0
Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Tình hình sản xuất kinh doanh của nông dân huyện Chợ Mới vay vốn tại Ngân hàng Sài Gòn

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CN AN GIANG (Trang 38 -38 )

hàng Sài Gòn Thương Tín

Hộp thông tin:

Quy ước về cách tính lãi vay cho mỗi loại hình sản xuất kinh doanh:

Thời hạn vay vốn của loại hình cho vay nông nghiệp thường là 1 năm cho nên cách tính cho lãi vay một vụ mùa 06 tháng như sau:

Công thức chung :

Lãi vay = Lãi suất (%/tháng)/30 ngày X Số ngày vay X Số tiền vay

Công thức áp dụng:

Lãi vay = 1,4%/tháng X 06 tháng X Số tiền vay 4.4.1 Đối với trồng trọt (lúa)

Những hộ trồng trọt thường là trồng lúa, trong đó có 06 hồ sơ vay với mức vay từ 20-50 triệu đồng, 02 hồ sơ vay từ 50-100 triệu đồng, diện tích đất canh tác trung bình là 28 công (2,8 ha), số tiền vay trung bình là 38 triệu đồng. Đối với lãi vay, những hộ này phải trả cho một mùa vụ (6 tháng) là 3,192 triệu đồng, như vậy chi phí lãi vay trên

mỗi ha là 1,14 triệu đồng. Chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính cho một vụ mùa 06 tháng bao gồm:

Bảng 8: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ trồng lúa

ĐVT: 1.000 đồng/ha CP giống CP lao động thuê CP vật

CP khác Tổng CP Lãi vay

Tổng DT

Lợi nhuận 1.300 2.000 5.000 3.000 11.300 1.140 15.900 3.460

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.1

4.4.2 Đối với hộ chăn nuôi

Đối với hộ chăn nuôi cá (cá tra, cá basa)

Từ kết quả thống kê 04 hộ chăn nuôi cá cho thấy mức vay vốn của họ khá cao do phải tốn nhiều chi phí. Có hai hình thức chăn nuôi cá: nuôi hầm và nuôi bè; do hình thức chăn nuôi cá tra, cá basa bè không còn đạt hiệu quả cao do tốn nhiều chi phí nên hình thức nuôi bằng hầm là phổ biến.

Trung bình mỗi hộ vay 350 triệu đồng để phục vụ cho quá trình nuôi với diện tích mặt nước là 1000 m2. Mỗi đợt thả cá cần 50.000 con giống, trung bình mỗi con cần 1,56 kg thức ăn cho đến khi thu hoạch (trung bình 1 kg/con), trong điều kiện cá phát triển tốt, ít bị bệnh thì chi phí phòng và chữa bệnh cho cá chỉ khoảng 5 triệu đồng. Để thu được bình quân mỗi kg cá cần chi 10.850 đồng (chưa bao gồm lãi vay), do đó nếu giá cá sụt giảm bằng hoặc thấp hơn chi phí bình quân thì người chăn nuôi cá sẽ bị thiệt hại, trong khi đó còn phải chịu một khoản lãi vay ngân hàng là 29,4 triệu đồng.

Bảng 9: Bảng ước tính chi phí đối với hộ chăn nuôi cá

ĐVT: 1.000 đồng/1.000 m2 diện tích mặt nước

CP

giống động thuêCP lao CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP

CP bình quân/kg

cá 60.000 2.000 413.400 5.000 8.000 488.400 10,85

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.2

Bảng 10 : Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi cá

ĐVT: 1.000 đồng/1.000 m2 diện tích mặt nước

Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận quân/kg cáLN bình 488.400 29.400 562.500 44.700 0,99

Đến mùa vụ thu hoạch những hộ này thu được khoảng 45 tấn cá, bán được với giá là 12.500 đồng/kg những hộ này thu lại được 562,5 triệu đồng, sau khi trừ chi phí, lãi vay ngân hàng họ còn được 44,7 triệu đồng.

Đối với hộ chăn nuôi heo:

Tương tự như đối với các loại hình chăn nuôi khác, 04 hộ chăn nuôi heo nuôi trung bình 36 con/hộ với mức vay là 54 triệu đồng, lãi vay là 4,536 triệu đồng (tương đương 126.000đ/con). Chi phí đầu tư con giống, thức ăn, thuốc thú y, công chăm sóc cho 100 kg thịt heo hơi là 1.419.000 đồng, bán với giá 18.000đ/kg như vậy hộ chăn nuôi heo thu được lời là 381.000đ/con 100kg, nhưng nếu có vay vốn ngân hàng và với mức vay như trên thì những hộ này chỉ còn lại 255.000đ/con.

Bảng 11: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi heo ĐVT: 1.000 đồng/con

Ghi chú: Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.3

Đối với hộ chăn nuôi bò:

Như đã giới thiệu về huyện Chợ Mới, mô hình chăn nuôi bò vổ béo đem lại lợi nhuận cao đã kích thích hộ nông dân tham gia vào lĩnh vực này ngày càng nhiều, do đó nhu cầu vốn chăn nuôi bò cũng tăng theo. Các hộ chăn nuôi bò có vay vốn tại Sacombank An Giang không nhiều và chỉ chiếm 7% trong mẫu (2 hộ). Mức vay trung bình của họ là 65 triệu đồng với quy mô là 34 con/hộ, do đó lãi vay tính cho một vụ mùa 06 tháng là 5,46 triệu đồng, tính bình quân trên mỗi con thì có mức lãi là 160.600 đồng/con, sau khi trừ chi phí và lãi vay, hộ chăn nuôi bò còn lại 2.239.400 đồng/con

Bảng 12: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ chăn nuôi bò

ĐVT: 1.000 đồng/con CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận 4.000 300 200 100 4.600 160,6 7.000 2239,4

Ghi chú:Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.4

Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Luông Nguyễn Văn Tấn cho biết, sau khi nhà máy rau quả đông lạnh của Công ty ANTESCO hoạt động (năm 2000, đặt tại xã Mỹ Luông), diện tích hoa màu và cây bắp thu trái non tăng nhanh. Theo đó, phong trào nuôi bò vỗ béo ở địa phương phát triển. Ông Tấn khẳng định: “Nuôi bò vỗ béo có hiệu quả nhất trong

Chi phí Lãi

vay Tổng DT nhuậnLợi

LN bình quân/kg thịt CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP CP bình quân/kg thịt 400 630 306 83 1.419 14,19 126 1.800 255 2,55

các dự án chuyển đổi cây trồng vật nuôi”. (Cao Tâm, (không ngày tháng), Nuôi bò vỗ béo, nghề dễ làm giàu tại Chợ Mới. Đọc từ:

http://sonongnghiep.angiang.gov.vn/mohinhhieuqua/nuoibochomoi.htm)

(đọc ngày 18/05/2007).

Lời phát biểu của ông Tấn đã phản ánh thực tình hình chăn nuôi bò trong một năm trở lại đây, mô hình chăn nuôi bò vỗ béo cũng được khuyến khích nhân rộng trên địa bàn huyện Chợ Mới khi ngày càng có nhiều hộ nông dân làm giàu từ nghề chăn nuôi bò vỗ béo. Và hai hộ chăn nuôi bò có vay vốn tại Sacombank An Giang cũng đã thu được lợi nhuận rất khả quan, sau một vụ chăn nuôi, những hộ này thu được gần 75 triệu đồng sau khi đã trả lãi cho ngân hàng.

4.4.3 Đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp:

Trong mẫu điều tra thì chỉ có 02 hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp với mức vay trung bình là 110 triệu đồng. Số tiền vay được họ chủ yếu dùng để mua phân bón, thuốc trừ sâu để cung ứng vật tư cho nông dân theo vụ mùa. Do đặc trưng ngành nghề nên hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp phải có vốn đầu tư nhiều đồng thời thu lợi cũng khá cao.

Dưới đây là bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp (KDVTNN)

Bảng 13: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ KDVTNN

ĐVT: 1.000 đồng CP mua phân CP mua thuốc BVTV CP vận chuyển CP lao động thuê CP khác Tổng CP Lãi vay Tổng DT Lợi nhuận 248.000 78.380 2.000 2.000 5.000 335.380 9.240 366.480 21.860

Ghi chú:Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.5

Tổng chi phí cho một mùa vụ là 335,38 triệu đồng, lãi vay 06 tháng là 9,24 triệu đồng, doanh thu những hộ này thu lại được là 366,48 triệu đồng; do đó, sau mỗi mùa vụ họ có thể thu lợi là 21,86 triệu đồng sau khi đã trừ lãi.

4.4.4 Đối với hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi

Có 04 hộ vừa trồng trọt vừa chăn nuôi trong điều tra chọn mẫu, những hộ này hoạt động ở cả hai lĩnh vực là do vừa có đất canh tác, vừa muốn tăng thêm thu nhập. Loại cây trồng vật nuôi được kết hợp ở cả 04 hộ là trồng lúa và chăn nuôi heo. Do vậy, vốn để đầu tư cho cả hai lĩnh vực là khá cao; tuy nhiên, trồng lúa và chăn nuôi có thể thu hoạch vào hai thời điểm khác nhau giúp cho việc thanh toán lãi cũng như trả giảm vốn cho ngân hàng nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Trung bình mỗi hộ canh tác trên 2,9 ha và nuôi 24 con heo; mức vay trung bình là 62,5 triệu đồng/hộ, lãi vay tương ứng là 5,25 triệu đồng cho một vụ 06 tháng. Những hộ trồng trọt và chăn nuôi kết hợp thu lại được lợi nhuận cao hơn so với những ngành nghề khác do giảm bớt được khoản chi phí sinh hoạt riêng cho mỗi ngành, đồng thời trồng trọt và chăn nuôi sẽ hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất nên sẽ giảm được những khoản chi phí khác. Chẳng hạn như đối với hộ trồng lúa, mỗi mùa vụ họ thường dự trữ lúa để ăn, do đó khi xay lúa họ sẽ có được những phụ phẩm khác như tấm, cám,

trấu; họ dùng những phụ phẩm này hỗ trợ chăn nuôi heo như cám, tấm nấu cho heo ăn, trấu dùng để nấu lò...

Bảng 14: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận

đối với hộ trồng lúa và chăn nuôi kết hợp

Chi phí cụ thể

Lúa (1.000 đồng/ha) Heo (1.000 đồng/con)

CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP khác Tổng CP CP giống CP thức ăn CP thuốc thú y CP khác Tổng CP 1.300 2.000 5.000 3.000 11.300 400 630 306 83 1.419

Chi phí, doanh thu và lợi nhuận

ĐVT: 1.000 đồng/2,9ha và 24 con heo

CP cho Lúa CP cho Heo Tổng chi phí Doanh thu từ Lúa Doanh thu từ Heo Tổng doanh thu Lãi vay Lợi nhuận 27.120 34.053 61.173 46.110 43.200 89.310 5.250 22.887

Ghi chú:Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.6

Tổng chi phí cho cả lúa và heo là 61,173 triệu đồng, tổng daonh thu mà họ đạt được là 89,310 triệu đồng. Sau khi trừ đi mọi chi phí và lãi vay ngân hàng thì họ còn thu lại được 22,887 triệu đồng.

4.4.5 Đối với hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác khác

Những hộ vừa tham gia lĩnh vực nông nghiệp, vừa tham gia ngành nghề khác trong điều tra chọn mẫu là những hộ vừa canh tác lúa vừa là công nhân viên chức. Do đó ngoài thu nhập từ lương, họ còn có thêm thu nhập từ việc trồng lúa. Do có nguồn thu khác cho nên khả năng trả nợ của khách hàng rất cao và giảm bớt được rủi ro đối với ngân hàng nhiều hơn so với những loại hình sản xuất kinh doanh khác.

Lương trung bình của 02 hộ trong mẫu là 2 triệu đồng/tháng, do cần có vốn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp nên họ có nhu cầu vay vốn là 42,5 triệu đồng (trung bình canh tác 4,4 ha ruộng/hộ), với mức vay đó họ phải trả lãi ngân hàng là 3,57 triệu cho một mùa vụ 06 tháng. Như những hộ trồng lúa khác, chi phí canh tác lúa là 11,3 triệu đồng/ha, thu lại từ lúa được 15,9 triệu đồng, cộng thêm thu nhập từ lương là 12 triệu đồng (2 triệu đồng/tháng) thì tổng doanh thu mà những hộ này có được là 27,9 triệu đồng, sau khi trừ chi phí và lãi vay ngân hàng một vụ mùa thu hoạch họ còn dư được 13,03 triệu đồng.

Bảng 15: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận đối với hộ vừa tham

ĐVT: 1.000 đồng/4,4 ha

Lúa (1000 đồng/ha)

Lương Tổng DT Lãi vay nhuậnLợi CP giống CP lao động thuê CP vật tư CP khác Tổng CP Doanh thu 5.720 8.800 22.000 13.200 49.720 69.960 12.000 81.960 3.570 28.670

Ghi chú:Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.7

4.4.6 Đối với hộ hoạt động trong lĩnh vực khác phục vụ cho nông nghiệp:

Ở loại hình này thì chỉ có 01 hộ trong điều tra chọn mẫu, hoạt động ngành nghề chủ yếu của hộ này là cày xới đất thuê cho các hộ khác và do đó họ vay vốn là để mua hoặc tu sửa máy cày, máy xới; ngoài cày đất thuê, hộ này còn có 2,5 ha để canh tác lúa.

Chi phí mua mới cho một chiếc máy cày, giàn sới là khoảng 90-120 triệu, đối với chi phí sửa chữa thì khoảng 12 triệu đồng. Khách hàng này đến ngân hàng vay vốn (70 triệu đồng) là để mua thêm máy mới. Do phải bỏ ra một khoản tiền ban đầu là khá lớn nên khi ước tính lợi nhuận đạt được là âm nhưng lợi nhuận sẽ gia tăng vào các vụ mùa sau do không còn phải tính đến khoảng chi phí này.

Bảng 16: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN

ĐVT: 1.000 đồng Chi phí mua và vận hành máy (CP I) CP cho lúa (CP II)

CP mua

máy động thuêCP lao CP dầu nhớt CP khác giốngCP động thuêCP lao CP vật tư khácCP 90.000 7.200 5.000 8.000 3.250 5.000 12.500 5.000 Tổng CP: 110.200 Tổng CP: 25.750 CP I CP II Tổng chi phí DT từ cày đất thuê DT từ lúa Tổng doanh thu

Lãi vay Lợi nhuận 110.200 25.750 135.950 72.000 39.750 111.750 5.880 -30.080

Ghi chú:Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.8

Chi phí cho vụ mùa đầu tiên kể từ khi vay vốn là 135,95 triệu đồng, trong khi hộ này chỉ vay 70 triệu đồng, chứng tỏ hộ đã có sẵn vốn tích lũy (gần 66 triệu đồng) để phụ tham gia vào quá trình SXKD. Vì vậy mặc dù bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận của họ thể hiện doanh thu không đủ bù đắp chi phí nhưng thực tế đến cuối mùa vụ đầu tiên kể từ khi vay vốn họ đã có thu được lợi nhuận cho mình.

Ở mùa vụ sau, doanh thu họ có thể cũng đạt được như mùa vụ đầu tiên được tính toán (111,75 triệu đồng), trong khi đó chi phí họ bỏ ra chỉ còn là 45,95 triệu đồng (do không phải tính đến chi phí mua máy), cho nên lợi nhuận họ thu lại được là 59,92 triệu đồng. Đây chỉ là lợi nhuận theo tính toán nhưng nếu tính theo thực tế thì vào cuối thời điểm vay vốn (thời hạn 01năm) họ thu được lợi nhuận là 165,79 triệu đồng sau khi đã thanh toán lãi và số tiền này dư đủ để trả vốn gốc cho ngân hàng (70 triệu đồng).

Bảng 17: Bảng ước tính chi phí, doanh thu và lợi nhuận từ vụ sau kể từ khi vay vốn đối với hộ KDPVNN

ĐVT: 1.000 đồng

Chi phí mua và vận hành máy (CP I) CP cho lúa (CP II)

7.200 5.000 8.000 3.250 5.000 12.500 5.000 Tổng CP: 20.200 Tổng CP: 25.750 CP I CP II Tổng chi phí DT từ cày đất thuê DT từ lúa Tổng doanh thu

Lãi vay nhuậnLợi 20.200 25.750 45.950 72.000 39.750 111.750 5.880 59.920

Ghi chú:Cách xác định chi phí, doanh thu, lợi nhuận xem phụ lục số 3.8

4.5 Tổng kết quá trình phân tích dữ liệu

Qua quá trình phân tích dữ liệu thống kê lại được như sau:

Có 08 loại hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp trong điều tra chọn mẫu, trồng trọt (trồng lúa) là loại hình có số lượng hộ nông dân tham gia nhiều nhất với 08 hồ sơ vay (chiếm 30% trong mẫu); kế đến là các hộ chăn nuôi heo, chăn nuôi cá, trồng trọt và chăn nuôi kết hợp mỗi loại có 04 hồ sơ vay (tương đương 15%/loại); riêng chỉ có loại hình ngành nghề khác phục vụ nông nghiệp là chỉ có 01 hồ sơ vay và chỉ chiếm 4% trong mẫu; các loại còn lại mỗi loại có 02 hồ sơ vay (chiếm 7% trong mẫu).

Kết thúc vụ mùa (được tính từ tháng 06/2006 đến cuối tháng 12/2006), những hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp có vay vốn tại Sacombank An Giang đều đạt kết quả khá tốt, thanh toán nợ dứt điểm với Ngân hàng, ngoài ra những hộ này còn được một khoản lợi nhuận để phục vụ các mục đích khác cho mùa vụ sau.

Bảng 18: Bảng so sánh chi phí, doanh thu và lợi nhuận ước tính giữa

những loại hình sản xuất kinh doanh

Loại hình SXKD ĐVT Chi phí Lãi vay Doanh thu LN chưa tính lãi tính lãiLN có

Chăn nuôi cá hầm 1.000đ/kg cá 10,85 0,65 12,50 1,65 1,00

Chăn nuôi heo 1.000đ/kg thịt 14,19 1,26 18,00 3,81 2,55

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN VAY CỦA NÔNG DÂN VAY VỐN TẠI NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƯƠNG TÍN- CN AN GIANG (Trang 38 -38 )

×