V ới dân số khoảng 84 triệu người (mức tăng dân số bình quân 5 năm giai đoạn 2001 – 2005 là 1,4%), N đang là quốc gia có dân sốđông thứ hai ở khu vực Đông
3.4.1 Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu và quản trị thương hiệu
Kinh doanh ngày nay đòi hỏi các công ty không chỉ cần có nhận thức đúng đắn và đầy đủ về thương hiệu mà còn phải có một chiến lược về thương hiệu. Do vậy, thương hiệu không chỉ là nhãn mác đẹp, bắt mắt, quảng cáo,… mà đằng sau đó là một chính sách tổng thể và nghiêm túc về quản trị, bảo vệ và phát triển thương hiệu, bảo đảm uy tín và hình ảnh của thương hiệu không ngừng được nâng cao.
Chiến lược phát triển thương hiệu của Vĩnh Hảo cần có mục tiêu dài hạn, được toàn công ty nhận thức cao, xem đó như là vấn đề sống còn; được xây dựng trên cơ sở nghiên cứu thị trường kỹ lưỡng, bao gồm cả các chương trình truyền thông, tiếp thị và xúc tiến giới thiệu sản phẩm, bảo hộ nhãn hiệu, phân phối sản phẩm và dịch vụ khách hàng, quan hệ nhân viên.
Một xu hướng khá phổ biến trong chính sách thương hiệu của nhiều công ty hiện nay là liên kết dọc và gia tăng các nhãn hiệu riêng. Thương hiệu Vĩnh Hảo cũng đang phát triển theo xu hướng này. Vĩnh Hảo ngày càng thắt chặt và mở rộng các mối quan hệ với các tập đoàn bán lẻ như Saigon Coop, G7 và chuổi các siêu thị khác tại TP Hồ Chí Minh, nhằm mục tiêu liên kết với thương hiệu của các siêu thị, xem đó không chỉ là kênh phân phối hiện đại (theo xu hướng tiêu dùng) mà còn là kênh để quảng bá, phát triển thương hiệu Vĩnh Hảo.
Quản trị chiến lược thương hiệu Vĩnh Hảo sẽ khó khăn do bị áp lực lớn về kết quả kinh doanh ngắn hạn, ảnh hưởng đến đầu tư cho thương hiệu. Phần nhiều cổđông của Vĩnh Hảo hiện nay đều mong muốn được chia cổ tức cao hàng năm hơn là đầu tư làm sao cho sản phẩm có sức cạnh tranh lâu dài. Đây là một trong những nhân tố chủ yếu khiến cho sức cạnh tranh của sản phẩm Vĩnh Hảo có thể bị giảm sút.
Cách thức quản lý của Vĩnh Hảo cũng thể hiện xu hướng ngắn hạn. Lập kế hoạch là việc làm thường xuyên nhưng chỉ chú trọng đến những số liệu tài chính ngắn hạn như sản lượng, doanh số, chi phí và lợi nhuận chứ không phải là tầm nhìn chiến lược. Do vậy nhiều chương trình thương hiệu buộc phải hy sinh cho các mục tiêu ngắn hạn này. Ngoài ra, gần đây Vĩnh Hảo thường luân chuyển, thay đổi Tổng Giám đốc điều hành, việc các nhà quản lý luôn chịu áp lực từ những mục tiêu mang lại lợi nhuận nhanh chóng, khiến cho tầm nhìn dài hạn của họ về thương hiệu của Vĩnh Hảo trở nên
Trong chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu, nếu truyền thông chủ yếu như các nỗ lực từ bên ngoài thì quản lý thương hiệu chủ yếu được xem như các nỗ lực từ bên trong. Vai trò của lãnh đạo đúng nghĩa là phải động viên được sức mạnh tập thể để tập trung hướng về thực hiện các mục tiêu chiến lược, biết nâng tầm quan trọng của mỗi cá nhân. Do vậy, chủ trương xây dựng thương hiệu phải được xem như một chức năng quản lý có mức ưu tiên cao, được xem trọng không kém bất cứ mục tiêu kinh doanh nào, xuyên suốt từ cấp quản lý cao nhất đến các nhân viên trong công ty.