Thực trạng công tác định giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 449 Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)

Các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến công tác xây dựng, phát triển tài sản thương hiệu, kể cả việc định giá tài sản thương hiệu với mục đích cổ phần hóa và nhượng bán. Trong khi tỷ trọng tài sản vô hình trong tổng tài sản doanh nghiệp ngày càng tăng theo trình độ phát triển của khoa học kỹ thuật và của nền kinh tế.

Các doanh nghiệp Việt Nam không kiên quyết với việc xây dựng tài sản vô hình. Các doanh nghiệp thường lúng túng khi định giá một tài sản vô hình nào đó. Trong các giao dịch mua bán, cổ phần hóa, các doanh nghiệp thường tính sót hay không đầy đủ giá trị tài sản vô hình.

Khi xác định giá trị doanh nghiệp của Tổng công ty Xuất nhập khẩu Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) vào thời điểm 01 tháng 01 năm 2004, có hai công ty kiểm toán độc lập có uy tín vào kiểm toán trước khi xác định giá trị doanh nghiệp. Kết quả kiểm toán cho thấy, Vinaconex có tổng giá trị tài sản gần 3.700 tỷ đồng. Trong đó, giá trị tài sản vô hình là 6.6 tỷ đồng với lợi thế kinh doanh có giá trị 3.1 tỷ đồng. Tức là tại thời điểm trên, tài sản vô hình của doanh nghiệp chỉ chiếm khoản 0.18% giá trị doanh nghiệp.

Năm 2004, một số doanh nghiệp Nhà nước lớn có hoạt động tốt như Vinamilk, Vietcombank đã có kế hoạch cổ phần hoá, các doanh nghiệp này đều có thương hiệu và tên tuổi nổi tiếng, vì vậy tài sản vô hình có giá trị không kém tài sản hữu hình của doanh nghiệp. Trong khi đó, vẫn chưa có phương pháp định giá thương hiệu nào có thể sử dụng để định giá và đưa vào tài sản doanh nghiệp. Vấn đề này cũng nan giải đối với các công ty lớn trong ngành bảo hiểm, ngân hàng, tư vấn... Do đó còn nhiều tranh cãi xung quanh việc tìm ra phương pháp định giá tài sản vô hình phù hợp và tối ưu.

Theo ông Nguyễn Văn Nghĩa, Vụ Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp, Văn phòng Chính phủ, “Rất khó xác định được chính xác giá trị của tài sản vô hình của doanh nghiệp. Làm sao chỉ dựa trên giá trị sổ sách mà xác định được giá trị thương hiệu của một ngân hàng hay một công ty bảo hiểm?”23.

Theo ông Kelvin Lee, giám đốc bộ phận tư vấn định giá và chiến lược, công ty Pricewaterhouse Coopers Việt Nam phát biểu: “Có những kỹ thuật đặc biệt để xác định được giá trị vô hình và điều quan trọng là cần chọn được phương pháp

23Theo bản tin Môi trường kinh doanh số 2(5) tháng 06/2004 – Khó khăn trong xác định giá trị tài sản vô hình

định giá phù hợp. Một vai trò quan trọng của tư vấn định giá là giúp lãnh đạo doanh nghiệp hiểu được và tập trung vào xây dựng những yếu tố tạo dựng giá trị (vô hình) cho doanh nghiệp”24.

Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc Công ty Cà phê Trung Nguyên - cũng thừa nhận: “Trong hoàn cảnh chúng ta hiện nay chưa thể định giá chính xác được thương hiệu của một doanh nghiệp. Đưa ra bất kỳ con số nào cũng là chủ quan”25.

Ông Hồ Xuân Hùng - Phó trưởng ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp Trung ương - nhận xét: "Đến tài sản hữu hình còn chưa định giá đúng, định giá đủ, nói gì đến tài sản vô hình như thương hiệu!"26.

Theo ông Phạm Đình Chướng - Cục trưởng Cục Sở Hữu Trí Tuệ - toàn bộ hệ thống chính sách về sở hữu trí tuệ ở nước ta thiếu hẳn phần xác định giá trị thương hiệu doanh nghiệp.

Các khó khăn gặp phải khi định giá thương hiệu

− Việc định giá thương hiệu gặp khó khăn không phải do kỹ thuật định giá mà do số liệu sử dụng để định giá ở tầm vĩ mô và vi mô.

− Ở Việt Nam, giá trị thương hiệu không được đưa vào bảng cân đối kế toán làm giảm giá trị của công ty, giảm giá trị cổ phần và định giá thấp trong việc hợp nhất, mua lại.

− Thông thường, tài sản thương hiệu là đặc trưng riêng của mỗi doanh nghiệp nên việc so sánh giá trị với các tài sản thương hiệu khác rất khó khăn.

− Thị trường mua bán và hợp nhất doanh nghiệp tại Việt Nam chưa hình thành, thị trường chứng khoán còn non nớt, thiếu hẳn thị trường thông tin để hỗ trợ cho công tác định giá thương hiệu.

− Các phương pháp định giá thương hiệu không được công bố rộng rãi trên các phương tiện tra cứu nên việc tìm hiểu và sử dụng để định giá càng trở nên khó khăn hơn.

− Khi định giá thương hiệu, thường chú trọng đến vị trí địa lý, tính chất độc quyền của sản phẩm mang đến lợi nhuận cho doanh nghiệp nhưng chưa quan tâm đến nguồn nhân lực cũng rất quan trọng trong việc nâng cao giá trị thương hiệu.

− Việc hạch toán chi phí để tính toán giá trị thương hiệu chỉ làm được trong một số doanh nghiệp mới phát triển gần đây, khi việc xây dựng thương hiệu bắt đầu

24Theo trang thông tin xúc tiến thương mạiViệt Nam và Thế giới

25Theo trang kinh tế của báo Tuổi Trẻ, bài viết “Lúng túng định giá thương hiệu” 26Theo trang kinh tế của báo Tuổi Trẻ, bài viết “Lúng túng định giá thương hiệu”

được đưa vào Việt Nam thông qua sự có mặt của một số chuyên gia tư vấn thương hiệu cũng như các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Vì vậy, cho dù trong các báo cáo tài chính được công bố không có khoản mục dành cho giá trị thương hiệu thì các doanh nghiệp cũng nên làm thêm một vài dòng ghi chú để thông tin cho các nhà đầu tư biết về giá trị thương hiệu được định giá trên thị trường là bao nhiêu. Đây cũng là một cách để thu hút nhà đầu tư và góp phần thúc đẩy giá cổ phiếu tăng.

Bên cạnh đó, theo Tổng cục thuế, thương hiệu không phải là nguồn lực có thể xác định được, không đánh giá được một cách tin cậy và doanh nghiệp cũng không kiểm soát được. Theo công văn số 3539, ra ngày 20/09/2006 của Tổng cục thuế, các công ty không được góp vốn thành lập công ty cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng thương hiệu với 3 lý do sau:

− Theo chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 – Tài sản Cố định vô hình, ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ Tài chính quy định về tiêu chuẩn ghi nhận tài sản thì thương hiệu mặc dù là tài sản vô hình được tạo từ nội bộ doanh nghiệp nhưng không được ghi nhận là tài sản.

− Hiện nay, cơ chế tài chính của Nhà nước chưa quy định về giá trị quyền sử dụng thương hiệu.

− Quyết định 2006/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ tài chính ban hành chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định vô hình chưa hướng dẫn rõ ràng về cơ sở hạch toán.

Như vậy, công tác định giá thương hiệu ở Việt Nam còn đang rất khó khăn và mới mẻ. Khó khăn mắc phải không phải ở kỹ thuật định giá mà chính là số liệu vĩ mô và số liệu vi mô làm đầu vào cho mọi kỹ thuật định giá.

2.2.2 Ứng dụng của định giá thương hiệu tại Việt Nam 2.2.2.1 Phục vụ cho hợp đồng mua bán sáp nhập, liên doanh

Một phần của tài liệu 449 Thương hiệu và định giá thương hiệu cho doanh nghiệp Việt Nam Thực trạng và giải pháp (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)