Các biện pháp cụ thể mà chính phủ Hàn Quốc đã áp dụng trong từng giai đoạn của tiến trình phát triển hệ thống niêm yết này là:
Các chính sách thúc đẩy quá trình tư nhân hóa các DNNN.
Chính phủ Hàn Quốc thực hiện các chương trình tư nhân thê từng giai đoạn: Giai đoạn 01 (1968): Thực hiện tư nhân hoá các DN thuộc nhóm sản xuất, vận tải và hàng không.
Giai đoạn 02 (1980): Thực hiện tư nhân hóa 07 DNNN (trong đó có 05 ngân hàng) bằng cách bán phần sở hữu của nhà nước ra công chúng.
Giai đoạn 03 (từ năm 1987): Bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước của 11 DN lớn như Công ty năng lượng điện Hàn Quốc. Công ty Thép Po-Hang, Công ty Bưu chính viễn thông Hàn Quốc và SGDCK Hàn Quốc.
Giai đoạn 04 (1993): Thực hiện một chương trình tổng thể chuyển toàn bộ phần sở hữu nhà nước sang sở hữu tư nhân.
Giai đoạn 05 (1997): Ban hành luật đặt biệt về tư nhân hóa và tăng cường cơ cấu quản lý các DNNN.
Chính sách khuyến khích các công ty tư nhân phát triển cổ phiểu ra công chúng.
- Ưu đãi về thuế: Các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng được hưởng mức ưu đãi với thuế suất thấp hơn, đồng thời được phép trả dần thuế TNDN.
- Ưu đãi về tài chính và kinh doanh: các công ty phát hành cổ phiếu ra công chúng sẽ được hưởng những ưu tiên khi sử dụng vốn vay ngân hàng và nguồn vốn nước ngoài. Các quy định liên quan đến lượng vốn vay ngân hàng, việc mua lại công ty khác, việc thâm nhập vào một lĩnh vực kinh doanh mới, quy mô vốn được phép thực hiện tài trợ cho các công ty khác, việc mua bất động sản không vì mục đích kinh doanh… được nới lỏng cho các công try phát hành ra công
chúng. Ngoài ra, các công ty còn được phép khấu hao thêm 20% tài sản cố định so với mức tính khấu hao thông thường.
- Việc bảo vệ quyền quản lý của người sáng lập: Để bảo vệ nguyên quản lý của người sáng lập, Chính phủ quy định bất kỳ người nào muốn mua từ 10% trở lên lượng cổ phiếu đang lưu hành của một CTNY thì phải được sự chấp thuận trước của Ủy ban tài chính Chứng khoán Hàn quốc.
- Các biện pháp cưỡng chế đã thực hiện như: Chỉ định những công ty làm ăn có hiệu quả phát hành chứng khoán ra công chúng. Các công ty có đủ điều kiện sẽ phải đăng ký và nộp các báo cáo tài chính quản lý chứng khoán nhằm mục đích công bố thông tin, khuyến khích hoạt động quản lý công ty và tập dượt việc phát hành ra công chúng.
- Các biện pháp khác: Khuyến khích các công ty liên doanh phát hành ra công chúng, phát triển thị trường giao dịch phải tập trung OTC cho các DN vửa và nhỏ.
Chính sách khuyến khích các công ty tham gia niêm yết.
Sau khi các công ty thực hiện phát hành ra công chúng, Chính phủ Hàn Quốc chú trọng vào các Chính sách hỗ trợ để khuyến khích các công ty tham gia niêm yết, cụ thể là:
- CTNY sẽ được giảm 20% thuế TNDN. Cổ đông của các công ty tham gia niêm yết cũng được giảm thuế thu nhập từ cổ tức. Chính sách ưu đãi này là tác động gián tiếpđể người giữ cổ phiếu thông qua Đại hội cổ đông quyết định việc tham gia niêm yết của công ty.
- Mặt khác, để hỗ trợ về kỹ thuật đối với các công ty đại chúng chuẩn bị tham gia niêm yết, SGDCK Hàn Quốc cử người theo sát và giúp đỡ các công ty từ trước khi niêm yết đến sau khi niêm yết. Các chuyên gia của SGDCK Hàn Quốc liên hệ dhặt chẽ với các công ty bảo lãnh ngay từ quá trình chuẩn bị niêm yết
(với các hoạt động như tìm các nhà đầu tư tiềm năng, tổ chức hội thảo, hội nghị, tiếp xúc với các công ty, gặp gỡ công chúng đầu tư và một loại các hoạt động khác nữa). Sau khi cổ phiếu đã được niêm yết, SGDCK tiếp tục hỗ trợ các CTNY, coi các công ty này như khách hàng của mình và cung cấp các dịch vụ tiện ích cho họ.
Với những biện pháp tích cực trong việc thúc đẩy sự phát triển của hệ thống niêm yết, Hàn Quốc đã đạt được những kết quả khả quan. Trong năm 1968, Hàn Quốc đã nâng được số lượng các công ty niêm yết từ 12 lên 34 Công ty. Chỉ trong vòng 8 năm tiếp theo đó, tính đến năm 1976, số lượng công ty niêm yết đã tăng hơn gấp 8 lần, lên đến 274 công ty. Hiện nay, hầu hết các công ty ở Hàn Quốc đều có cổ phiếu niêm yết trên TTCK tập trung hoặc thị trường OTC.
1.2. Tiêu chuẩn niêm yết của Sở giao dịch Chứng khoán Hàn Quốc.
(1) Một công ty nộp đơn xin niêm yết cổ phiếu lên SGDCK Hàn Quốc phải đáp ứng một số tiêu chuẩn được quy định trong Luật Chứng khoán Hàn Quốc. Các công ty thông thường phải đạt được một số tiêu chuẩn về mặt định lượng như: Thời gian hoạt động kể từ khi thành lập Công ty cho đến thời điểm niêm yết, vố cổ phần và số lượng cổ phiếu, doanh thu bán hàng tình hình sở hữu của cổ đông, tỷ lệ nợ, tỷ lệ lợi nhuận trên vốn cổ phần, giá trị tổng tài sản và thu nhập, cùng những hạn chế đối với việc chuyển phần vốn thặng dư thành vốn cổ phần và phát hành quyền mua cổ phiếu mới…chẳng hạn như:
Thời gian hoạt động của công ty kể từ khi thành lập đến thời điểm nộp đơn xin niêm yết phải từ 05 năm trở lên, và không bị gián đoạn về thời gian hoạt động. Quy định này tối thiểu là 01 năm đối với công ty muốn niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC. Vốn điều lệ không ít hơn 05 tỷ Won2. Số lượng cổ phiếu lưu
2 Theo tỷ giá USD/Won ngày 06/10/2004, 01 USD = 1.145 Won. Vậy 05 tỷ Won = 4.366.812,2 USD (tương đương 69,8 tỷ đồng Việt Nam), nếu so về vốn điều lệ thì tiêu chuẩn về vốn của Hàn Quốc gấp (tương đương 69,8 tỷ đồng Việt Nam), nếu so về vốn điều lệ thì tiêu chuẩn về vốn của Hàn Quốc gấp 13,76 lần so với tiêu chuẩn (tối thiểu 05tỷ) của Việt Nam.
hành phải không dưới 300.000 cổ phiếu. Trong trường hợp mệnh giá cổ phiếu lớn hơn 5.000 Won và số lượng cổ phiếu lưu hành ít hơn 300.000 cổ phiếu thì phải tiến hành tách cổ phiếu để chia nhỏ giá trị mệnh giá.
Doanh thu trung bình của 3 năm gần nhất phải từ 15 tỷ Won trở lên, và doanh thu của năm hoạt động trước khi niêm yết phải từ 20 tỷ Won trở lên. Đối với những công ty tài chính như ngân hàng, CTCK, công ty bảo hiểm, NHTM hoặc các công ty cho thuê tài chính, doanh thu dịch vụ từ hoạt động kinh doanh chính được xem là doanh thu bán hàng.
Về tỷ lệ sở hữu của cổ đông, việc chào bán lần đầu ra công chúng phải được thực hiện vào năm gần nhất trước thời điểm nộp đơn xin đăng ký niêm yết. Số lượng cổ phiếu (hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết) chào bán cho công chúng ít nhất phải chiếm 30% tổng số cổ phiếu đang lưu hành (hoặc cổ phiếu có quyền biểu quyết), hoặc ít nhất là 10% trong trường hợp tổng số cổ phiếu chào bán cho công chúng là từ 10 triệu cổ phiếu trở lên. Số lượng cổ đông nhỏ sở hữu cổ phiếu có quyền biểu quyết (nắm giữ dưới 01% tổng số cổ phiếu đang lưu hành) phải là 1.000 người trở lên.
(2) Bên cạnh các tiêu chuẩn trên, các công ty xin đăng ký niêm yết phải đạt được các tiêu chuẩn về mặt định tính như:
Ý kiến kiểm toán đối với các báo cáo tài chính trong 03 năm trước khi xin niêm yết. Phải là chấp thuận hoặc chấp thuận có ngoại trừ. Trong trường hợp này, công ty xin niêm yết bắt buộc phải được kiểm toán bởi một tổ chức kiểm toán độc lập cho 03 năm trước đó. Đặc biệt, đối với năm liền trước khi xin niêm yết báo cáo tài chính phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập do UBCK quy định.
Tỷ lệ sở hữu của cổ đông kiểm soát hoặc các cổ đông nắm giữ từ 01% trở lên tổng số cổ phiếu đang lưu hành, phải không thay đổi trong vòng một năm trước
khi niêm yết. Tuy nhiên, quy định này cũng không áp dụng đối với một số trường hợp đặc biệt như: Phát hành ra công chúng, kế hoạch phân phối cổ phiếu cho người lao động, thừa kế, tặng cho hoặc sát nhập, thực hiện quyền đối với trái phiếu chuyển đổi…Ngoài ra, khi đăng ký niêm yết, công ty phải không ở trong tình trạng dính líu đến các hoạt động vi phạm pháp luật hoặc các thủ tục tranh tụng trước toà…
Như vậy, các tiêu chuẩn mà SGDCK Hàn Quốc áp dụng đối với một công ty đăng ký niêm yết lần đầu cho thấy khá chi tiết, cụ thể và chặt chẽ. Trong những tiêu chuẩn này, Sở đã có những phần quy định riêng đối với những nhóm công ty hoạt động trong những lĩnh vực đặc thù như các công ty tài chính, hoặc các công ty đang niêm yết trên thị trường OTC.