Thực trạng hệ thống đào tạo ngành báo in Thành phố

Một phần của tài liệu 263 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 32 - 39)

6. Kết cấu của luận văn

2.5.3.Thực trạng hệ thống đào tạo ngành báo in Thành phố

2.5.3.1. Thực trạng công tác đào tạo tại các cơ quan báo in thành phố

Qua khảo sát điều tra có thể chia công tác đào tạo của ngành báo in tại các cơ quan báo chí Thành phố Hồ Chí Minh thành 3 nhóm :

Nhóm 1 : Các cơ quan nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo và có hệ thống đào tạo hiệu quả.

Nhóm 2 : Các cơ quan báo chí ít quan tâm đến công tác đào tạo và hệ thống đào tạo kém gần như chỉ mang tính hình thức.

Nhóm 3 : Các cơ quan hoàn toàn không quan tâm đến đào tạo.  Nhóm 1

Hiện nay tại Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có Báo Tuổi Trẻ là nằm trong nhóm này. Báo Tuổi Trẻ có bộ phận chuyên trách công tác đào tạo nguồn nhân sự, với các chức năng chính :

Nắm vững thực trạng nguồn nhân lực trong Báo. Tuyển dụng lao động mới.

Lên các kế hoạch đào tạo, thực hiện công tác đào tạo.

Một số nguyên nhân làm nên chất lượng cao của đội ngũ nhà báo tại Báo Tuổi Trẻ là :

33

Đây là cơ quan báo chí kinh doanh có thực lãi cao nhất tại thành phố hiện nay, không chỉ có nguồn lợi nhuận từ báo chí mà Báo Tuổi Trẻ còn có nguồn thu từ một số công ty trực thuộc kinh doanh trong các lĩnh vực : in ấn (công ty Lê Quang Lộc), cho thuê văn phòng (công ty YOKO),... Có cơ chế quản lý thoáng về mặt tài chính tạo nên sự chủ động cho Báo về mặt tài chính. Chính từ hoạt động hiệu quả này, Báo Tuổi Trẻ có điều kiện trích lập qũy đào tạo với quy mô lớn, tạo nhiều thuận lợi cho công tác đào tạo của Báo đặc biệt trong việc nâng cao chuẩn trình độ của đội ngũ phóng viên.

Nguồn thu nhập của nhà báo Báo Tuổi Trẻ cao nhất trong các cơ quan báo chí tại thành phố, tạo điều kiện cho đội ngũ nhà báo của Báo có điều kiện và động cơ tham gia đào tạo. Nguồn thu nhập này cũng giúp Báo Tuổi Trẻ thu hút được nhiều các sinh viên báo chí giỏi mới ra trường hoặc những phóng viên giỏi, có trình độ từ các cơ quan báo chí khác.

Có sự quan tâm của cấp lãnh đạo về việc đào tạo. Quỹ đào tạo của Báo Tuổi Trẻ được sử dụng đúng mục đích đào tạo với kế hoạch đào tạo hàng năm. Với lợi thế về mặt quan hệ và uy tín, hàng năm, Báo Tuổi Trẻ được cấp số suất học bổng trong và ngoài nước vào mức cao nhất trong các cơ quan báo chí tại thành phố. Báo cũng tự đứng ra tổ chức các lớp đào tạo cho nhà báo theo yêu cầu của Báo trên cơ sở hợp tác với các trường trong và ngoài nước.

Nhóm 2

Các cơ quan báo chí trong nhóm này thường là các cơ quan báo in có ít nhất một ấn phẩm có số lượng phát hành từ 2 kỳ/tuần trở lên với các đặc điểm :

Không có bộ phận chuyên môn phụ trách đào tạo chỉ có bộ phận phụ trách chung về nhân sự với đội ngũ nhân viên hạn chế về cả số lượng lẫn chất lượng (Trừ Báo Sài Gòn Giải Phóng vào giữa năm 2006 đã thành lập

34

Trung tâm đào tạo, bồi dưỡng phóng viên nhưng trung tâm này hoạt động chưa hiệu quả). Kế hoạch đào tạo không có hoặc chỉ mang tính hình thức. Hình thức đào tạo chủ yếu là trông chờ vào các học bổng ở các trường báo chí trong và ngoài nước hoặc đội ngũ nhà báo tự đi xin.

Cơ chế quản lý tài chính từ các cơ quan chủ quản rất chặt chẽ. Nguồn thu chính là từ hoạt động quảng cáo trên báo chí, ít hoặc không có nguồn thu bổ sung khác.

Có qũy đào tạo tương đối lớn nhưng qũy đào tạo thường sử dụng sai mục đích, phần lớn được sử dụng để quyết toán những chi phí tham quan nước ngoài của các cấp lãnh đạo.

Không có kế hoạch để nâng cao phẩm chất đạo đức và tu dưỡng cho những phóng viên – biên tập viên thuộc diện "cán bộ nguồn" ngoài một số buổi họp, nghe nói chuyện không thường xuyên hoặc các khóa học chính trị mà người tham dự phải đáp ứng hàng loạt tiêu chí xét tuyển.

Nhóm 3

Bao gồm các cơ quan báo có quy mô nhỏ, các tạp chí. Các cơ quan báo chí này thường :

Không có bộ phận chuyên trách về đào tạo. Không có qũy đào tạo.

Đội ngũ nhà báo chủ yếu là các cộng tác viên từ các tờ báo lớn do đó không có nhu cầu về đào tạo. Bên cạnh đó, việc cắt giảm chi phí để giảm giá thành cũng làm giảm đi sự quan tâm đến công tác đào tạo của các cấp lãnh đạo.

Điều này cho thấy, tại đa số các cơ quan báo chí thành phố công tác đào tạo vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của nền kinh tế kế hoạch trước đây với các đặc điểm : thụ động, cứng nhắc, mang nặng tính chủ quan.

35

Các cơ sở đào tạo phóng viên trong nước (Phụ lục 9) hàng năm cho ra trường khoảng 900 cử nhân báo chí các hệ chính quy, tại chức, văn bằng 2, sau đại học với các trình độ thạc sĩ và tiến sĩ, đồng thời, đào tạo gần 1.000 sinh viên các hệ mỗi năm. Có thể nói lực lượng lao động bổ sung cho đội ngũ phóng viên ngành báo chí nói chung là không thiếu. Tuy nhiên thực tế cho thấy :

Các trường đào tạo phóng viên trong nước còn ít, một số trường báo chí nước ngoài cũng có tổ chức các lớp nghiệp vụ ngắn ngày tại Việt Nam nhưng còn rất hạn chế.

Các cơ sở đào tạo tại nước ngoài cho nhà báo có nhiều, số lượng học bổng cấp cho lực lượng nhà báo cũng không ít. Tuy nhiên, số lượng nhà báo được nhận học bổng và tham gia đào tạo là không nhiều vì các nguyên nhân sau :

 Về mặt quản lý nhà nước, các cơ quan báo chí là cơ quan nhạy cảm về mặt chính trị và cán bộ, nhà báo các báo là cán bộ công chức do đó việc chấp thuận cho cán bộ công chức đương nhiệm thuộc ngành này đi đào tạo dài hạn tại nước ngoài là rất khó khăn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Nguyên nhân chủ yếu làm cho các nhà báo không nhận học bổng đào tạo tại nước ngoài là do không thể vừa học vừa làm như đào tạo trong nước, vị trí công tác của họ không được đảm bảo sau khi hoàn thành đào tạo trở về.

Bảng 4 : Số liệu điều tra về nguyên nhân từ chối đào tạo ở nước ngoài

của nhà báo thành phố

Lý do từ chối đào tạo tại nước ngoài Tỷ lệ

Gia đình 22%

Ngoại ngữ kém 19%

Thời gian không thuận tiện 16% Mất vị trí trong và sau khi đào tạo 43%

36

Hiện nay, khi tuyển dụng các nhà báo trẻ vào làm việc, các cơ quan báo chí đều phải có thời gian đào tạo trước khi chính thức làm việc, do các nguyên nhân :

Thứ nhất, loại hình đào tạo chưa đa dạng. Chủ yếu do nhà nước (các trường) và do các cơ quan báo trong nước tổ chức với chất lượng đào tạo không cao, mang nặng tính lý thuyết, trong khi các loại hình đào tạo có yếu tố nước ngoài với giáo trình và phương pháp giảng dạy tiên tiến còn rất ít phổ biến vì tính chất nhạy cảm của cơ quan tuyên truyền của các cơ quan báo chí.

Thứ hai, cơ cấu đào tạo chưa đa dạng. Trong quá trình công tác các nhà báo được phân công làm việc theo các mảng đề tài chuyên môn như : kinh tế, giáo dục – đào tạo, văn hóa – văn nghệ,... Trong khi đó, phần lớn các lớp đào tạo nghiệp vụ báo chí là về kỹ năng chuyên môn, rất ít các chương trình đào tạo về kiến thức nền tảng cho lĩnh vực chuyên môn. Điều này làm cho nhiều nhà báo viết chuyên đề về một lĩnh vực nhưng lại không nắm vững kiến thức chuyên môn, làm cho khả năng phân tích chuyên môn và chất lượng bài viết thấp.

Thứ ba, chương trình đào tạo. Đào tạo lao động cho ngành báo chí trình độ đại học phải đặt mục tiêu cao hơn các trường dạy nghề, không phải chỉ để sản xuất ra những người hành nghề báo chí, biết thao tác những kỹ năng cơ bản của việc sản xuất tin, phóng sự, mà cần phải đào tạo ra những nhà báo có tri thức rộng, tư duy nghề nghiệp cao. Việc xếp lịch học cũng chưa thật hợp lý (Phụ lục 10). Sinh viên báo chí năm 1 - 2 chỉ học 20 môn đại cương với 80 tín chỉ và lãng phí thời gian một năm rưỡi với 300 tiết học ngoại ngữ trình độ A, B, C của các giáo trình tiếng Anh đã cũ. Nhưng sang năm 3, năm 4 phải học và thi tất cả những môn chuyên ngành quan trọng, chưa kể thời kỳ thực tập. Có ngày, lịch học bố trí đến 12 tiết. Sinh viên không còn thời gian nào để nghiên cứu sâu. Một số sinh viên xuất sắc được chọn làm khoá luận thì tập trung đầu tư vào khoá

37

luận, nghỉ rất nhiều môn học cuối khoá. Tuy nhiên, khoá luận của họ cũng ít được đi vào áp dụng trong thực tiễn.

Thứ tư, cơ quan quản lý báo chí đưa ra những tiêu chuẩn rất chung chung cho việc cấp thẻ nhà báo, điều này cũng gây khó khăn cho việc chuẩn hóa chương trình giảng dạy và bồi dưỡng của các cơ sở đào tạo.

Tóm lại, ngành báo in của Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay không chỉ còn thiếu những cơ sở, chương trình đào tạo tiên tiến, đa dạng mà còn cần cả những cải cách mạnh mẽ trong đào tạo sinh viên báo chí – nguồn nhân lực chính cho lực lượng lao động này

2.5.3.3. Thực trạng các điều kiện đào tạo trong các trường đào tạo nhà báo hiện nay

Điều kiện cơ sở vật chất

Cơ sở đào tạo nhà báo chính thức tại Thành phố Hồ Chí Minh là Khoa Báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn đã và đang có nhiều đầu tư vào cơ sở giảng đường, phòng ốc. Trung tâm đào tạo của Hội Nhà báo Thành phố do chủ yếu tổ chức lớp ngắn hạn nên không có cơ sở nhất định mà thường thuê các giảng đường, hội trường trong thành phố để tổ chức lớp.

Điều kiện thiết bị thực hành

Các môn như nhiếp ảnh hay quay phim, nhiều sinh viên báo chí trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn ít được trực tiếp thực hành trên máy. Mỗi khi đi thực tập chỉ được sử dụng máy 3 lần, mỗi lần không đầy 5 phút. Đó là chưa kể máy móc thiết bị như máy ghi âm, chụp ảnh, quay phim của trường đã quá cũ và lỗi thời. Chính sự thiếu hụt này làm cho chương trình học bị "lệch" giữa lý thuyết và thực tế (tỷ lệ lý thuyết/thực hành là 70/30, trong khi thực tế yêu cầu là 50/50). Các lớp đào tạo ngắn hạn thì học viên được tiếp cận các máy móc thiết bị mới nhưng số lượng lớp và số lượng người được theo học không cao.

38

Điều mà sinh viên báo chí cần nhất là những kỹ năng làm báo thực tế. Để đáp ứng yêu cầu này, giáo viên phải là nhà báo thực sự, phải lăn lộn với thực tế, nắm bắt được cuộc sống đang diễn ra như thế nào để truyền đạt cho sinh viên thế nhưng trong nhiều năm liền lực lượng giảng viên đa phần không phải là nhà báo chuyên nghiệp giảng dạy. Trên thực tế, có những giảng viên không viết báo bao giờ mà chỉ thuần tuý nghiên cứu, cho tới khi các nhà báo chuyên nghiệp tham gia giảng dạy, tình hình trên mới được cải thiện. Tuy nhiên, số lương các nhà báo chuyên nghiệp tham gia giảng dạy ít và khả năng sư phạm cũng bị hạn chế làm cho hiệu quả tiếp thu của sinh viên bị ảnh hưởng.

Giáo trình

Khoảng 30% số môn học thuộc chuyên ngành báo chí có giáo trình, nhưng là giáo trình từ đầu năm 1990 được tái bản lại. Những môn còn lại không có bộ giáo trình chuẩn cho những môn chuyên ngành - trừ môn tiếng Anh chuyên ngành, mà chủ yếu là những bài giảng của giảng viên và các sách tham khảo báo chí. Các lớp bồi dưỡng ngắn hạn có chất lượng giáo trình tốt hơn hẳn nhưng phần lớn là tài liệu tiếng nước ngoài hoặc dịch từ tiếng nước ngoài bởi những người không có chuyên môn báo chí. Ngoài ra, với trình độ ngoại ngữ thấp của đa số phóng viên, khả năng tiếp thu cũng còn nhiều hạn chế.

2.5.3.4. Đánh giá về chất lượng đào tạo

Theo đánh giá của chính những giảng viên chủ nhiệm Khoa Ngữ văn – Báo chí của trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn và lãnh đạo các cơ quan báo chí tại thành phố, những hạn chế của công tác đào tạo ngành báo in thành phố bao gồm những điểm sau :

Sinh viên báo chí ra trường có khoảng 20% phát triển tốt. Nếu tính làm được việc thì khoảng 50 - 60%.

Sinh viên báo chí học quá nhiều môn song kiến thức thu được của sinh viên sau bốn năm đào tạo lại rất mỏng. Do thiếu thực tế nên nhược điểm

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

lớn của họ là thiếu tự tin và ngại tiếp xúc. Khi được giao việc, các phóng viên trẻ thường mất bình tĩnh vì không dám tiếp xúc hoặc quá e ngại trước những đối tượng cần gặp gỡ dẫn đến hiệu quả khai thác thông tin rất kém. Hệ thống đào tạo còn manh mún, phân tán chưa có sự chỉ đạo đồng bộ nhất là công tác đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhà báo đang công tác. Việc phối hợp giảng dạy với các trường báo chí nước ngoài còn gặp nhiều hạn chế.

Công tác đào tạo cho phóng viên còn thiếu những nội dung bổ sung về kiến thức căn bản và chuyên sâu về các lĩnh vực chuyên môn.

Các cơ quan quản lý báo chí, cơ quan báo chí và các cơ sở đào tạo chưa quan tâm và thống nhất xây dựng tiêu chuẩn nhà báo và các nguyên tắc ứng xử trong nghề nghiệp cho các nhà báo trên cơ sở đạo đức nghề nghiệp làm cho việc chuẩn hóa giáo trình đào tạo gặp nhiều khó khăn. Cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy, giáo trình và đội ngũ giáo viên cho công tác đào tạo báo chí chưa được đầu tư tương xứng.

Chương trình đào tạo chứa nhiều bất hợp lý và mất cân đối giữa lý thuyết và thực hành làm cho các sản phẩm đào tạo không đạt yêu cầu của các cơ quan báo chí.

Một phần của tài liệu 263 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 32 - 39)