III. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
7. Lợi nhuận sau
thuế 13.172.494 8.161.688 8.993.547 8. Tỷ suất lợi nhuận VCĐ (=7/4) 0,23 0,13 0,15 9. Số tiền khấu hao lũy kế 45.328.833 62.667.078 83.140.943 10. Nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá 114.321.514 123.909.364 141.622.578 11. Hệ số hao mòn TSCĐ (=9/10) 0,40 0,51 0,59 12. Nguyên giá TSCĐ bình quân trong kỳ 93.945.956 119.115.439 132.765.971 13. Hiệu suất sử dụng TSCĐ (=1/12) 2,42 2,12 2,23 14. Giá trị còn lại của TSCĐ 68.992.681 61.242.286 58.481.635 15. Tổng tài sản 138.575.904 160.501.119 208.497.621 16. Tỷ suất đầu tư TSCĐ (=(14/15)*100) 49,79 38,16 28,05 Nhận xét: - Hiệu suất sử dụng vốn cố định:
Báo cáo thực tế môn học GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN
Biểu đồ 3: Hiệu suất sử dụng VCĐ
* Năm 2008 thì hiệu suất sử dụng VCĐ là 3,96. Điều này có ý nghĩa là cho biết 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo ra được 3,96 đơn vị doanh thu.
* Năm 2009, hiệu suất sử dụng VCĐ là 3,87 . Điều này có ý nghĩa là cho biết 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo ra được 3,87 đơn vị doanh thu.
* Năm 2010, hiệu suất sử dụng VCĐ là 4,94. Điều này có ý nghĩa là cho biết 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ tạo ra được 4,94 đơn vị doanh thu.
Trong 3 năm gần đây, hiệu suất sử dụng VCĐ của doanh nghiệp có sự thay đổi nhẹ. Hiệu quả sử dụng VCĐ tương đối ổn định và với mức như vậy là tương đối cao so với các công ty khác.
- Hàm lượng VCĐ:
* Năm 2008, hàm lượng VCĐ là 0,25. Điều này cho biết để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần 0,25 đơn vị vốn cố định.
* Năm 2009, hàm lượng VCĐ là 0,26. Điều này cho biết để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần 0,26 đơn vị vốn cố định.
* Năm 2010, , hàm lượng VCĐ là 0,2. Điều này cho biết để tạo ra 1 đơn vị doanh thu cần 0,2 đơn vị vốn cố định.
Trong 3 năm thì hàm lượng VCĐ không thay đổi nhiều và chỉ tiêu này nhỏ chứng tỏ hiệu suất sử dụng VCĐ khá cao.
Báo cáo thực tế môn học GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN
- Tỷ suất lợi nhuận VCĐ:
Biểu đồ 4: Tỷ suất lợi nhuận VCĐ
* Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận VCĐ là 0,23. Phản ánh 1 đơn vị vốn cố định trong kỳ có thể tạo ra 0,23 đơn vị lợi nhuận sau thuế thu nhập. Tương tự các năm 2009 và 2010 cứ 1 đơn vị VCĐ trong kỳ có thể tạo ra 0,13 và 0,15 đơn vị lợi nhuận sau thuế TNDN.
Trong 3 năm thì năm 2009 và 2010 có tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm đi so với năm 2008. Nguyên nhân chủ yếu là do năm 2009, 2010 số vốn cố định bình quân cao hơn so với năm 2008. Trong khi đó lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009,2010 nhỏ hơn năm 2008. Có sự giảm sút này là do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm nhiều vì giá vốn hàng bán tăng lên theo các năm. Đây là vấn đề chung của nền kinh tế khi giá nguyên vật liệu đầu vào có sự tăng mạnh do hậu quả của lạm phát.
- Hệ số hao mòn TSCĐ:
Biểu đồ 5: Hệ số hao mòn TSCĐ
Báo cáo thực tế môn học GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN
Năm 2008, 2009, 2010 lần lượt là 0,4; 0,51; 0,59. Điều này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ trong doanh nghiệp so với thời điểm đầu tư ban đầu. Chỉ số này tăng dần theo các năm, chứng tỏ mức độ hao mòn TSCĐ theo mỗi năm càng cao điều này phù hợp với thực tế sử dụng máy móc của công ty.
- Hiệu suất sử dụng TSCĐ:
Năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 2,42; 2,12; 2,23. Phản ánh 1 đơn vị TSCĐ trong kỳ tạo ra lần lượt 2,42; 2,12; 2,23 đơn vị doanh thu trong kỳ. Qua đây thấy năm 2008 là năm mà hiệu suất sử dụng TSCĐ cao hơn năm 2009 và 2010.
- Tỷ suất đầu tư TSCĐ:
Năm 2008, 2009, 2010 có tỷ suất đầu tư TSCĐ lần lượt là 49,79%; 38,16%; 28,05%. Phản ánh mức độ đầu tư vào TSCĐ trong tổng giá trị TS của DN. Nghĩa là trong 1 đơn vị giá trị tài sản của doanh nghiệp có 49,79%; 38,16%; 28,05% đồng được đầu tư vào TSCĐ lần lượt qua các năm trên. Nguyên nhân chính là do giá trị còn lại của TSCĐ giảm dần theo các năm trong khi tổng tài sản của công ty tăng lên rất nhiều qua các năm.
Như vậy, trong năm 2008 thì doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư vào TSCĐ hơn so với năm 2009 và 2010. Năm 2010, doanh nghiệp đã ít chú trọng đầu tư vào TSCĐ hơn trước.