Quản lý vốn lưu động

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên (Trang 33 - 40)

II. Công tác quản lý vốn kinh doanh của doanh nghiệp

2.Quản lý vốn lưu động

Vốn lưu động trong doanh nghiệp gồm nhiều loại khác nhau, tính chất và đặc điểm vận động cũng khác nhau nên cần phải tiến hành quản lý theo từng loại. Do đặc điểm ngành nghề kinh doanh nên công tác quản lý VLĐ của doanh nghiệp chú trọng ở hai mảng: Quản lý vốn tồn kho dự trữ và quản lý các khoản phải thu.

2.1 Quản lý các khoản nợ phải thu.

a. Sự cần thiết và ý nghĩa của việc quản lý các khoản nợ phải thu.

Các khoản nợ phải thu là các khoản nợ của cá nhân, các tổ chức đơn vị bên trong và bên ngoài doanh nghiệp về số tiền mua sản phẩm, hàng hoá, vật tư và các khoản dịch vụ khác chưa thanh toán cho doanh nghiệp.

Trong doanh nghiệp các khoản nợ phải thu bao gồm phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ; thế chấp, ký cược; phải thu khác, tạm ứng và trả trước… Trong đó, chiếm tỷ trọng lớn nhất là khoản phải thu của khách hàng, thông thường chúng chiếm từ 15% - 20% trên tổng tài sản của DN.

Sự tồn tại của các khoản nợ phải thu với một quy mô nhất định trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tất yếu khách quan của hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế thị trường. Xuất phát từ những lý do sau:

- Do yêu cầu của chế độ thanh toán không dùng tiền mặt nhằm tiết kiệm cho nền kinh tế quốc dân và tạo thuận lợi cho việc sản xuất và trao đổi hàng hoá.

- Do chính sách bán chịu sản phẩm của doanh nghiệp.

Đây là nguyên nhân chủ yếu tạo ra các khoản nợ phải thu nhưng nó lại có vai trò hết sức quan trọng đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp. Cụ thể, chính sách bán chịu sẽ khuyến khích tăng nhu cầu tiêu dùng của xã hội, mở rộng việc tiêu thụ sản phẩm ; từ đó mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh và làm tăng lợi nhuận bổ xung, nâng cao hiệu quả kinh doanh và nhất là tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

Tuy nhiên việc tồn tại các khoản nợ phải thu cũng làm phát sinh nhiều khoản chi phí liên quan như: chi phí tài trợ, chi phí quản lý các khoản nợ phải thu, chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ phải thu, chi phí rủi ro…vv.

Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách bán chịu một cách hợp lý nhằm làm tăng giá trị của doanh nghiệp, tăng lợi nhuận hoạt động kinh doanh, đồng thời hạn chế thấp nhất các rủi ro trong kinh doanh.

Độ lớn của các khoản phải thu của mỗi doanh nghiệp thay đổi theo thời gian, tuỳ thuộc vào tốc độ thu hồi nợ cũ và tạo ra nợ mới của doanh nghiệp, cũng như sự tác động của những điều kiện kinh tế nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp.

b. Theo dõi các khoản nợ phải thu của công ty trong 3 năm gần đây

Nhà quản lý tài chính doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi các khoản nợ phải thu để xác định đúng thực trạng của chúng và đành giá tính hữu hiệu các chính sách tín dụng của doanh nghiệp; lập sổ theo dõi chi tiết đến từng khoản nợ, từng hoá đơn…và đôn đốc thanh toán mỗi khi đến hạn. Qua đó có thể nhận ra những khoản tín dụng có vấn đề và thu thập những tín hiệu để quản lý những khoản hao hụt.

Bảng số 6: Tỷ trọng khoản phải thu

ĐVT: 1000 đ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Tổng VLĐ 55.551.662 82.576.028 120.677.409

Các khoản phải thu 28.581.774 47.962.860 85.773.618 Tỷ trọng khoản

phải thu trong tổng VLĐ (%)

51,45 58,08 71,08

Qua bảng trên ta thấy tỷ trọng các khoản phải thu tăng dần qua 3 năm, cụ thể là:

- Năm 2008, các khoản phải thu xấp xỉ 28,58 tỷ đồng chiếm 51,45% trong tổng vốn lưu động

- Năm 2009, các khoản phải thu xấp xỉ 47,96 tỷ đồng chiếm 58,08% trong tổng vốn lưu động.

- Năm 2010, các khoản phải thu xấp xỉ 85,77 tỷ đồng chiếm 71,08% trong tổng vốn lưu động.

Cũng qua đây ta thấy rằng từ năm 2008 – 2010 tổng các khoản phải thu của công ty tăng lên nhanh, các khoản phải thu năm sau cao hơn năm trước rất nhiều, công ty chưa xử lý tốt vấn đề thu hồi nợ, khách hàng vẫn còn nợ công ty

Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN

một khoản tương đối lớn, vốn lưu động bị ứ đọng, hiệu quả sử dụng VLĐ bị giảm. Vấn đề cần giải quyết với công ty lúc này và trong tương lai là thu hồi nợ tốt, với khách hàng mua chịu với thời gian lâu sẽ chịu giá bán cao hơn.

Tình hình biến động các khoản phải thu của công ty trong 3 năm gần đây: Bảng số 7: Số dư khoản phải thu

ĐVT: 1000 đ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số dư đầu kỳ Số dư cuối kỳ Số dư BQ trong kỳ

Năm 2008 25.695.154 31.468.394 28.581.774

Năm 2009 31.468.394 64.457.325 47.962.860

Năm 2010 64.457.325 107.089.912 85.773.618

Qua bảng này ta thấy số dư khoản phải thu của công ty có xu hướng tăng dần với tốc độ tăng ngày càng nhanh: năm 2009 tăng 67,8% đến năm 2010 tăng 78,83%..

Bảng số 8: Cơ cấu các khoản phải thu

( tính theo số trung bình trong kỳ = ( đầu kỳ + cuối kỳ)/2)

ĐVT: 1000 đ

Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Phải thu khách hàng 15.325.382 23.405.919 33.714.187 Trả trước cho người

bán

1.489.430 6.703.584 32.457.862

Phải thu nội bộ 17.372.184 18.554.283

PT theo tiến độ kế hoạch HĐXD

Các khoản phải thu khác

318.954 505.426 1.071.541

Dự phòng các khoản phải thu khó đòi

(48.509) (48.509)

Nhìn vào cơ cấu các khoản phải thu, chúng ta thấy rằng khoản phải thu khách hàng luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số các khoản phải thu. Đây là đặc trưng của hầu hết các công ty sản xuất nhằm đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa ra

Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN

thi trường. Với chính sách bán chịu phù hợp, doanh nghiệp đã kích thích cầu có khả năng thanh toán. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các doanh nghiệp tranh giành thị phần và áp dụng rất nhiều biện pháp khác nhau, việc áp dụng các chính sách bán chịu là một biện pháp tối ưu. Tuy nhiên, ta lại thấy khoản phải thu khách hàng của công ty có chiều hướng tăng nhanh trong 3 năm gần đây, điều đó ảnh hưởng đếnkhả năng thu hồi vốn cua công ty, làm tăng chi phí thu hồi nợ, ứ đọng vốn,…Đặc biệt là năm 2009, công ty xuất hiện khoản nợ khó đòi đến năm 2010 vẫn chưa thu hồi được, công ty cần có biện pháp để thu hồi số vốn này, ngăn ngừa trường hợp mất vốn, rủi ro thanh toán.

Các nhân tố ảnh hưởng tới quy mô các khoản nợ phải thu thường là:

- Tính chất thời vụ của việc tiêu thụ sản phẩm trong DN là cao hay thấp. Đối với các doanh nghiệp có tính chất thời vụ, trong những thời kỳ sản phẩm của doanh nghiệp có nhu cầu tiêu thụ lớn, cần khuyến khích tiêu thụ để thu hồi vốn.

- Quy mô sản phẩm, hàng hoá và dịch vụ bán chịu cho khách hàng.

- Mức giới hạn đối với các khoản nợ phải thu nhằm đảm bảo khả năng thanh toán và đảm bảo sự an toàn về mặt tài chính của doanh nghiệp.

- Thời hạn bán chịu và chính sách tín dụng của mỗi doanh nghiệp.

Với những doanh nghiệp có quy mô lớn, tiềm lực tài chính mạnh thì kỳ thu tiền bình quân thường dài hơn các DN ít vốn hơn, sản phẩm dễ hư hao, mất phẩm chất, khó bảo quản.

- Mức độ quan hệ và mức độ tín nhiệm của khách hàng với doanh nghiệp. Để đánh giá đúng tình hình quản lý các khoản phải thu ta sử dụng một số chỉ tiêu sau:

+ Kỳ thu tiền bình quân ( còn gọi là thời gian thu hồi nợ trung bình) : Chỉ tiêu này cho biết phải mất bao nhiêu ngày thì một đồng tiền bán hàng trước đó mới được thu hồi.

Trường ĐHKT & QTKD Thái Nguyên Nhóm 3_K5TCDN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số dư bình quân các khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân =

(Kh) Doanh thu bán chịu bình quân mỗi ngày

Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN

Hoặc :

Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong kỳ

Vòng quay các khoản phải thu

+ Vòng quay các khoản phải thu:

Vòng quay các khoản phải thu = DTT trong kỳ

Số dư bình quân các khoản phải thu

Bảng số 9: Vòng quay các khoản phải thu

ĐVT: 1000 đ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

DTT trong kỳ 227.062.174 252.089.410 295.942.692 Số dư BQ các

khoản phải thu

28.581.774 47.962.860 85.773.618

Vòng quay các khoản phải thu

8 5 3,5

Số vòng quay khoản phải thu (hay Hệ số quay vòng các khoản phải thu) là

một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Nó cho biết các khoản phải thu phải quay bao nhiêu vòng trong một kỳ báo cáo nhất định để đạt được doanh thu trong kỳ đó. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu là cao. Quan sát số vòng quay khoản phải thu sẽ cho biết chính sách bán hàng trả chậm của doanh nghiệp hay tình hình thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Qua số liệu trên ta thấy tình hình quản lý các khoản phải thu của công ty có xu hướng giảm hiệu quả.Vòng quay các khoản phải thu giảm dần từ 8 (vòng) năm 2008 xuống 5 ( vòng) năm 2009 và 3,5 ( vòng) năm 2010. Điều này cho thấy rằng, tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp ngày càng thấp, rủi ro thanh khoản tăng cao khi số vòng quay các khoản phải thu giảm.

Nói chung, hệ số vòng quay các khoản phải thu càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi nợ của doanh nghiệp càng nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ phải

Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN

thu sang tiền mặt cao, điều này giúp cho doanh nghiệp nâng cao luồng tiền mặt, tạo ra sự chủ động trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất. Ngược lại, nếu hệ số này càng thấp thì số tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng ngày càng nhiều, lượng tiền mặt sẽ ngày càng giảm, làm giảm sự chủ động của doanh nghiệp trong việc tài trợ nguồn vốn lưu động trong sản xuất và có thể doanh nghiệp sẽ phải đi vay ngân hàng để tài trợ thêm cho nguồn vốn lưu động này.  Để giúp doanh nghiệp cơ thể nhanh chóng thu hồi các khoản nợ phải thu, hạn chế việc phát sinh các chi phí không cần thiết hoặc rủi ro, doanh nghiệp cần coi trọng các biện pháp chủ yếu sau:

- Phải mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu trong và ngoài doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc để thu hồi đúng hạn.

- Có biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh toán như lựa chọn KH, giới hạn tín dụng, yêu cầu đặt cọc, tạm ứng hay trả trước một phần giá trị đơn hàng, bán nợ…

- Có chính sách bán chịu đúng đắn đối với từng khác hàng dựa trên cơ sở việc đánh giá khả năng thanh toán và vị thế tín dụng của khách hàng.

- Có sự ràng buộc chặt chẽ trong hợp đồng bán hàng, nếu vượt qua thời hạn thanh toán theo hợp đồng thì doanh nghiệp được thu lãi suất tương ứng như lãi suất qúa hạn của ngân hàng.

- Cần phải phân tích tuổi các khoản nợ. Đặc biệt chú ý tới các khoản nợ quá hạn và chỉ rõ nguyên nhân của từng khoản nợ ( khách quan, chủ quan) từ đó có các biện pháp xử lý thích hợp như gia hạn nợ, thoả ước xử lý nợ, xoá một phần nợ cho khách hàng , yêu cầu toà án giả quyết theo thủ tục phá sản doanh nghiệp.

Cần phải thấy rằng, mục đích quản lý vốn lưu động là nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là làm tăng nhanh vòng quay của vốn lưu động một cách hợp lý đồng thời nâng cao mức sinh lợi của đồng vốn. Vì vậy, nội dung cơ bản của công tác quản lý vốn lưu động là phải định mức vốn lưu động và giám đốc việc chấp hành định mức dự trữ vật tư, vốn bằng tiền…vv, giám đốc tình hình tôn trọng các chế độ, các nguyên tắc về quản lý tài chính tín dụng, phân phối và điều hoà vốn đầy đủ, kịp thời cho nhu cầu kinh doanh… trên cơ sở đó để ra các biện pháp cụ thể đầy mạnh hoạt động kinh doanh sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm, chi phí sử dụng vốn thấp nhất và ngày càng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.2. Quản lý vốn tồn kho dự trữ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Chỉ tiêu hệ số vòng quay của hàng tồn kho

Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN

Số vòng quay hàng tồn kho (hay Hệ số quay vòng của hàng tồn kho) là một trong những tỷ số tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh

nghiệp.

Tỷ số này được tính ra bằng cách lấy doanh thu (hoặc giá vốn hàng bán) trong một kỳ nhất định chia cho bình quân giá trị hàng tồn kho trong cùng kỳ. Ở đây, bình quân giá trị hàng tồn kho bằng trung bình cộng của giá trị đầu kỳ và giá trị cuối kỳ.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho. Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Hệ số vòng quay hàng tồn kho được xác định bằng giá vốn hàng bán chia cho bình quân hàng tồn kho. Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp là tốt, mức tồn kho cao là xấu.

Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị giảm qua các năm.

Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp ứng được nhu cầu khách hàng

Trong đó

Báo cáo thực tế môn học  GV hướng dẫn: ĐÀM PHƯƠNG LAN

Hệ số vòng quay hàng tồn kho cũng được tính cho 4 quý gần nhất theo công thức sau:

Trong đó

Bảng số 10:

ĐVT: 1000 đ

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Giá vốn hàng bán 191.212.372 222.282.640 257.147.361 Bình quân HTK 20.021.365 28.328.740 28.382.515 Vòng quay HTK 10 8 9

Vòng quay HTK của công ty là 10 ( vòng) năm 2008, giảm xuống 8( vòng) năm 2009 rồi lại tăng lên 9 ( vòng) vào năm 2010 tức là trong năm 2008, HTK BQ luân chuyển 1 vòng hết 36 ngày (= 360/10),năm 2009 hết 45 ngày (= 360/8) và trong năm 2010 hết 40 ngày ( = 360/9)

b. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lí vốn tồn kho

Muốn quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì phải kết hợp nhiều cách với nhau: - Chi tiết hàng hóa đến mức có thể, càng chi tiết càng tốt.

- Hệ thống nội bộ nên tự kiểm soát lẫn nhau. Hàng nhập và hàng bán sẽ được sự theo dõi độc lập của kế toán, thủ kho, bán hàng, và kinh doanh

- Thường xuyên kiểm kê và kiểm kê bất chợt.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn vật liệu chịu lửa Thái Nguyên (Trang 33 - 40)