Thuế GTGT không chỉ góp phần vào nhiệm vụ thu cho NSNN nhằm đảm bảo việc chi tiêu thường xuyên của Nhà nước mà còn có ý nghĩa to lớn đối với phát triển kinh tế thị trường trong và ngoài nước, góp phần đảm bảo an ninh, chính trị. Do vậy, làm sao để thu thuế GTGT một cách có hiệu quả là yêu cầu hết sức cấp thiết không chỉ đối với ngành thuế.
Một câu hỏi được đặt ra xoay quanh vấn đề này là: Thế nào là hiệu quả thu thuế GTGT?- Ta có thể hiểu “hiệu quả” là với một công việc mà chi phí bỏ ra là thấp nhất nhưng mang lại kết quả cao nhất, đó là hiệu quả.
Đối với cá nhân tôi, qua thời gian thực tập tại chi cục thuế Hiệp Hòa, bản thân tôi đã đi sâu nghiên cứu Luật thuế GTGT và chính sách thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD; thông qua Luật thuế GTGT và công tác thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD của chi cục thuế Hiệp Hòa cùng với tầm nhận thức còn hạn chế của mình thì hiệu quả thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD được đánh giá như sau:
Trong những năm gần đây, công tác thu nộp thuế GTGT của chi cục thuế Hiệp Hòa đều đạt và vượt mức kế hoạch, song vẫn còn thất thu ở một số lĩnh vực thuế NQD. Số thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD trên địa bàn huyện Hiệp Hòa tuy chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ so với tổng thu ngân sách trên địa bàn (chiếm 21,1% tổng thu ngân sách), nhưng đây lại là nguồn thu ổn định và hàng năm đều tăng đáng kể. Điều này tỷ lệ thuận với sự phát triển của nền sản xuất kinh tế tại địa phương. Thông qua số thu thuế từ các doanh nghiệp, các nhà kinh tế, nhà lãnh đạo có thể nắm bắt được tình hình phát triển kinh tế cũng như sức tiêu thụ hàng hóa trên thị trường; các nhà hoạch định kinh tế thì có thể thấy được tốc tộ tăng trưởng của GDP, sức mua của người tiêu dùng, từ đó có thể đánh giá được đời sống của nhân dân; xuất phát từ bản chất của thuế GTGT là thuế tính trên phần giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ, nên khi thuế GTGT hàng tháng, quý đều tăng thì điều đó chứng tỏ hàng hóa, dịch vụ lưu thông trên thị trường cũng rất phát triển, sức mua lớn, tiêu thụ nhiều, điều này cũng chứng tỏ rằng nền kinh tế đang phát triển mạnh ở đây, chứng tỏ công tác thu thuế GTGT đối với doanh nghiệp NQD của chi cục thuế Hiệp Hòa là có hiệu quả, tuy nhiên vẫn cần phải cố gắng hơn nữa để giảm tỷ lệ thất thu thuế xuống mức thấp nhất có thể.
Thông qua thuế GTGT mà Nhà nước quản lý về mặt vĩ mô để mở rộng sản xuất những ngành hàng được xã hội khuyến khích hoặc hạn chế ngành hàng nào xã hội không khuyến khích, bằng cách tăng hoặc giảm thuế suất thuế GTGT. Ví dụ: để hạn chế mặt hàng rượu, bia, thuốc lá, Chính phủ áp dụng mức thuế suất 10% trong khi các ngành hàng được khuyến khích thì chỉ chịu mức thuế suất là 5%, thậm chí là 0%(đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu), chưa kể thuốc lá còn phải chịu thuế TTĐB, nhờ đó mà hạn chế được một số lượng lớn người tiêu dùng. Điều này đã thể hiện quan điểm “thuế là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế”, đồng thời nó cũng mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho nền kinh tế.
Ở một khía cạnh khác, thuế GTGT còn góp phần vào việc hạn chế hay mở rộng đối với hàng hóa xuất nhập khẩu trên thị trường quốc tế. Xu thế hội nhập, liên kết phát tiển kinh tế trong khu vực và tiến tới toàn cầu hóa kinh tế, Nhà nước thông qua chính sách thuế mà điều hành hàng hóa nhập ngoại: Đối với những mặt hàng trong nước sản xuất được thì nên hạn chế nhập khẩu bằng cách thu thuế GTGT cao hơn hàng nội địa; còn những mặt hàng trong nước chưa sản xuất được thì nên khuyến khích nhập khẩu thông qua việc thu thuế GTGT ở mức thấp nhất có thể. Từ đó thúc đẩy hỗ trợ các doanh nghiệp trong nước sản xuất những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu thuế GTGT thu ít hơn hoặc có chính sách ưu đãi đối với một số doanh nghiệp, miễn thuế GTGT trong thời gian đầu hoạt động.
Khi nào ĐTNT thấy rõ quyền lợi của việc nộp thuế thì khi đó công tác thu thuế mới thực sự có hiệu quả!
CHƯƠNG II