5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
3.1.2. Số liệu dùng trong phân tích mô hình
Số liệu sử dụng phân tích mô hình được tác giả tự thu thập thông qua bảng câu hỏi (xem phụ lục 4) vào ngày 10/03/07 và ngày 15/03/07 tại hai xã Tân Công Sính và xã Phú hiệp huyện Tam Nông. Cỡ mẫu điều tra 83 mẫu, trong đó có 04 mẫu bị hỏng: 1 mẫu hỏng là ở xã Tân Công Sính và 03 mẫu hỏng là ở xã Phú Hiệp. Cỡ mẫu cuối cùng sử dụng cho phân tích mô hình là 79 mẫu.
3.2. Kết quả của mô hình và ý nghĩa phân tích.
Kết quả của mô hình được phân tích theo từng biến và nhóm biến. Như đã phân tích trong phần xây dựng mô hình có ba nhóm biến giải thích cho sự tham gia của người lao động vào hoạt động phi nông nghiệp: (1) nhóm biến về đặc điểm cá nhân của người lao động; (2) nhóm biến về đặc điểm gia đình của người lao động
đang sống; (3) nhóm biến về cộng đồng nơi mà gia đình đó đang sống.
Mô hình được xây dựng gồm 12 biến như trong phương trình (3.3), sau khi kiểm định đa cộng tuyến bằng ma trận tương quan nhận thấy biến GIAOTHONG và biến TOHOPSX có hệ số tương quan khá cao r = 0,973649 vì vậy biến giao thông
được loại khỏi mô hình ước lượng. Mô hình được ước lượng hai lần, ước lượng lần
đầu kết quả cho thấy có 3 biến số không có ý nghĩa thống kê đó là biến TLLAMVIEC, biến THUNHAPK và biến TOHOPSX (xem kết quả ước lượng ở phụ
lục 3 trang 71), mô hình được ước lượng lại lần hai sau khi bỏđi các biến không có ý nghĩa thống kê. Mô hình ước lượng cuối cùng với 8 biến có hệ số Pseudo R2 = McFadden R2 = 0,596645, điều này cho thấy mô hình có mức độ phù hợp ở mức chấp nhận được. Mức độ giải thích của các biến khá tốt, mặc dù với hệ số McFadden R2
như trên thể hiện còn có những biến giải thích khác tác động đến sự tham gia việc làm phi nông nghiệp mà mô hình chưa đề cập đến.
Theo đánh giá ban đầu về kết quả mô hình thì cả ba nhóm biến số trên đều có tác động đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn, tuy nhiên mỗi nhóm biến có hình thức, qui mô tác động và vai trò của các nhóm biến số có sự khác nhau nhất định. Dưới đây sẽ phân tích từng nhóm nhân tố riêng biệt.
3.2.1. Nhóm nhân tố về đặc điểm cá nhân người lao động.
Đánh giá chung trong số bốn nhân tố thể hiện đặc điểm cá nhân người lao động bao gồm: giới tính, tuổi, giáo dục và học nghề thì biến giới tính và học nghề có đóng góp nhiều hơn so với hai nhân tố còn lại. Đóng góp này được thể hiện qua hệ số của các biến giới tính và học nghề có giá trị tuyệt đối cao và mức ý nghĩa thống kê cao dưới 2,5%.
Bảng 3.2. Kết quảước lượng với các biến đặc điểm của người lao động. Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê Z
Mức ý nghĩa thống kê p. GIOITINH -1.748370 0.572556 -3.053624 0.0023 TUOI 0.039089 0.024067 1.624164 0.1043 GIAODUC 0.289135 0.071244 4.058373 0.0000 HOCNGHE 1.275985 0.559340 2.281232 0.0225
(Nguồn: phân tích định lượng của tác giả)
Biến giới tính của người lao động (GIOITINH) được đưa vào mô hình với mục
đích xem xét có sự phân biệt về giới nào không khi lao động tham gia hoạt động phi nông nghiệp ở vùng nông thôn này. Kết quả cho thấy có sự khác biệt về khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động theo giới do biến GIOITINH có ý nghĩa thống kê cao và đóng góp khá nhiều so với các biến khác trong nhóm. Hệ số hồi qui của biến GIOITINH mang dấu âm có nghĩa là nam giới có khả năng tham gia hoạt
63
động phi nông nghiệp thấp hơn so với nữ giới. Sự phân biệt về giới càng rõ hơn khi lần lượt xét các tác động của những biến tuổi, giáo dục và học nghề. Cho dù tác động của biến nào đi nữa thì lao động nữ cũng đều có khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp nhiều hơn lao động nam. Điều này phản ánh đúng thực tế về cơ cấu việc làm phi nông nghiệp ở vùng này, ngoại trừ một số hộ buôn bán ở chợ trung tâm của xã và vài nhà máy xây sát nhỏ còn lại chủ yếu là những nghề buôn bán nhỏ, lẽ hay may, thêu và làm gia công các sản phẩm thủ công mỹ nghệ. Những công việc này phù hợp với lao động nữ hơn lao động nam. Kết quả này cũng phản ánh truyền thống gắn bó với đồng ruộng của lao động nam trong vùng, có rất ít lao động nam tham gia vào những hoạt động phi nông nghiệp hoặc không có việc làm phi nông nghiệp đáp ứng nhu cầu việc làm cho lao động nam.
Xét về tuổi của lao động, biến TUOI có giá trị dương cho thấy tuổi của người lao động có quan hệ thuận với khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Nghĩa là tuổi càng cao càng có khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp hơn. Nhưng biến TUOI có tác động không lớn, thể hiện ở hệ số hồi qui không cao so với các hệ số của những biến còn lại và mức ý nghĩa thống kê không cao ở mức 10 %. Điều này có thể
do lao động trẻ không tìm được việc làm phi nông nghiệp tại địa phương nên đi các vùng khác làm việc sau khi học nghề, cùng với đặc thù về việc làm và sự tham gia lao
động phi nông nghiệp nhiều hơn của giới nữ.
Biến GIAODUC là biến có ý nghĩa thống kê rất cao và có ý nghĩa nhất trong các biến thuộc nhóm nhân tố về bản thân lao động. Trình độ học vấn có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động do hệ số của biến GIAODUC có giá trị dương và ý nghĩa thống kê cao. Mặc dù vậy tác động tích cực này không lớn do hệ số hồi qui thấp so với hai biến GIOITINH và biến HOCNGHE trong cùng nhóm.
HOCNGHE là một biến giả thể hiện người lao động đã từng tham gia lớp học nghề kể cả ngắn hạn (1-3 tuần) và dài hạn (1-6 tháng). Tác động của biến này cũng tương tự như biến giáo dục, hệ số hồi qui mang dấu dương và rất lớn trong mô hình
thể hiện nó sẽ có tác động lớn đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nhất là lao động có học nghề. Điều này phản ánh thực trạng dạy nghềở vùng nông thôn này còn yếu kém cả về chất lượng lẫn số lượng. Lao động được đào tạo một cách qua loa, tay nghề không vững, nghềđược đào tạo chưa nhiều.
3.3.2. Nhóm nhân tố về đặc điểm gia đình.
Trong mô hình các nhân tố về đặc điểm gia đình có khả năng ảnh hưởng đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp nông thôn bao gồm: (1) qui mô gia
đình (GIADINH); (2) số người trong độ tuổi lao động áo việc làm trong gia đình (TLLAMVIEC); (3) thu nhập từ hoạt động nông nghiệp bình quân đầu người trong gia đình (THUNHAPNN);(4) thu nhập ngoài lao động của gia đình (THUNHAPK); (5) thời gian nông nhàn (NONGNHAN) của những người trong độ tuổi lao động trong gia đình.
Kết quả ước lượng mô hình lần 1 cho thấy biến TLLAMVIEC hoàn toàn không có ý nghĩa thống kê, biến THUNHAPK có ý nghĩa thống kê rất thấp gần 14%. Do đó, hai biến này không có tác động đến quyết định tham gia việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn nơi đây. Vì vậy hai biến này được loại khỏi mô hình. Kết quả ước lượng lần 2 đối với nhóm nhân tố thuộc về đặc điểm gia đình của lao
động được thể hiện như sau:
Bảng 3.3. Kết quảước lượng mô hình với các biến đặc điểm gia đình
Tên biến Hệ số Sai số chuẩn Thống kê Z Mức ý nghĩa thống kê p GIADINH -0.634848 0.233519 -2.718614 0.0066 THUNHAPNN -0.005399 0.001378 -3.917176 0.0001 NONGNHAN -0.450799 0.147376 -3.058831 0.0022
65
Biến GIADINH thể hiện số thành viên trong gia đình, theo mô hình lý thuyết thì qui mô gia đình lớn sẽ là lực đẩy đối với lao động nông thôn tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Nhưng trong phần phân tích định tính ở mục 2.4.2 của chương 2 đã cho chúng ta thấy ở vùng nông thôn này qui mô gia đình lớn thường là những gia đình không có tham gia hoạt động phi nông nghiệp. Phân tích định lượng đã khẳng định hơn nữa kết luận về tác động của qui mô gia đình trong mục 2.4.2 ở chương 2, Hệ số
hồi qui của biến GIADINH mang dấu âm và có ý nghĩa thống kê cao cho thấy qui mô gia đình càng lớn thì khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động trong gia đình càng thấp. Biến GIADINH có tác động mạnh nhất trong các biến thuộc nhóm
đặc điểm gia đình của lao động.
Thu nhập trong nông nghiệp của gia đình người lao động thể hiện bằng biến THUNHAPNN. Kết quả ước lượng cho thấy biến THUNNHAPNN có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, điều này có nghĩa là thu nhập nông nghiệp bình quân đầu người của gia đình càng cao thì càng làm giảm khả năng tham gia sản xuất phi nông nghiệp. Xét về mức độ tác động thì biến THUNHAPNN không có tác động lớn bằng chứng là giá trị tuyệt đối hệ số hồi qui của biến này là rất nhỏ và là hệ số
thấp nhất trong các biến cùng nhóm. Nhìn chung, tác động âm và có ý nghĩa thống kê cao của biến THUNHAPNN cho thấy một thực tế là ngoài yếu tố tâm lý “an toàn” và tập tục truyền thống “cha truyền con nối” của nông dân còn có tính ổn định cũng như
lợi ích của hoạt động phi nông nghiệp vẫn chưa đủ ở mức vượt trội so với nông nghiệp khiến người lao động bỏ sản xuất nông nghiệp tham gia vào sản xuất phi nông nghiệp.
Thời gian nông nhàn của lao động trong gia đình được đưa vào mô hình qua biến NONGNHAN. Kết quả cho thấy biến nông nhàn có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê rất cao ở mức 1%, có nghĩa là thời gian nông nhàn càng cao thì người lao
động càng ít tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp. Điều này lại một lần nữa khẳng
định có quá ít việc làm phi nông nghiệp để người lao động tham gia ở vùng nông thôn này.
3.3.3. Nhóm nhân tố thuộc về cộng đồng.
Nhóm nhân tố thuộc về cộng đồng theo mô hình ban đầu xây dựng bao gồm ba nhân tố: (1) giao thông; (2) thông tin việc làm; (3) số tổ hợp sản xuất. Do biến giao thông và biến tổ hợp sản xuất có tương quan cao vì vậy biến giao thông đã được loại khỏi mô hình ước lượng. Kết quả ước lượng lần 1 cho thấy biến TOHOPSX có ý nghĩa thống kê không cao ở mức 20%, có nghĩa là đối với vùng nông thôn này số tổ
hợp sản xuất có thu hút lao động của vùng không có tác động đến lao động phi nông nghiệp của người dân.
Nguồn thông tin về việc làm của lao động là một biến giả, nếu lao động có
được những nguồn cung cấp thông tin về việc làm thì nhận giá trị 1 nếu không nguồn thông tin thì nhận giá trị 0. Nó được thể hiện qua biến TTVIECLAM, có kết quả
không như mong đợi. Kết quảước lượng cho thấy biến TTVIECLAM có tác động âm và có mức ý nghĩa thống kê cao ở mức 1%, vậy là lao động có nguồn thông tin về
việc làm thì khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp lại giảm. Điều này phản ánh thực tế có thể xảy ra là do: (1) chất lượng nguồn thông tin không tốt; (2) có thể là thông tin việc làm phi nông nghiệp mà lao động nhận được đa số là không phù hợp với nhu cầu về việc làm phi nông nghiệp mà lao động mong muốn, thực tế đã cho thấy đa phần việc làm công ăn lương thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp ởđịa phương là rất hiếm và hầu như không có. Do đó, các nguồn thông tin về việc làm có được phải ở
ngoài địa phương và lao động không muốn đi làm xa nên xảy ra hiện tượng tác động âm của biến TTVIECLAM.
Kết luận
Trong chương này mô hình probit sử dụng để phân tích các nhân tố tác động quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động. Kết quả phân tích ước lượng cho thấy có nhiều nhân tố khác nhau giải thích cho sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn. Đóng góp của các nhân tố này cho khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động là khác nhau theo thời gian.Ở một thời điểm và qui mô nhất định thì có thể nó là nhân tốđẩy song ở thời điểm và qui mô
67
khác nó trở thành nhân tố cản trở việc tham gia phi nông nghiệp của lao động. Vì vậy, khó có một chính sách nào đó có tác động tới việc thúc đẩy lao động tham gia hoạt
động phi nông nghiệp trong cả một thời gian dài.
Đánh giá riêng cho từng nhóm nhân tố, kết quả phân tích cho thấy:
- Nhóm nhân tố về bản thân lao động: nhóm nhân tố này có tác động mạnh đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động. Kết quả gợi ý rằng trong thời điểm hiện tại các chính sách tạo việc làm phi nông nghiệp cho lao động vùng này tập trung vào giải quyết việc làm cho giới nữ. Trong khi biến tuổi lại cho thấy rằng hiện tại lao động tham gia phi nông nghiệp càng nhiều khi tuổi càng lớn, do những lao động trẻ tuổi không tìm được việc làm phi nông nghiệp phù hợp ở địa phương. Ngoài ra, giáo dục và học nghề cũng có ảnh hưởng tích cực đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động trong vùng.
- Nhóm nhân tố về gia đình người lao động: tại thời điểm nghiên cứu nhóm nhân tố này đều có tác động âm đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp.
Điều này thể hiện sự nghèo khó và thiếu việc làm trong vùng nông thôn này rất trầm trọng. Thực tế này gợi ý cần có chính sách kết hợp về dân số và tạo thêm việc làm phi nông nghiệp cho vùng, một cách cụ thể và nhanh chóng nhằm giảm nghèo và tạo cơ hội tham gia hoạt động phi nông nghiệp cho lao động nông thôn.
- Nhóm nhân tố về cộng đồng: ở thời điểm nghiên cứu nhân tố về tổ hợp sản xuất hay số nhà máy sản xuất không có tác động đến khả năng tham gia hoạt
động phi nông nghiệp của lao động, bởi vì các tổ hợp sản xuất với qui mô nhỏ,
đơn đặc hang thực hiện qua nhiều trung gian làm giảm giá gia công sản phẩm. Nếu khắc phục được vấn đề này thì có thể biến số tổ hợp sản xuất sẽ có đóng góp nhiều cho khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động trong vùng. Biến thông tin việc làm có tác động âm đến quyết định của lao
KẾT LUẬN VÀ CÁC GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Trên cơ sở toàn bộ vấn đề đã phân tích trong 2 chương trước sẽ rút ra những khám phá của nghiên cứu và đề xuất chính sách tạo việc làm, thúc đẩy lao động nông thôn trong vùng tham gia lao động phi nông nghiệp ngày càng nhiều.
1. Các kết luận rút ra từ nghiên cứu.
Bằng số liệu điều tra thực tế kết hợp phân tích thống kê mô tả và mô hình kinh tế lượng nghiên cứu đã chỉ ra ba nhóm tác động chính đối với khả năng tham gia hoạt
động phi nông nghiệp của lao động nông thôn huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp: (i) nhóm các nhân tố liên quan đến bản thân lao động; (ii) nhóm các nhân tố liên quan
đến đặc điểm của gia đình người lao động; (iii) nhóm các nhân tố liên quan đến đặc
điểm địa phương của người lao động. Tác động của một số nhân tố chủ yếu trong các nhóm nhân tố này thể hiện như sau:
- Giới tính của lao động có tác động nhiều đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động trong vùng. Tác động của yếu tố này thể hiện nữ giới