Mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu 529 Đo lường sự thỏa mãn của khán giả TP.HCM đối với kênh truyền hình VTV3 (Trang 26 - 28)

5. Kết cấu của luận văn

2.1.3.2Mô hình lý thuyết

Dựa vào những phân tích trên, chúng tôi đề nghị một mô hình lý thuyết (xem hình 1.3) và các giả thuyết như sau:

Giả thuyết H1: khán giả cảm thấy nội dung của các chương trình trên kênh càng hay thì sự thoả mãn của họ đối với kênh truyền hình càng cao.

Giả thuyết H2: khán giả cảm thấy các chương trình trên kênh được thể hiện càng hấp dẫn thì sự thoả mãn của họ đối với kênh truyền hình càng cao.

Giả thuyết H3: khán giả cảm thấy kết cấu các chương trình trên kênh càng hợp lý thì sự thoả mãn của họ đối với kênh truyền hình càng cao.

Giả thuyết H4:khán giả cảm thấy về chất lượng sóng của kênh càng tốt thì sự thoả mãn của họ đối với kênh truyền hình càng cao.

Giả thuyết H5: khán giả cảm thấy quảng cáo trên kênh càng dễ chấp nhận thì sự thỏa mãn của họ đối với kênh truyền hình càng cao.

Để gọi tên các yếu tố này đơn giản và ngắn gọn, chúng ta tạm gọi tắt như sau: cảm nhận của khán giả về nội dung chương trình gọi là nội dung, cảm nhận của khán giả hình thức thể hiện chương trình gọi là hình thức thể hiện, cảm nhận của khán giả về sự hợp lý của kết cấu chương trình gọi là kết cấu chương trình, cảm nhận của khán giả về chất lượng phủ sóng gọi là chất lượng sóng, cảm nhận của khách hàng về số lượng quảng cáo gọi là quảng cáo.

Trên đây là mô hình lý thuyết biểu diễn sự tác động của các yếu tố liên quan vào sự thoả mãn của khán giả TP.HCM khi xem các chương trình của VTV. Cụ thể các yếu tố này là: nội dung, hình thức thể hiện, kết cấu chương trình, quảng cáo, chất lượng phủ sóng. Các giả thuyết được đặt ra rằng nếu cảm nhận của khán giả về sự tốt đẹp của các yếu tố trên càng cao thì sự thoả mãn của họ đối với kênh truyền hình càng cao.

Một phần của tài liệu 529 Đo lường sự thỏa mãn của khán giả TP.HCM đối với kênh truyền hình VTV3 (Trang 26 - 28)