Môi trường tự nhiên

Một phần của tài liệu 442 Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 42)

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.3.1 Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là một trong những nhân tố tác động mang tính trực tiếp đến mặt hàng cà phê. Rủi ro nảy sinh từ môi trường này đối với nhà sản xuất và kinh doanh rất cao song cơ hội cũng nhiều nếu như nhận dạng được chúng để hạn

chế tối đa các tổn thất có thể xảy ra. Điều kiện nảy sinh rủi ro xuất phát từ những yếu tố sau:

- Mặt hàng cà phê có đặc điểm là sản xuất và thu hoạch mang tính thời vụ và cũng do nó có tính thời vụ nên rất khó khăn trong điều hòa cung cầu. Bên cạnh đó kết quả thu hoạch đối với mặt hàng này còn phụ thuộc vào đất đai, thổ nhưỡng, sâu bệnh và thiên nhiên như: thời tiết, khí hậu, mức độ phá hoại của sâu bệnh, độ màu mỡ của đất… Bởi vậy, mặt hàng cà phê luôn luôn gặp rủi ro cao. Chính vì những

điều đó thường xảy ra tình trạng được mùa thì mất giá và mất mùa thì được giá. Hoặc vào mùa thu họach thì giá giảm và giáp vụ, khan hiếm hàng thì giá lại tăng. Tuy nhiên, cũng có những lúc giá diễn biến trái chiều hoặc tăng, giảm thất thường nên dẫn đến tình trạng khó dự báo giá cả.

- Ở Việt Nam, vụ cà phê được tính bắt đầu từ tháng 10 của năm này đến hết tháng 9 năm sau. Vụ mùa bắt đầu thu hoạch từ đầu tháng 10 và thu hoạch xong khoảng tháng 12 hàng năm. Thường thì tại các vùng trồng cà phê chính của Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa và thời tiết được chia thành hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa mưa ở đây bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 11, còn mùa nắng

được tiếp nối từ tháng 11 đến tháng 4 hàng năm. Tuy nhiên, có một số năm thì mùa mưa có thể kéo dài hoặc kết thúc sớm hơn và mùa nắng cũng chịu ảnh hưởng theo

đó mà xê dịch. Do vậy, khi mùa mưa kéo dài thì sẽ ảnh hưởng đến việc thu hoạch cà phê và gây ra việc hư hại dẫn đến chất lượng cà phê giảm sút do không phơi, sấy kịp thời. Phần lớn những người trồng cà phê là các hộ cá thể với năng lực sản xuất thấp, ít vốn nên việc đầu tư cho công nghệ sau thu hoạch gần như chưa có vì thế mà khi thu hoạch tời tiết tốt thì chất lượng cá phê cũng tốt, còn thời tiết xấu thì chất lượng cà phê cũng bị ảnh hưởng theo. Bên cạnh đó, cũng có thể khi thu hoạch cà phê vừa xong thì nếu gặp mưa cây cà phê ra hoa và nếu mưa kéo dài sẽ gây thối hoa, không thụ phấn được và dẫn đến sự mất mùa cho năm sau. Mặt khác, khi mùa khô đến sớm dễ xảy ra hạn hán tác động đến việc ra hoa của cà phê kém và nếu không đủ nước tưới sẽ gây chết cây hoặc khô cành dẫn đến mất mùa ở vụ mùa tiếp theo.

Các bệnh thường gặp đối với cây cà phê như: bệnh gỉ sắt do nấm gây ra chủ

yếu trên lá và làm cho lá rụng; bệnh khô cành khô quả do nấm, vi khuẩn gây ra là khô cành, khô quả; bệnh hại rễ do các tuyến trùng,mối làm cho rễ cà phê bị thối và hủy hoại rễ. Ngoài ra, cây cà phê còn bị đe dọa bởi sâu hại cà phê như: các loại rệp gây hại ở phần thân, lá, quả; còn mọt gây hại như đục quả, đục cành; và sâu đục thân v.v…

Những nguyên nhân trên cũng đã nói lên rằng, môi trường tự nhiên cũng có tác động rất lớn, một cách trực tiếp đến sản lượng và chất lượng của cà phê. Nếu như sản lượng hoặc chất lượng cà phê sụt giảm thì rủi ro trước hết sẽ thuộc về nhà sản xuất. Tuy nhiên, khi nhà kinh doanh dự báo sản lượng và chất lượng ở mức bình thường nhưng cuối cùng chỉ đạt dưới mức bình thường thì kế hoạch và chiến lược kinh doanh của họ sẽ bị tác động làm thay đổi và như vậy rủi ro và tổn thất có thể

xảy ra. Do vậy, rủi ro từ môi trường tự nhiên đối với mặt hàng cà phê là rất lớn, khó dự báo và khó có thểđo lường được.

Một phần của tài liệu 442 Rủi ro trong sản xuất và xuất khẩu cà phê của Việt Nam - thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)