Đánh giá trình độ lao động ngành báo in

Một phần của tài liệu 263 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

6. Kết cấu của luận văn

2.5.2. Đánh giá trình độ lao động ngành báo in

30

Bảng 2 : Số liệu nhân sự của một số tờ báo tại thành phố

Cơ quan Báo

Tổng số lao động Thư ký Tòa soạn, Trưởng ban Phóng viên Biên tập viên Tổng số nhà báo (1) (2) (3) (4) (5) (6) = (3) + (4)+ (5) Sài Gòn Giải Phóng 422 37 54 23 114 Tuổi trẻ 303 35 77 8 120 Người lao động 168 32 69 28 129

Thời báo Kinh tế Sài Gòn 163 28 40 13 81

Công an Thành phố Hồ Chí Minh 134 11 38 10 59

Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh 68 12 30 2 44

Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh 57 7 27 5 39

Khoa học phổ thông 33 13 10 5 28

(Nguồn : Ban Tư tưởng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh)

Trong các tờ báo ở Thành phố, số lượng phóng viên chiếm khoảng 34% tổng số lao động. Số lượng phóng viên của các cơ quan báo chí thay đổi phụ thuộc vào số lượng ấn phẩm và số kỳ phát hành của mỗi cơ quan báo chí.

Bảng 3 : Phân loại trình độ chuyên môn của đội ngũ phóng viên tại một

số tờ báo tại thành phố

Phân loại Báo Sài Gòn

Giải Phóng Báo Tuổi Trẻ

Tổng số lao động 422 303 Số lượng phóng viên 114 120 Trình độ chuyên môn THCN và tương đương 1 0 Cao đẳng, đại học 112 113 Chuyên ngành báo chí 44 68 Khác 68 45 Trên đại học 1 6 Chuyên ngành báo chí 0 2 Khác 1 4

31

Lao động của ngành báo chủ yếu là trí thức, có trình độ học vấn cao và khá đồng đều (bình quân 87,5% số lao động có trình độ đại học và trên đại học – Số liệu của Sở Văn hóa – Thông tin TP.HCM). Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy, ngoài lực lượng nhà báo phụ trách các mảng tin quốc tế, đối ngoại, trình độ ngoại ngữ của đội ngũ lao động ngành báo chí tại Thành phố Hồ Chí Minh là rất thấp.

Do trên thực tế có một khoảng cách giữa việc đào tạo và công tác thực tế nên trong giai đoạn đầu của quá trình công tác, lực lượng lao động của ngành báo có nhu cầu rất lớn về đào tạo và đào tạo lại. Tuy nhiên, sau một thời gian công tác tính chất ổn định trong công việc đã tạo nên tính ỳ, làm giảm động cơ tham gia đào tạo ở một bộ phận phóng viên đặc biệt là bộ phận phóng viên có thâm niên. Ngoài ra, thời gian công tác không ổn định cũng là một yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác đào tạo cho đội ngũ lao động này, gần 55% những lao động trong ngành báo chí bỏ dở một khóa đào tạo vì nguyên nhân giờ giấc không phù hợp.

Sự phát triển của ngành báo in tại thành phố còn thiếu sự hoạch định chi tiết ở các cấp. Khâu định hướng nghề nghiệp ban đầu làm cho một bộ phận sinh viên thi vào báo chí mà không có một định hướng cụ thể cho nghề nghiệp tương lai mà chỉ vì cái tên ngành khá hấp dẫn. Công tác đào tạo cũng gặp nhiều hạn chế cả về giáo trình, tính hợp lý của lịch học lẫn đội ngũ giáo viên. Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp của nhà báo cho đến hiện nay vẫn chưa được quan tâm tại Việt Nam. Công tác đào tạo tại các cơ quan báo chí thường ít được coi trọng. Những nguyên nhân trên làm cho công tác đào tạo đội ngũ nhà báo báo in tại thành phố ít được chú trọng và kém hiệu quả.

Tình trạng gần như được bảo hộ, bao cấp của ngành báo in tại Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng làm cho khả năng cạnh tranh của các cơ quan báo chí ở mức thấp vì chỉ cạnh tranh trong nội bộ ngành và khu

32

vực. Tuy nhiên, với sự phát triển của các báo điện tử trong và đặc biệt là ngoài nước cùng với việc Việt Nam gia nhập WTO, trong thời gian tới có thể làm cho mức độ bảo hộ của Nhà nước với ngành báo chí giảm đi và sẽ xuất hiện những cơ quan, ấn phẩm báo chí nước ngoài in tiếng Việt tại Việt Nam thì những việc thiếu chuẩn bị cho một thị trường báo chí cạnh tranh khốc liệt theo cơ chế thị trường cùng những yếu kém của ngành báo chí trong nước đặc biệt là về công tác đào tạo sẽ khiến cho chúng ta phải đặt ra những câu hỏi cho sự phát triển của ngành báo chí trong nước.

Một phần của tài liệu 263 Một số giải pháp hoàn thiện công tác đào tạo nguồn nhân lực cho ngành báo in ở TP.HCM đến năm 2015 (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)