Chủ trương và các nguyên tắc, hạn chế cần khắc phục trong quá trình

Một phần của tài liệu Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ và trọng tâm của nước ta hiện nay (Trang 44 - 62)

Đã đến lúc phải nghỉ đến việc cần xây dựng một cơ chế chỉ đạo nhất quán, ở tầm quốc gia về cải cách thể chế kinh tế. Đây là một công việc thiết yếu mang lại tính chất quan trọng là vừa đẩy mạnh cải cách kinh tế, vừa góp phần thúc đẩy cải cách hành chính, thể chế hỗ trợ cải cách kinh tế thành công. Về dài hạn, cần nghiên cứu sữa đổi luật tổ chức Chính phủ trong đó xem xét thiết lập một cơ chế chỉ đạo nhất quán quá trình hoạch định và thực thi cải cách thể chế kinh tế. Đồng thời sữa đổi quy chế hoạt động để chính phủ có thể trực tiếp chỉ đạo hoạt động cải cach thể chế thông qua các bộ máy giúp việc chính tức và chuyên trách, chứ không chỉ là các nhóm tư vấn không chuyên. Kinh nghiệm của Trung Quốc về Uỷ ban cải cách hể chế kinh tế nhà nước và văn phòng cải cách thể chế kinh tế Quốc vụ viện có thể là một bài học tham khảo tốt.

Đối với Việt Nam, việc lập ra hoặc cải tổ một cơ quan cao cấp, có thẩm quyền để nghiên cứu và chỉ đạo giải quyết các vấn đề cải cách kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, vào những giai đoạn cải cách và tăng trưởng mạnh mẽ, tất cả các nước này đều lập ra các cơ quan chỉ đạo thống nhất. Các cơ quan này có thể chỉ mang tính chất nghiên cứu, đề xuất chính sách, nhưng cũng có thể là cơ quan chỉ đạo diều hành. Trước mắt, trong khi chưa có một cơ chế chính thức, cần quy tất cả các ban chỉ đạo hiện hành(về cải cách doanh nghiệp nhà nước, cải cách ngân hàng, hợp tác kinh tế quốc tế, phát triển khu vực tư nhân) thành một Ban chỉ đạo quốc gia về cải cách thể chế kinh tế thống nhất. Hoạt động của ban chỉ đạo này nhằm giải quyết các vấn đề liên ngành mang tầm cỡ chính sách quốc gia, và phục vụ cho các quyết sách ngắn hạn và dài hạn của Chính Phủ.

Trong giai đoạn quá độ, cơ chế hoạt động của ban chỉ đạo này có thể cung cấp những kinh nghiệm cho việc hình thành một thể chế chính thức điều hành hoạt động hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế quốc gia thống nhất. Điều quan trọng nhất đối với một Ban chỉ đạo tập trung và có tính chất liên ngành này là cần thiết lập ra một cơ quan tham mưu giúp việc chuyên trách và có chuyên môn. Cơ quan tham mưu này có thể là một bộ máy độc lập, và trước mắt có thể trực thuộc vào một cơ quan điều phối các hoạt động của chính phủ hoặc một trong các bộ kinh tế chủ chốt. Bộ máy tham mưu này có lẽ tốt nhất được đặt ở văn phòng Chính phủ, do tính chất, chức năng,nhiệm vụ và do tính sẵn của một số vụ chức năng thuộc văn phòng Chính phủ như Vụ Đổi mới quản lý doanh nghiệp và Vụ các tổ chức kinh tế quốc tế.

Đối với Việt Nam, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhân sự của bộ máy tham mưu này cần được xây dựng rõ ràng. Việc chỉ đạo thực hiện các cam kết quốc tế trong Chương trình Tín dụng hỗ trợ giảm nghèo có thể là một phần nhiệm vụ của ban chỉ đạo quốc gia về cải cách thể chế kinh tế.

Ban tham mưu giúp việc cho ban chỉ đạo quốc gia có thể có một số nhiệm

vụ như sau: Thứ nhất,hoạch định tiến độ thực hiện các chương trình cải cách và

các cam kết cải cách quốc tế theo tháng, quý, sáu tháng và một năm để theo dõi.

Thứ hai,xây dựng một hệ thống thông tin giám sát đồng bộ, nhất quán và chuyên

trách cho những thông tin liên quan đến việc quản lý thực hiện các chính sách về thương mại, doanh nghiệp nhà nước. Các cơ quan liên quan thuộc các bộ kinh tế chủ chốt có trách nhiệm cung cấp thông tin đầy đủ và tin cậy cho bộ tham mưu để giúp đánh giá theo dõi tiến độ thực hiện các chương trình cải cách. Sau khi tổng hợp thông tin, bộ máy tham mưu cần thiểt cho ban chỉ đạo để ra quyết định

điều hành. Thứ ba điều tra khảo sát thực tế những bất cập trong nền kinh tế,

nghiên cứu đề xuất những biện pháp cải cách cho Ban chỉ đạo. Thứ tư, giúp ban

chỉ đạo tiến hành nghiên cứu và phổ biến rộng rãi các kết quả nghiên cứu về tính

cần thiết và phương pháp tiến hành của các biện pháp chính sách. Thứ năm, kết

sách của tổ chức tài chính quốc tế và các nhà tài trợ jhác. Thứ sáu, giúp ban chỉ đạo nhận biết những lĩnh vực liên ngành quan trọng còn có những bất đồng ý kiến giữa các cơ quan liên quan, và vấn đề xuất phương án cho chính phủ ra quyết định kịp thời.

Bộ máy tham mưu có thể tinh giản, nhưng quan trọng nhất là phải chuyên trách và gồm các cán bộ có trình độ hiểu biết về các lĩnh vực cải cách kinh tế, có khả năng đánh giá phân tích. Đây cũng là nơi có thể kết hợp giữa các nhà doanh nghiệp với hoạt động nghiên cứu phân tích và quản lý kinh tế, có năng lực và tâm huyết đối với sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Ngân hàng thế giới và các nhà tài trợ khác sẵn sàng cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho việc xây dựng và giúp bộ máy tham mưu của ban chỉ đạo quốc gia hoạt động có hiệu quả. Hỗ trợ kỹ thuật có thể bao gồm công tác tư vấn chính sách,cung cấp kinh nghiệm cải cách ở các nước khác, giúp đề ra tiến độ và phát triển một hệ thống tiêu chí, theo dõi, giám sát việc thực thi chương trình cải cách. Ngoài ra, hỗ trợ kỹ thuật này có thể giúp năng cao năng lực nghiên cứu, phân tích chính sách và chỉ đạo thực hiện của các bộ thuộc bộ phận tham mưu cho Ban chỉ đạo và các cơ quan liên quan khác của Chính Phủ.

3.1 /Chủ trương và các nguyên tắc:

Toàn cầu hoá là một xu thế tất yếu đã được dự đoán từ lâu. Về lôgíc, xu hướng này bắt nguồn từ bản chất của hệ thống kinh tế thị trường là hệ thống “mở”, không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia và ranh giới dân tộc, chủng tộc và tôn giáo. Toàn cầu hoá ngày nay vừa là sản phẩm của sự phát triển lực lượng sản xuất và xã hội hoá sản xuất trên phạm vi toàn cầu, vừa là quá trình mang tính chất tư bản chủ nghĩa tức là được thực hiện và thúc đẩy bởi các công ty xuyên quốc gia tư bản chủ nghĩa, với vai trò chi phối của các cường quốc tư bản chủ nghĩa như Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản. Tính chất hai mặt này của toàn cầu hoá vừa tạo ra thời cơ, vừa tạo ra những thách thức lớn đối với Việt Nam trong quá trình hội nhập. Với tính cách là quá trình phát triển khách quan thể hiện xu hướng phát triển tiến bộ của lịch sử, hội nhập kinh tế của Việt Nam là phù hợp

với quy luật chung của nhân loại, hội nhập cho phép Việt Nam tận dụng những điều kiện do thời đại đem lại để đẩy mạnh sự phát triển đất nước; nhưng với tính cách là quá trình mang tính chất tư bản chủ nghĩa chi phối, việc hội nhập vào quá trình toàn cầu hoá kinh tế cũng tồn tại nguy cơ đe doạ độc lập chủ nghĩa và định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta.

3.1.1/ Những thành tựu đạt được trong hội nhập kinh tế:

Trong hơn 15 năm đổi mới (1986-2002) đất nước ta đã đạt được những thành tựu nhất định trên con đường hội nhập vào kinh tế thế giới. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại với hơn 68 nước, ký Hiệp định về Hoẹp tác kinh tế khoa hoc-kỹ thuật với 32 nước; đã có trên 70 nước và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, tổng vốn dầu tư cam kết trong giai đoạn 1988-2001 đạt trên 39,1 tỉ USD, với 2.998 dự án đang hoạt động (tính đến tháng 11-2001). Năm 2001, có 460 dự án được cấp giấy phép, tổng số vốn đầu tư đạt 2,436 tỉ USD, tăng 22,6% về vốn và 26% về số dự án so với năm 2000. nước ta đã trở thành viên có quan hệ với các tổ chức tài chính lớn của quốc tế và khu vực như IMF, WB, Ngân hàng phát triển châu Á(ADB), đã nhận dược từ các tổ chức tài chính này những khoản vay ưu đãi hang tỷ USD để thực hiện nhiều dự án lớn, nhận được viện trợ hàng trăm triệu USD hỗ trợ kỹ thuật cho nhiều lĩnh vực(cải cách hệ thống thuế, hệ thống ngân hàng, hệ thống thống kê…). Ta đã ký Hiệp định khung về quan hệ kinh tế với Liên minh châu Âu(EU) do đó mở rộng thêm thị trườn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoa được sang các nước này. Chuyến thăm của thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải tới liên bang Đức, Vương quốc Hà Lan (từ 7 đến 16-10-2001) đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Namvà các nước đó lên một tầm cao mới trong thế kỷ XXI, tương xứng với tiềm năng phong phú của hai bên, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân.

Ngày 22-7-1992, Việt Nam chính thức gia nhập Hiệp Ước thân thiện và hợp tác Đông Nam Á, trở thành quan sát viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN) và đã được kết nạp làm hội viên đầy đủ của ASEAN (ngày 28-7-1995). Thsam gia vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN(AFTA), cam kết

thực hiện chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT), loại bỏ hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế quan xuống 0-5% vào năm 2006 với các thành viên của ASEAN; đã ký hiệp định khung về dịch vụ ASEAN, và 2 nghị định thư về thực hiện Hiệp định này; ký hiệp định thành lập khu vực đầu tư ASEAN, thực hiện tự do hoá đầu tư với các nước trong khối vào năm 2010.

Tháng 3-1995, Việt Nam là thành viên của Hội nghị thượng đỉnh về hợp tác Á-ÂU(ASEM), tham gia vào các hoạt động của diễn đàn này để thuận lợi hoá thương mại, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, xúc tiến sự hợp tác tương hỗ giữa các doanh nghiệp của các nước thành viên trong khối. Tháng 11- 1998, Việt Nam trở thành thành viên của tổ chức Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á- Thái Bình Dưong (APEC). Là thành viên của APEC, Việt Nam đã xây dựng và thực hiện Chương trình hành động quốc gia (IAP) và tham gia chương trình hành động chung(CAP), nhằm thúc đẩy quá trình tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại, dịch vụ, đầu tư giữa các nước trong khối.

Tháng 6-1994, Việt Nam được công nhận là quan sát viên của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). Ngày 4-1-1995, Việt Nam đã nộp đơn xin gia nhập Tổ Chức thương mại thế giới (WTO), trả lời các câu hỏi của WTO về chế độ ngoại thương của Việt Nam và đã tiến hành các vòng đàm phán đầu tiên với ban công tác của WTO về việc gia nhập của Việt Nam. Tháng 12- 2001, Bản chào đầu về mở cửa thị trường đã được gửi đến ban Thư ký và các nước thành viên của WTO. Uỷ ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế vừa hoàn thành bản báo cáo phân tích Chương trình nghị sự của vòng đàm phán mới WTO, phân tích 17 nội dung trong chương trình nghị sự cuả vòng đàm phán mới về hệ thống thương mại đa biên mới được các Bộ trưởng của 144 nước thành viên WTO phát động. Tháng 6-1996, Việt Nam bắt đầu đầm phán Hiệp định thương mại với Hoa kỳ. Ngày 13-7-200, tại Oáinhtơn(Hoa kỳ) ký hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa kỳ đánh dấu bước phát triển quan hệ giữa hai nước.

Như vậy, thực hiện đường lối phát triển nền kinh tế mở, đa dạng hoá, Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên để từng bước hội nhập vào nền kinh tế thế

giới. Những kết quả đạt được về mở rộng thị trường xuất khẩu, mở rộng quan hệ tín dụng, thu hút đầu tư trực tiếp, tiếp nhận chuyển giao công nghệ … đã đóng góp tích cực vào những thành tựu về kinh tế của đất nước trong những năm đổi mới vừa qua.

3.1.2/ Một số thuận lợi và khó khăn khi hội nhập vào nền kinh tế quốc tế:

Thuận lợi và cơ hội: Việt nam nằm trong khu vực phát triển kinh tế năng

động Đông Nam Á. Mặc dù chụi ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế vừa qua nhưng Đông Nam Á đã phục hồi, tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài. Việt Nam nằm ở đầu mốc của các tuyến giao thông quan trọng cả về đường bộ, đường biển, đường không nối với Đông Bắc Á, với Đông Nam Á, nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương. Đây là vị trí địa lý, chính trị rất thuận lợi cho nước ta hội nhập. Việt Nam có lực lượng lao động trẻ , đông đảo, có trình độ văn hoá. Với dân số 78,8 triệu người(tính đến1-7-2001). Việt Nam sẽ là thị trường giàu tiềm năng và khá hấp dẫn.

Hơn 15 năm đổi mới, đất nước duy trì được sự ổn định về chính trị, kinh tế-xã hội. Cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ và cơ cấu của nền kinh tế có những thay đổi tích cực, làm tăng thêm thế và lực của đất nước, đời sống của nhân dân được cải thiện một bước. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đã thu được một số kiến thức và kinh nghiệm bước đầu trong việc đàm phán thoả thuận và cam kết quốc tế song phương, khu vực và đa phương. Tham gia hội nhập Việt Nam có lợi thế của nước đi sau, giá lao động rẻ, ít bị cản trở ngại của các thiết bị và công nghệ cũ khi “đi tắt đón đầu” trong công nghệ hiện đại. Là nước đang phát triển và chuyển dổi kinh tế, Việt Nam được hưởng những ưu đãi theo những quy định của tổ chức kinh tế quóc tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc hội nhập vào kinh tế thế giới giúp cho Việt Nam tránh được tình trạng phân biệt đối xử trong quan hệ với các nước, đặc biệt là các nước lớn; tranh thủ được lợi thế và uy tín của tập thể để nâng cao vai trò và sức cạnh tranh trong quan hệ quốc tế; có thể sử dụng cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế để

giải quyết các tranh chấp khi có phát sinh, vừa bảo vệ được lợi ích của đất nước, vừa tăng thêm độ tin cậy cho đối tác. Mở cửa, hội nhập giúp mở rộng được thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, tăng sức thu hút đầu tư và chuyển giao công nghệ từ các nước khác, tạo cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng quan hệ, học tập, tiếp thu kinh nghiệm quản lý tiên tiến, nâng cao sức cạnh tranh. Đây là những yếu tố quan trọng và cần thiết để thực hiện công nghiệp hoá -hiện đại hoá đất nước; là việc kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại, nội lực và ngoại lực tạo nên sức mạnh tổng hợp phát triển đất nước .

Khó khăn và thách thức: Nền kinh tế đất nước đang ở trình độ phát triển

thấp(ngay cả so với các nước trong khu vực). Cơ sở vật chất- kỹ thuậtvà cơ cấu của nền kinh tế còn lạc hậu 2-3 thế hệ so với trình độ trung bình của thế giới, hơn 70% lực lượng lao động là lao động nông nghiệp, lại tập trung chủ yếu vào sản xuất lương thực; năng suất lao động và hiệu quả sản xuất thấp. Giện nay,nguồn nhân lực có trình độ thấp, kỹ năng khômg cao làm cho việc gia nhập vào hệ thống phân công lao động quốc tế có nhiều bất cập, khó khăn này thể hiện ở chổ năng lực tiếp nhận công nghệ -kỹ thuật yếu, khó phát huy được lợi thế của nước đi sau trong việc tiếp nhận các nguồn lực có sẵn từ bên ngoài để cải toạ nhanh chóng cơ cấu kinh tế và nâng cao trình độ cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

Doanh nghiệp nước ta nói chung còn thiếu hiểu biết về thị trường thế giới vad luật pháp quốc tế, năng lực quản lý còn yếu, trình độ công nghệ còn lạc hậu, hiệu quả sản xuất kinh doanh và khả năng cạnh tranh còn yếu kém, tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự bao cấp bảo hộ của nhà nước còn năng. Đây sẽ là một thách thức rất lớn khi các hàng rào thuế quan và biện pháp phi thuế quan phải

Một phần của tài liệu Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ và trọng tâm của nước ta hiện nay (Trang 44 - 62)