Chưa thực hiện chuyên môn hóa triệt để khâu tín dụng.

Một phần của tài liệu 667 Các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Việt Nam. (Trang 48 - 49)

Hiện nay, chỉ mới một số NHTM lớn như ACB, Sacombank, Vietcombank, BIDV đã thực hiện cơ cấu lại bộ máy thẩm định tín dụng theo hướng tách bộ phận tín dụng thành các bộ phận chuyên môn để phân định rõ chức năng đề xuất và thẩm định tín dụng, nhằm đảm bảo tính khách quan và nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng. Bên cạnh đó, vẫn còn một số các NHTM quốc doanh như Vietinbank, Agribank và các NHTM cổ phần nhỏ chưa áp dụng cơ chế trên, trong khi các NH này đang có tỷ lệ dư nợ cho vay DNVVN vào loại cao trong hệ thống NHTM, dẫn đến yếu tố tiêu cực, phát sinh rủi ro chủ quan là lớn. Tại các ngân hàng này, một CBTD có thể thực hiện nhiều hoặc tất cả các khâu trong quá trình cho vay gồm : tiếp thị khách hàng, thẩm định, đề xuất cho vay, tiến hành công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm, giải ngân, theo dõi và xử lý nợ vay như tại Agribank ( CBTD thực hiện tất cả ), Vietinbank ( CBTD thực hiện tất cả, trừ thẩm định và xử lý nợ thì kết hợp với Phòng Quản lý rủi ro ).

Bên cạnh ưu thế là đơn giản, nhanh chóng và dễ quy trách nhiệm, cơ chế không tách bộ phận tín dụng cũng bộc lộ các nhược điểm lớn, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định cho vay. Đó là việc dễ phát sinh tiêu cực, tham nhũng của bộ phận tín dụng khi được độc quyền tiếp xúc và thẩm định cho vay khách hàng.

Ngoài ra, việc duy trì cơ chế trên cũng tạo ra một khối lượng công việc quá lớn và áp lực cho CBTD khiến cho công tác thẩm định cho vay diễn ra sơ sài, hời hợt, chủ quan vì không có nhiều thời gian, đặc biệt khi CBTD đang phải quản lý, theo dõi một số lượng lớn khách hàng gồm cả khách hàng nợ xấu.

Một phần của tài liệu 667 Các nhân tố ảnh hưởng đến hạnh phúc của người Việt Nam. (Trang 48 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)