Khuyến khích quản lý chất lượng ngay từ khâu sản xuất

Một phần của tài liệu 442 Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

2. Mục tiêu nghiên cứu

3.2.7 Khuyến khích quản lý chất lượng ngay từ khâu sản xuất

Đây là một việc làm hết sức quan trọng để nâng cao thương hiệu cà phê của Việt Nam, song là một lĩnh vực rất rộng nên đòi hỏi phải có chính sách mang tính quốc gia thì mới có hiệu quả cao. Để có cà phê đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc có chất lượng cao thì ngay từ khi chọn giống, ươm cây, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch cho đến việc bảo quản và giao hàng thì cần có hệ thống quản lý chất lượng mang tính liên hoàn và khép kín. Cụ thể như sau:

- Đối với khâu nhân giống, chọn giống phải tính đến yếu tố về khả năng chịu

đựng thời tiết khí hậu và đất đai thổ nhưỡng tại các vùng trồng. Ngoài ra cũng cần phải tính đến yếu tốđề kháng cao với dịch bệnh nữa.

- Đối với các khâu ươm giống và gieo trồng cần phải đảm bảo chếđộ chăm sóc để cây tăng trưởng tốt ngay từđầu. Đây là khâu có ý nghĩa quan

trọng và ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng trưởng của cây sau này.

- Đối với khâu chăm sóc thì cần phải đảm bảo cho cây tăng trưởng bình thường song cũng cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vấn đề muốn đề cập ở đây là việc chăm bón phải tính đến kết quả thu hồi sản phẩm cà phê sạch. Nghĩa là không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật hoặc các độc tố khác. Hiện nay, yêu cầu thị trường luôn đòi hỏi chất lượng cà phê ngày càng cao, và với tiêu chuẩn là phải

đáp ứng cà phê sạch nên công tác chăm sóc cần phải đảm bảo mặt này thì mới bán

được sản phẩm.

- Giai đoạn thu hoạch và sau thu hoạch phải đảm bảo công nghệ nhằm đáp

ứng yêu cầu sơ chế và chế biến sao cho chất lượng cà phê không bị giảm sút. Để

làm được việc đó, cần phải đầu tư các công nghệ mà hệ thống máy móc phải tiên tiến và hiện đại. Bên cạnh đó, cần tăng cường và mở rộng khâu chế biến ướt vì đây là một phương pháp đảm bảo chất lượng tốt nhất.

- Đầu tưđúng mức cho khâu bảo quản đi dôi với việc nâng cao chất lượng hệ

thống kho tàng, bến bãi, phương tiện vận chuyển v.v... Đặc biệt chú ý yếu tố bao bì

đóng gói phải chắc chắn, hạn chếđược các tác động từ mô trường bên ngoài. - Đi đôi với các công tác trên cũng cần chú trọng công tác bảo vệ môi trường vì các chất thải từ việc sơ chế, chế biến cà phê thường là khói, bụi, nước thải có mùi hôi, thối v.v... gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Một phần của tài liệu 442 Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)