Giảm thiểu quảng cáo trên kênh truyền hình

Một phần của tài liệu 529 Đo lường sự thỏa mãn của khán giả TP.HCM đối với kênh truyền hình VTV3 (Trang 55 - 56)

5. Kết cấu của luận văn

3.2 Giảm thiểu quảng cáo trên kênh truyền hình

Kết quả thu được cho thấy yếu tố quảng cáo có tác động nhiều nhất đến sự thỏa mãn của khán giả. Quảng cáo càng ít thì sự thỏa mãn của khán giả càng cao. Tuy nhiên, giảm quảng cáo là giảm thời lượng và tần suất, kích thước của logo quảng cáo hay những loại quảng cáo trá hình, nhưng vẫn phải tăng giá trị thu về để có kinh phí sản xuất chương trình. Để được như vậy, giá quảng cáo cần phải được nghiên cứu kỹ hơn.

Hiện nay, giá quảng cáo cao nhất là của VTV, thứ hai là HTV. Những giờ có lượng khán giả đông nhất, mà các các Đài gọi là “giờ vàng” có giá khoảng trên 40 triệu đồng/mẫu 30 giây. Con số này tưởng chừng rất lớn. Tuy nhiên, những giờ này thường là bị “full”, tức là rất nhiều doanh nghiệp muốn quảng cáo nhưng không còn chỗ vì theo pháp lệnh quảng cáo thì mỗi đoạn quảng cáo xen giữa chương trình giải trí chỉ được tối đa 5 phút. Như vậy có nghĩa là cầu vượt quá cung. Nếu cầu vượt quá cung thì một điều rất đơn giản là chỉ cần tăng giá lên, “bên cung” sẽ được lợi và “bên cầu” sẽ không còn “bức xúc” khi mà muốn quảng cáo nhưng bị Đài từ chối vì lý do hết chỗ. Việc tăng giá cũng không phải không có cơ sở. Ở nước ngoài, một mẫu quảng cáo 30 giây phát sóng vào giờ cao điểm có giá khoảng trên 7000USD ( khoảng gần 100 triệu đồng). Việt Nam không phải là nước phát triển nhưng tốc độ tăng trưởng cao và dân số đông có ưu thế trong việc quảng cáo rất nhiều mặt hàng. Tuy

nhiên, nếu chỉ có một mình VTV tăng giá quảng cáo thì khách hàng sẽ đổ kinh phí về các Đài khác. Đối với công tác quảng cáo trên các phương tiện truyền thông, được gọi là Media, thì việc so sánh giá quảng cáo/lượng khán giả mục tiêu (gọi là cost/CRP) được các công ty quảng cáo tính toán thành thạo. Họ sẽ chọn tư vấn cho khách hàng vào loại hình quảng cáo nào (truyền hình, báo chí, truyền thanh, biển bảng, event …), vào kênh nào, vào chương trình nào hiệu quả nhất mà Cost/CRP thấp nhất. Vì vậy, VTV cũng không nên một mình tăng giá quảng cáo mà cần có sự phối hợp chặt chẽ trong nội bộ ngành. Nếu không liên kết được với báo chí và các phương tiện truyền thông khác, thì ít nhất, ngành truyền hình cũng cần bắt tay xây dựng mức giá tối ưu hơn. Khi giá quảng cáo cao, thời lượng quảng cáo sẽ giảm, mức thỏa mãn của khán giả tăng lên, số lượng khán giả tăng lên, doanh nghiệp sẽ thấy Cost/CRP chấp nhận được.

Ngoài việc cần giảm thiểu thời lượng quảng cáo, cũng cần lưu ý sự xuất hiện của các logo. Theo số liệu nghiên cứu, dùng phần mềm SPSS chạy bảng Frequency thì thấy số người không hài lòng với logo xuất hiện trên màn ảnh nhỏ là rất cao (60%). Việc xuất hiện logo trên phông sân khấu, dưới sàn sân khấu quá lớn, khiến cho khán giả cảm thấy những chương trình trên không phải là chương trình văn hóa nghệ thuật phục vụ tinh thần nhân dân, mà chỉ là một event của nhà tài trợ. Mấy năm gần đây, một số nhãn hiệu sản phẩm nổi lên rất nhanh như Kotex, Diana không chỉ nhờ quảng cáo thông dụng mà bằng việc tài trợ, treo rất nhiều logo lên sân khấu các chương trình phát sóng, gây mất thiện cảm cho người xem. Khi ký các hợp đồng tài trợ, phải có sự xem xét về tính phù hợp của sản phẩm tài trợ với ý nghĩa của chương trình.

Một phần của tài liệu 529 Đo lường sự thỏa mãn của khán giả TP.HCM đối với kênh truyền hình VTV3 (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)