộc các ngành công nghiệp, xây dựng. Đối với các DN có tỷ lệ doanh thu trên vốn chủ sở hữu nhỏ (tỷ lệ từ 1 đến 3 lần), chủ yếu thuộc lĩnh vực công nghiệp.

- Tổng hợp và phân tích kết quả điều tra : Bảng 2: Loại hình doanh nghiệp

STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Công ty cổ phần 62 40,78

2 Công ty 46 30,26

3 Công ty TNHH 31 20,39

4 Doanh nghiệp tư nhân 13 8,55

Tổng cộng 152 100,00

Bảng 3: Lĩnh vực hoạt động

STT Loại hình doanh nghiệp Số lượng Tỷ lệ (%)

1 Công nghiệp 57 37,5

2 Giao thông, vận tải 8 5,26

3 Chế biến 6 3,94

4 Thương mại, dịch vụ 53 34,86

5 Bưu chính, viễn thông 4 2,63

6 Đầu tư 5 3,24

7 Xây dựng 16 10,52

8 Các ngành khác 3 1,97

Bảng 4: Cơ cấu vốn của doanh nghiệp

STT Cơ cấu vốn Số lượng

1 Vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ đồng 53 2 Vốn chủ sở hữu từ 5 đến 10 tỷ đồng 25 3 Vốn chủ hữu dưới 5 tỷ đồng 37 4 Tỷ lệ vốn Nhà nước: - Trên 30% - Dưới 30% 77 38 Nhận định: (1)Về quy mô vốn:

Trong tổng số 152 DN điều tra, 115 DN có ý kiến trả lời về quy mô vốn. Số DN có vốn chủ sở hữu trên 10 tỷ đồng là 53 DN (chiếm 46,08%), số DN có vốn chủ sở hữu từ 5 đến 10 tỷ đồng là 25 DN (chiếm 21,73%), còn lại là các DN có vốn dưới 5 tỷ đồng. Các DN có vốn lớn theo Bảng 4, tập trung chủ yếu vào các DN thuộc các ngành như xây dựng, công nghiệp và đầu tư. Các DN có vốn nhỏ dưới 05 tỷ đồng chủ yếu thuộc các ngành như thương mại, dịch vụ, chế biến, du lịch và một số ngành khác.

(2)Về cơ cấu vốn:

Đối với khối DN cổ phần, tỷ trọng vốn vay trong tổng vốn kinh doanh thường chiếm trên 60%. Tỷ lệ vốn vay ngân hàng chiếm phần đáng kể trong tổng vốn kinh doanh của của các DN. Theo số liệu điều tra, có 53/115 DN trên địa bàn Tp.HCM vay vốn ngân hàng trên 30% trong tổng số nguồn vốn huy động. Tuy nhiên, có một số DN thuộc các lĩnh vực công nghiệp, bưu chính viễn thông, giao thông vận tải… có vốn đầu tư lớn và chưa xác định được chính xác cơ cấu vốn của DN, nên số liệu vừa nêu không hoàn toàn chính xác.

Bảng 5: Nhu cầu về vốn của doanh nghiệp đến năm 2010

STT Giai đoạn Nhu cầu vốn

1 Từ năm 2001 đến năm 2005 44.023,01 tỷ đồng 2 Từ năm 2006 đến năm 2010 85.046,03 tỷ đồng

Tổng cộng 129.069,04 tỷ đồng

Nhận định:

Trong tình hình hiện nay, rất nhiều DN chưa xác định được phương án sản xuất kinh doanh một cách rõ ràng trong thời gian tới, nên việc DN đưa ra nhu cầu vốn chỉ là dự kiến, vì vậy những số liệu nêu ở Bảng 5 trong thực tế có thể lớn hơn rất nhiều. Mặt khác, đa số DN đều tự bằng lòng với quy mô hoạt động của mình, nên chưa có ý định mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Một số DN khác có dự định này thì chưa có kế hoạch và dự án đầu tư mở rộng cụ thể.

Bảng 6: Mục đích huy động vốn của doanh nghiệp

STT Mục đích huy động vốn Số lượng doanh nghiệp

1 Bổ sung vốn lưu động 79

2 Mở rộng sản xuất 54

3 Đổi mới công nghệ 25

4 Để trả nợ 3

5 Mục đích khác 5

Nhận định:

Bảng 6 cho thấy, mục đích huy động vốn hiện mới tập trung chủ yếu vào bổ sung vốn lưu động, mở rộng sản xuất và đổi mới công nghệ. Có đến 51,97% DN huy động vốn là để bổ sung vốn lưu động, 35,52% DN huy động vốn là để mở rộng sản xuất kinh doanh, và 16,44% DN là để đổi mới công nghệ. Các mục đích huy động vốn để trả nợ và nhằm mục đích khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ.

Bảng 7: Nguồn vốn huy động chủ yếu

STT Nguồn vay Số lượng doanh nghiệp

1 Vay ưu đãi 11

2 Ngân hàng 97

3 Công nhân viên 30

4 Liên doanh 0

5 Phát hành cổ phiếu 61

6 Phát hành trái phiếu 0

7 Nguồn khác 45

Nhận định:

Những DN huy động vốn từ nguồn vay ưu đãi khá thấp, chỉ có 11 DN, chiếm 7,23%. Nguồn vốn huy động từ phát hành trái phiếu là 0% và cổ phiếu 40,13% tổng số DN điều tra. Nguồn vốn vay chủ yếu của các DN hiện nay là vay ngân hàng. Có 97 DN là vay vốn từ ngân hàng, chiếm tỷ lệ khá lớn (63,81%). Nhiều DN cũng thực hiện việc vay vốn từ các nguồn khác, như huy động từ dân cư, từ các tổ chức kinh tế, và một hình thức huy động vốn được nhiều DN áp dụng đó là chiếm dụng vốn từ khách hàng.

Bảng 8: Những khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải khi vay vốn từ ngân hàng. Mức độ Khó khăn Lãi suất cao Thủ tục vay vốn khó khăn

Điều kiện vay vốn đòi hỏi quá cao so với điều kiện của doanh nghiệp

Mức I 63 37 17

Mức II 21 43 31

Mức III 35 12 72

Mức IV 0 0 0

Nhận định:

Có đến 63 DN điều tra (chiếm 41,44%) chọn mức độ khó nhăn nhất khi vay vốn là lãi suất cao. Điều này cũng dễ nhận thấy bởi trong tình hình thực tế hiện nay, tỷ suất lợi nhận của DN thấp hơn lãi suất tín dụng của ngân hàng khá nhiều, lãi làm ra của DN không đủ bù đắp phần trả lãi và vốn gốc khi vay ngân hàng.

(2)Khó khăn do thủ tục vay vốn:

Nhiều DN cho rằng thủ tục vay vốn ngân hàng là quá phức tạp và khó khăn. Số DN chọn mức độ khó khăn nhất do thủ tục vay vốn chiếm 24,34% (37 doanh nghiệp). Số DN chọn thủ tục vay vốn là khá khó khăn lớn thứ hai chiếm 28,28% (43 DN), chứng tỏ thủ tục vẫn là một vấn đề tương đối khó khăn trong thời điểm hiện nay.

(3)Khó khăn về điều kiện vay vốn:

Về vấn đề này, có rất nhiều DN được hỏi cho rằng đây chỉ là mức độ khó thứ ba trong các khó khăn gặp phải khi vay vốn của ngân hàng. Ngoài ra, một số DN còn có những khó khăn khác nhưng đều không được đánh giá là khó khăn lớn nhất, và các khó khăn này thường chỉ xảy ra do đặc thù từng ngành.

Có thể nói trong thời điểm hiện nay, vấn đề đề các ngân hàng gây khó khăn cho các DN trong việc vay vốn thực chất chỉ liên quan đến thủ tục hành chính. Trong thực tế, các DN vẫn vay được vốn và sử dụng vốn vay ngân hàng để hoạt động.

Bảng 9: Doanh nghiệp cho ý kiến về những ưu đãi đối với doanh nghiệp khi tham gia niêm yết.

STT Yù kiến Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

1 Được 135 88,81

2 Chưa được 2 1,31

3 Doanh nghiệp không trả lời 15 9,88

Bảng 10: Ý định của doanh nghiệp về huy động vốn trên TTCK

STT Yù kiến Số lượng doanh nghiệp Tỷ lệ (%)

1 Có 43 28,28

2 Không 77 50,65

3 Doanh nghiệp không trả lời 32 21,07

Tổng cộng 152 100,00

Bảng 11: Thời gian dự kiến huy động vốn trên TTCK

STT Thời kỳ Số lượng doanh nghiệp dự kiến huy động Số tiền (tỷ đồng) 1 2001-2005 11 545 2 2006-2010 32 1.221 Tổng cộng 43 1.766 Nhận định (Bảng 9, 10, 11):

(1)Về dự định tham gia vào TTCK:

Số liệu tại các bảng nói trên cho thấy, số DN có ý định huy động vốn trên TTCK là không nhiều (43 DN), chiếm 28,28% tổng số DN được điều tra. Số DN còn lại chưa có ý định tham gia huy động vốn trên thị trường là do chưa hiểu rõ lợi ích của việc phát hành trên TTCK, cũng như chưa đủ điều kiện tham gia thị trường. Như vậy, mặc dù việc huy động vốn trên TTCK là một hình thức hoàn toàn mới mẻ đối với DN Việt Nam, song qua số liệu điều tra cho thấy nhiều DN đã có phần quan tâm đến hình thức huy động vốn này, là do đòi hỏi khách quan của các DN trong việc huy động vốn thông qua TTCK.

(2)Về thời gian dự kiến sẽ huy động vốn trên thị trường:

Đa số DN đều chưa có chủ trương tham gia TTCK trong thời gian tới, và hầu hết DN đều chưa có kế hoạch cụ thể, chưa ước tính chính xác thời điểm tham gia

thị trường, chưa ước tính được số lượng vốn cần huy động, vì vậy mà số liệu ở Bảng 11 chỉ có tính tham khảo.

Bảng 12: Về phương thức huy động vốn dự kiến của doanh nghiệp.

STT Phương thức huy động dự kiến Số lượng doanh nghiệp

1 Vay vốn ngân hàng 74

2 Phát hành cổ phiếu 43

3 Phát hành trái phiếu 0

4 Nguồn khác 35

Nhận định:

Trong tổng số 43 DN có ý định huy động vốn trên TTCK, cả 43 DN này đều có ý định huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu (chủ yếu là phát hành hạn chế), không có DN nào dự kiến phát hành trái phiếu. Thông thường, đối với DNNN CPH hoặc các CTCP, hình thức phát hành cổ phiếu là phổ biến, hình thức phát hành trái phiếu chỉ phổ biến ở các ngân hàng TMCP. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể là do những yếu tố sau:

(1)Chi phí lớn

(2)Lãi suất trả vay bằng trái phiếu cao hơn vay ngân hàng (3)Đòi hỏi lợi nhuận trung bình hàng năm của DN phải đều đặn.

(4)Huy động vốn gặp khó khăn do thói quen đầu tư của người Việt Nam.

Bảng 13: Về đối tượng phát hành dự kiến.

STT Đối tượng Số lượng doanh nghiệp

1 Huy động vốn với số nhà đầu tư hạn chế:

Trong nội bộ và một số ít nhà đầu tư cá nhân bên ngoài.

Một số tổ chức có quan hệ 23 03

2 Phát hành rộng rãi ra công chúng với khối lượng vốn

huy động trên 10 tỷ 09

Cho đến nay vẫn còn khá nhiều DN chưa muốn phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng, chủ yếu vẫn là phát hành trong nội bộ DN và một số ít nhà đầu tư cá nhân bên ngoài. Trong số 43 DN có ý định phát hành chứng khoán, có đến 23 DN muốn phát hành trong nội bộ và một số ít cá nhân bên ngoài, 09 DN phát hành cho một số tổ chức có quan hệ. Nguyên nhân của hiện tượng này có thể do DN chưa nhận thấy những lợi ích của việc huy động vốn rộng rãi, không muốn có những thay đổi trong tỷ lệ sỡ hữu, ngại thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin khi phát hành chứng khoán ra công chúng.

Bảng 14: Doanh nghiệp cần sự hỗ trợ gì khi huy động vốn trên TTCK

STT Hỗ trợ Số lượng

doanh nghiệp 1 Tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục, hồ sơ pháp lý phát

hành chứng khoán ra công chúng.

145 2 Những ưu đãi về thuế, phí, lệ phí. 132 3 Đào tạo kiến thức về chứng khoán cho nhà quản trị công

ty.

125 4 Được cung cấp các thông tin về TTCK trong nước và khu

vực, thông tin về các văn bản pháp lý, quản lý về phát hành chứng khoán.

97

5 Cần sự tư vấn về xác định giá trị doanh nghiệp. 63 6 Cần có các quy định thuận lợi cho việc chuyển nhượng

cổ phần.

52 Nhận định:

Những vấn đề cần hỗ trợ cho DN ở Bảng 14 được đa số DN tán thành. Có 95,39% DN cần được hỗ trợ về tư vấn thủ tục và hồ sơ phát hành chứng khoán, 86,84% DN cần sự hỗ trợ về những ưu đãi thuế, phí và lệ phí, đặc biệt có đến

82,23% DN cho rằng họ rất cần được đào tạo kiến thức về chứng khoán và TTCK cho ban quản lý của DN. Các đòi hỏi về hỗ trợ cung cấp thông tin chứng khoán và TTCK, thông tin về văn bản pháp lý, sự hỗ trợ về tư vấn xác định giá trị DN… cũng được rất nhiều DN quan tâm.

Tóm lại, mặc dù quy mô điều tra của TTGDCK Tp.HCM còn nhỏ, song đề tài hy vọng rằng các DN được điều tra đã bao quát phần nào tiềm năng phát hành và niêm yết của thị trường. Thông qua điều tra phân tích 152 DN, đề tài đã đi sâu tìm hiểu và phân tích khả năng tham gia TTCK của họ, chú trọng phân tích những tồn tại và hạn chế cần khắc phục của các DN này. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất một số khuyến nghị và giải pháp để thúc đẩy các DN tiềm năng liên niêm yết (Các khuyến nghị và giải pháp này được trình bày chi tiết trong Chương III).

Phụ lục 7

Một phần của tài liệu Nghiên cứu về công ty cổ phần, thị trường chứng khoán, niêm yết và một số vấn đề liên quan đến việc thúc đẩy các doanh nghiệp tiềm năng lên niêm yết trên thị trường chứng khoán (Trang 109 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)