XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHẾ TẠO CÁC ĐỐI TƯỢNG CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp tàu thủy việt nam doc (Trang 37 - 40)

ĐỐI TƯỢNG CHO BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ

3.1. Giới thiệu chung

Việc lập quy trình chế tạo phân đoạn, tổng đoạn của người

thiết kết với con tàu thiết kế là công việc cực kỳ quan trọng,

không những yêu cầu người thiết kế phải nắm vững kiến thức

chuyên ngành mà còn hiểu rõ các thiết bị phục vụ cho quá trình thi công cũng như đội ngũ lao động kĩ thuật của nhà máy. Người thiết

kế phải lập quy trình chế tạo sao cho đem lại lợi ích kinh tế lớn

nhất cho nhà máy.

Tổng đoạn được lựa chọn làm chương trình mô phỏng là tổng đoạn mũi tàu DAMEM, trong tổng đoạn được chia làm nhiều phân đoạn phẳng và phân đoạn khối. Việc phân chia thân tàu thành phân

đoạn và tổng đoạn phụ thuộc trước hết vào tải trọng của thiết bị

cẩu tại phân xưởng vỏ cũng như ở nơi lắp ráp trước khi hạ thuỷ.

Tàu DAMEM được chế tạo theo phương pháp tổng đoạn nên số lượng phân đoạn phẳng và khối tăng lên rất nhiều. khi phân chia phân đoạn cần phải lưu ý các yếu tố sau:

 Khối lượng của từng phân đoạn càng lớn càng tốt trong

phạm vi cho phép của cần cẩu và vận chuyển từ phân xưởng đến nơi lắp ráp.

 Chiều dài và chiều rộng của mỗi phân đoạn cố gắng là bội số

của kích thước tôn tấm.

 Đường bao phân đoạn cố gắng thẳng, liên tục không có chỗ

gãy khúc hoặc thụt vào để thuận tiện cho việc lắp ráp.

 Trình tự lắp ráp các phân đoạn phải đảm bảo ứng suất hàn là nhỏ nhất ở những chỗ kết cấu không liên tục nhằm tránh rạn nứt.

 Vị trí các mép của phân đoạn dọc theo thân tàu có thể bố trí

so le với nhau hoặc trùng trên cùng mặt phẳng hoặc cũng có thể

hỗn hợp.

 Ở mặt cắt ngang các mép của phân đoạn cần được để ở

những nơi có các mã ví dụ ở vùng hông tàu, chỗ nối boong với

mạn tàu…vv.

 Đối với các phân đoạn quá lớn ví dụ phân đoạn đáy đôi ta

cần phân nhỏ.

Khi phân chia thân tàu thành tổng đoạn phải cố gắng sao cho

chiều dài tổng đoạn tương ứng với khoảng cách giữa hai vách

ngang, phải bố trí sao cho mỗi tổng đoạn phải có ít nhất một vách ngang để đảm bảo độ cứng và hình dáng tổng đoạn.

Chiều dài của tổng đoạn nếu có thể cũng nên chia sao cho là bội số của chiều dài tôn tấm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khoang chứa nhiều trang thiết bị ( như buồng máy) nên phân thành một tổng đoạn có cả hai vách để tạo điều kiện tiến hành lắp

ráp một số thiết bị trước khi lắp ráp trên triền.

Việc lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi của tàu DAMEM bao gồm các công việc chính sau:

 Chế tạo bệ lắp ráp tổng đoạn mũi.

 Lắp ráp các cụm chi tiết: đà ngang đáy, sườn boong.

 Lắp ráp và hàn các phân đoạn phẳng:

+ Lắp ráp và hàn vách ngang 60 và vách chống va 64.

+ Lắp ráp và hàn phân đoạn boong chính.

+ Lắp ráp và hàn phân đoạn vách dọc tâm.

+ Lắp ráp và hàn phân đoạn mặt sàn đáy đôi 2700.

+ Lắp ráp và hàn phân đoạn mặt sàn mũi 4100.

 Lắp ráp và hàn phân đoạn khối: để thuận tiện cho quá

trình lắp ráp tổng đoạn mũi được chia thành hai phân đoạn khối

chính sau:

+ Lắp ráp và hàn phân đoạn khối từ vách 60 đến vách

chống va 64.

+ Lắp ráp và hàn phân đoạn khối từ vách chống va 64 đến mút mũi.

 Lắp ráp và hàn tổng đoạn mũi theo các dấu đã vạch sẵn trên các phân đoạn phẳng và phân đoạn khối.

Hình: bệ lắp ráp

 Kiểm tra tổng thể và sử lý khuyết tật mối hàn.

Yêu cầu chung về phương án công nghệ:

Một phần của tài liệu Ngành công nghiệp tàu thủy việt nam doc (Trang 37 - 40)