Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc

Một phần của tài liệu 275 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại Tổng Công ty Bến Thành (Trang 42 - 43)

TỔNG CÔNG TY BẾN THÀNH VÀ MÔ HÌNH CÔNG TY MẸ CÔNG TY CON

2.5.2 Mối quan hệ giữa Hội đồng quản trị với Tổng giám đốc

Ở mô hình TCT 90: HĐQT và Tổng giám đốc (TGĐ) đều do một cấp

(Uûy ban nhân dân TP HCM) bổ nhiệm, TGĐ phải là thành viên của HĐQT. Chủ tịch HĐQT và TGĐ cùng ký nhận tài sản của Nhà nước giao cho TCT. Do đó đã không xác định được quyền hạn và trách nhiệm của mỗi chức danh này.

Mô hình công ty mẹ-công ty con: Khi Nhà nước đầu tư vốn chỉ có HĐQT

HĐQT thực hiện chức năng đại diện trực tiếp chủ sở hữu Nhà nước; có quyền tuyển chọn, ký hợp đồng lao động, bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và quyết định mức lương đối với TGĐ sau khi được sự chấp thuận của đại diện chủ sở hữu; Kiểm tra, giám sát Tổng giám đốc trong việc thực hiện các nhiệm vụ, chức năng của Tổng giám đốc, các nghị quyết, quyết định của HĐQT, các quy định pháp luật có liên quan. Chủ tịch HĐQT có quyền đình chỉ các quyết định của TGĐ trái với nghị quyết, quyết định của HĐQT. Tổng giám đốc không đồng ký nhận vốn và các nguồn lực khác đầu tư vào TCT với HĐQT.

Như vậy chức năng quản lý của HĐQT và chức năng điều hành của Tổng giám đốc đã được tách bạch rõ ràng không còn tình trạng chồng chéo lấn sân như trước.

Ngoài ra theo mô hình mới, các trường hợp miễn nhiệm của HĐQT và TGĐ trong đó gắn với hiệu quả SXKD của TCT được đề cập: để công ty lỗ hai năm liên tiếp, hoặc không đạt chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư hai năm liên tiếp, hoặc ở trong tình trạng lỗ đan xen nhau trong ba năm liên tiếp nhưng không khắc phục được, ngoạii trừ có lý do khách quan được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.

Một phần của tài liệu 275 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình Công ty mẹ - Công ty con tại Tổng Công ty Bến Thành (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)