QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC

Một phần của tài liệu Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ và trọng tâm của nước ta hiện nay (Trang 28 - 44)

B/ Những mặt yếu kém ,tồn tại

2.2/QUAN HỆ GIỮA VIỆT NAM VỚI CÁC NƯỚC

1. VN- Mỹ

Từ khi hiệp định thương mại Việt -Mỹ (BTA) được ký kết và chính thức được Quốc hội thông qua ngày 28.11.200, quan hệ thương mại giữa hai nước đã có phần cải thiện. Theo hiệp định này; VNcó thể thâm nhập và thị trường Mỹ và được hưởng quy chế tối quốc với thuế suất đánh trên hàng hóa .VNxuất khẩu qua Mỹ sẽ được giảm từ mức bình quân tư4%. Tuy nhiên, năm2002 cùng với sự sụt giảm trong nhu cầu thế giới (do dư âm của cuộc khủng bố 11.9 và nền kinh tế thế giới vẫn chưa phục hồi như mong đợi ), nền kinh tế Mỹ đang trên đà suy thoái, quan hệ xuất nhập khẩu giữa hai nước có những dấu hiệu không tốt. Đồng thời trong thời gian qua ,hiệp định thương mại Việt-Mỹ vẫn chưa phát huy tác dụng (khó khăn trong các vấn đề tranh cãi về lợi ích của đôi bên) nên đã làm cho quan hệ thương mại giữa hai naơcs xấu đi (đặc biệt là vụ kiện cá tra cá ba sa).Hiện nay,chính phủViệt Nam đang ra sức thúc đẩy BTA tiến triển chóng hơn nữa để góp phần cải thiện mối quan hệ xuất nhập khẩuvới Mỹ, đồng thời cũng ban hành nhiều chính sách tích cực thu hút các nhà đầu tư Mỹ vào thị trường VN.

2.VN- Nhật Bản:

Trong quan hệ kinh tế ,Nhật là đối tác quan tọng của VN trên các lĩnh vực như:thương mại, kim ngạch nầu dịch hai chiều không ngừng gia tăng, trong đó các mặt hàng chủ lực của VN xuất khẩu sang Nhật chủ yếu là các mặt hàng dệt may (27%) ,thủy hải ssản, dầu thô ,thủ công mĩ nghệ..Và VN nhập khẩu từ Nhật chủ yếu là các thiết bị máy móc (24%), hóa chất, máy móc vận tải..

Những tháng vừa qua của năm 2002, do kinh tế nhật còn trong tình trạng suy thoái và tình hình kinh tế thế giới không máy sáng sủa cho nên thương mại VN-Nhật gặp nhiều khó khăn một phần do các doanh nghiềp xuất khẩu của Việt Nam cho rằng thị trường Nhật là thị trường rất “ khó tính” nên họ vẫn chưa thúc đẩy nhanh chóng việc khai thác thị trường này.Mặt khác, theo ông YasuoYuasa- điều phối viên quốc tế của trung tâm Chiba: “hiện nay hàng hóa của VN vẫn còn khá khiêm tốn so với nhu cầu thực tế thị trường Nhật và tiềm năng hàng hóa VN có thể vào Nhật. Mà tác nhân chính làm cản trở hàng hóa VN vào Nhật là do hầu hết các doanh nghiệp VN đều thiếu thông tin về thị trường Nhật không nắm nhu cầu về hàng hóa và thị hiếu tiêu dùngnhật cũng nhưcác quy luật về xuất nhập khẩu của Nhật.

Theo đánh giá của các nhá đầu tư Nhật thì đầu tư vào VNcó những lợi thế như: những cải thiện trong chính sách đầu tư nước ngoài,tỉ lệ lạmm phát thấp tình hình chính trị xã hội an tòan và ổn định, lực lượng lao động dôì dào (với chất lượng và giá thuê lao động,trình độ tiếp thu công nghệ hiện bằng Trung Quốc và cạnh tranh hơn so với các nước ASEAN). Những nỗ lực của VN trong việc cải thiện môi trườngđầu tư và vị thế VN trong khu vực được các nhà đàu tư Nhật đánh giá rất cao chỉ sau Trung Quốc.Như vậy để thu hút nhiều hơn vốn đầu tư từ Nhật thì chính phủ VN cần nhanh chóng triển khai tăng cường hợp tác trao đổi kinh tế thương mại với nhà đầu tư Nhật , đòng thời phải có kế hoạch hợp tác với Nhật trong đào tạo nguồn nhân lực,tìm hiểu học hỏi kinh nghiệm để thúc đẩy kinh doanh thương mại tốt hơn.

Trong thời gian vừa qua, quan hệ thương mại hai chiều giữa VN với các nước trong khu vực đồng euro ngày càng mở rộng.Kim nghạch xuất nhập khẩu luôn được gia tăng, đặc biệt trong lĩnh vự dệt may-đây là mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang châu âu chiếm đến35% tổng kim nghạch xuất khẩuhàng dệt may VN.Trong quan hệ hợp tác đầu tư năm 2000, các quốc gia châu âu đã đầu tư 1,1tỉ USD vào VN ,chiếm 58% tổng số vốn đầu tư nước ngoài trong năm ,tuy nhiên mức đầu tư này không tương xứng với tiềm năng của Châu Âu khoảng trên 12% tổng vốn đầu tư nước ngoài vào VN. Đối với viện trợ phát triển thì Châu Âu là đối tác đứng thứ ba của VN (sau Nhật và WB), mức viện trợ của Châu Âu dành cho nhiều lĩnh vực khác nhau ,trong đó nông lâm ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất, tiếp theo là viện trợ cho phát triển xã hội,sức khỏe và năng lượng…Ngoài ra các quốc gia trong khu vực đồng euro cũng đã dành cho VN các ưu đãi về thuế quan phổ cậpGSP, điều đó tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu của VN vao thị trường này: ngân hàng đầu tư Châu Âu (EIB) đã kí hiệp khung với NHTWVN cho phép ngân hàng đầu tư Châu Âu mở rộng cho vay vốn đối với VN, tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy quan hệ giữa hai bên. Theo các chuyên gia kinh tế thì trong giai đoạn 2001-2005 mối quan hệ giữa VN và Châu Âu chủ yếu tập chung vào ba lĩnh vực sau: hỗ trợ cải cách,hội nhập kinh tế quốc tế và phát triển con người để tiến đến nề n kinh tế tri thức.

4. VN-Trung Quốc &ASEAN

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các quốc gia ASEAN đã kí hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện ,việc kí kết hiệp định này sẽ nâng cao năng lực thâm nhập thị trường Trung Quốc của doanh nghiệp VN . Trước đây quan hệ thương mại giữa VN với TQ chủ yếu liên quan đến hoạt đông trao đổi hàng hóa VN-TQ chỉ mới thống nhất cam kết dành cho nhau rồi hụê quốc (MEN) về thuế quan . Nhưng với việc kí kết hiệp định khung TQ đã ngay lập tức cho Việt Nam được hưởng đãi ngộ MEN theo các chuẩn mực của tổ chức WTO . Điều đí có nghĩa là mọi nghĩa vụ của TQ tại WTO liên quan đến việc cắt giảm thuế quan, các biện pháp phi thuế quan , dịch vụ đầu tư và sở hữu chí tuệ sẽ dành cho

doanh nghiệp Việt Nam trên cơ sở không phân biệt đối sử. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy thêm mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và TQ trong tương lai .

Sự kiện nổi bật nhất trong quan hệ VIệt Nam –Asian là việc thực hiện các thỏa thuận của AFTA mặc dù việc thực hiện lộ trình AFTA mang lại rất nhiều lợi ích cho Việt Nam nhưng vẫn tồn tại những tác động tiêu cực của việc thực hiện lộ trình này có thể khái quát như sau:

Việt Nam là quốc gia co trình độ phát triển thấp ,công nghệ lạc hậu ,trình độ quản lý yếu chất lương hàng hóa thấp gá thành cao nên khonong loại trừ khẳ năng hàng hóa trong nước sẽ bị đánh bại ngay trren sân nhà .

Việc đồng Việt Nam được đánh giá cao so với các đồng tiền khác trong khu vực làm cho hàng hóa xuất khẩu của các nứơc này sẽ có lợi thế trong cạnh tranh khi nhập khẩu vào Việt Nam .

Thời kì đầu tuy chưa có tác động đến nguồn thu ngân sách nhưng về lâu dài thì giảm thuế nhập khẩu sẽ ảnh hưởng mạnh đến nguồn thu ngân sách .

Nếu không tích cực cải thiện môi trường đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng thì vốn đầu tư chảy vào Việt Nam sẽ hạn chế và chuyển hướng sang các nước khác trong khu vực sản phẩm đưa vào Việt Nam thông qua con đường xuất khẩu được hưởng thuế xuất thấp theo quy định của CEPT .

Hội nhập Hiệp hội các nước Đông-Nam Á (ASEAN)

Ngay từ khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, về lĩnh vực thương mại, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị Quyết số 292/NQ- UBTVQH9,ngày 8.11.1995 về chương trình giảm thuế nhập khẩu của việt nam để thực hiện hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) của ASEAN và ngày 15.12 .1995 tại hôi nghị thượng đỉnh ASEAN lần V, Việt Nam đã kí nghị định thư cam kết thực hiện CEPT nhằm xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA),.Theo nghị định thư này, Việt nam cam kết sẽ cắt giảm thuế quan nhập khẩu hành hoá trong nội bộ ASEAN xuống còn từ 0-5% trong vòng 10 năm kể từ 01.01.1996 đén 01.01.2006 , đồng thồi dỡ bỏ các hàng dào phi

thuế quan. Để thực hiện cam kết, Chính phủ Việt nam đã công bố danh mụch hành hoá thực hiện CEPT gồm: Danh mục loại trừ hoàn toàn; danh mục loại trừ tạm thời ; danh mục cắt giảm ngay danh mục hàng nông sả chưa chế biến nhạy cảm. Hằng năm ,chính phủ ban hành các nghị định quy định các mặt hàng thực hiện CEPT tính đến 31.12.2000, chúng ta cắt giảm 4.233 dòng thuế.Theo lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể thực hiện CEPT/AFTA giai đoạn 2001-2006 thì trong năm 2001 chúng ta sẽ cắt giảm tiếp 720 dòng thuế, nâng tổng số dòng thuế đã thực hiện cắt giảm lên 4953 dong trong số 6.210 dòng thuế nhập khẩu hiện hành thực hiện cắt giảm theo CEPT. việc cắt giảm thuế quan vủa VNđược ASEAN đánh giá cao và thể hiệnquyết tâm của chúng ta trong viềc đẩy mạnh tiến trình hoàn thành AFTA. Trong quá trình thực hiện CEPT/AFTA, chúng ta đã lựa chọn các mặt hàng và mứ giảm thuế thích hợp nên khônh ảnh hưởng đén nguồn thu nhân sách và vẫn bảo hộ hợp lý, có chọn lọc, có điều kiện có thồi hạn sản xuất trong nước…

Hội nhập vào diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC)

Tháng 11.1998 ,VN được công nhận là thành viên chính thức của APEC.Ngay tại hội nghị thượng đỉnh APEC họp ở Malaysia,Việt Nam đã đưa ra bản kế hoạch hành động quốc gia (IAP) cam kết thực hiện 14/15 lĩnh vực chủ yếu nhất theo quy định của APEC vối 3 nội dung chính :cập nhập những thay đổi về tình hình và cơ chế quản lý hiện tại đối với 14/15 lĩnh vực cam kết ; tổng kết viẹc thực hiện những camm kết ngắn ham mà việt nam đã làm, đua ra các hoạt động bổ sung về các nội dung có liên quan đến mục tiêu tự do hoá thương mại và đầu tư trong APEC .Tuy mói triển khai thực hiện IAP được 2 năm, nhưng chúng ta đã từng bước tham gia 12 khoản mục trong chương trình hành động tập thể (CPA) của APEC, bao gồm: Việc kí công ước HS nhằm hài hoà danh mục biểu thuế, xây dựng và hoàn thiện các văn bản hướng dẫn nguyên tắc xác định trị giá hải quan theo hiệp định giá hải quan của GATT, công khai hoá các quy trình, thủ tục quy định hải quan có liên quan đến xuất- nhập khẩu và các vấn đề

xử phạt hành chính trong lĩnh vực hải quan…Tổng cục đo lường - tiêu chuẩn - chất lượng Việt Nam đã chính thức tham gia tiểu ban tiêu chuẩn và sự phù hợp của APEC, đã đưa các danh mục các tiêu chuẩn ưu tiên hài hoà trong APEC vào kế hoạch xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam…

Quá trình hội nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO).

Tháng 6.1994 Việt nam được công nhận là quan sát viên của hiệp định chung về thuế quan và thương mại GATT, ngày 01.04.1995 chúng ta đã nộp đơn xin gia nhập WTO .Theo quy định của WTO, chúng ta đang và sẽ chuẩn bị điều kiện nhằm đáp ứng các yêu càu của WTO, để sớm gia nhập tổ chức này trong thời gian tới như: nộp cho WTO bản bị vong lục về chế độ ngoại thương của Việt Nam theo đúng mẫu quy định của tổ chức này; thành lập đoàn đàm phán chính phủ về việc gia nhập WTO; trả lời được 1.216 (tính đến hết năm 2000) trong số 1.376 câu hỏi của WTO đặt ra cho Việt Nam; xây dựng một số tài liệu như: bảng hiện trạng về hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu đối với hàng nông sản,các hiện trạng về doanh nghiệp thương mại nhà nước…

Bước đầu chúng ta hài lòng với những kết quả đã đạy được trong hội nhập kinh tế nhưng không thể bằng lòng với những gì đang có. Thời gian vừa qua, chủ yếu chúng ta mới bắt đầu hội nhập về lĩnh vực thương mại hành hoá nhưng vẫn còn nhiều bất cập, yếu kém. Trong tổng số gần 5000 dòng thuế đã thực hiện cắt giảm thì chỉ có 2954 dòng có thuế xuất từ 0-5%, còn lại vẫn duy trì ở mức thuế xuất cao trên 20% tới năm 2005. Tới mức 1.1.2006, chúng ta phải cắt giảm đột ngột thuế xuất xuống còn từ 0-5% thì sẽ gây tác động xấu đến nguồn thu ngân sách và khó khăn cho doanh nghiệp trong cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Mặt khác, theo cam kết chúng ta phải giảm dần và tiến tới xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan vào năm 2006, nhưng đến nay chúng ta vẫn chưa có lộ trình bãi bỏ hàng rào phi thuế quan …Lĩnh vực thương mại dịch vụ như: tài chính bưu chính viễn thông giáo dục –đào tạo, khoa học công nghệ …hầu như chúng ta vẫn còn bảo hộ. Xu hướng cam kết trong các hiệp định thương mại song phương hay đa phương trong thời gian tới là đề cập đến nhiều lĩnh vực của

nền kinh tế chứ không bó hẹp chỉ trong lĩnh vực thương mại hàng hoá như trước nữa .

Để tận dụng cơ hôị ,vượt qua thách thức và phát huy các lợi thế so sánh của các quốc gia trong hội nhập, chúng ta phải tích cực chủ động hơn nữa trên mọi lĩnh vực. Báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an ninh quốc gia giữ gìn bản sắc dân tộc bảo vệ môi trường sinh thái. Chính phủ cùng các bộ các ngành các doanh nghiệp khẩn ttrương xây dựng và thực hiện kế hoạch hội nhập kinh tế quốc tế với lộ trình hợp lý và chương trình hành động cụ thể, phát huy tính chủ động của các cấp các ngành và các doanh nghiệp, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế xã hội, hoàn chỉnh hệ thống luật pháp, nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và nền kinh tế …Bồi dưỡng, rèn luyện bản lĩnh, chính trị năng lực, đạo đúc phẩm chất của đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại kể cả kinh tế đối ngoại. Như vậy quan điểm mục tiêu và phương thức hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế của đảng ta là rất rõ ràng và cụ thể. Muốn hội nhập vào kinh tế khu vực và quốc tế đòi hỏi phải có giải pháp đồng bộ, thống nhất vả ở tầm vĩ mô và vi mô, trước hết phải xây dựng chính sách kinh tế rõ ràng minh bạch ổn định vá bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Đối vứi chính sách thuế, phải chủ động cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ hàng rào phi thuế quan theo đúng cam kết với các tổ chức khu vực và quốc tế. để giải quyết tốt những vấn đề phức tạp trên nhưng không làm ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách và bảo hộ hợp lý sản xuất trong nước cần phải làm tiếp một số công việc chính như sau:

Đối với chương trình CEPT/AFTA: cần tối đa hoá số dòng thuế đưa vào danh mục cắt giảm theo CEPT/AFTA và tối đa háo số dòng thuế có thuế xúât 0% để được hưởng ưu đãi theo CEPT khi VN là nước xuất khẩu theo nguyên tắc “có đi, có lại”. Đưa ra lộ trình cắt giảm tiến tới xoá bỏ các biện pháp phi thuế

nhằm bảo đảm hoàn thanh AFTA vào năm 2006, thực hiện cơ chế quản lý và điều chỉnh các hoạt động thương mại bằng thuế, không dùng các biện pháp khác.

Đối với APEC: Cần nghiên cứu đưa ra lộ trình cắt giảm thuế phù hợp để hàng hoá VN khi thâm nhập thị trường các nước APEC cũng sẽ được hưởng nhưnngx ưu đãi như cá thành viên khác. Mở của dần một số lĩnh vực dịch vụ mà VN có thể tham gia hội nhập để được hưởng ưu đãi khi cung cấp dịch vụ vào APEC. Đưa ra các nội dung liên quan đén việc thực hiện mục tiêu tự do hoá và thuận lợi hoá thương mại và đầu tư trong APEC.

Đối với WTO: Cần đẩy mạnh tiến trình đàm phán gia nhập WTO để được hưởng những ưu đãi do WTO đem lại trên cơ sở đã thực hiện nghĩa vụ của mình

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nhiệm vụ và trọng tâm của nước ta hiện nay (Trang 28 - 44)