Cơ hội (Opportunities):

Một phần của tài liệu 18 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM (Trang 51 - 52)

- Dệt may (thuế suất bình quân) 37,3 13,7 13,7 Ngay khi gia nhập

2.4.1 Cơ hội (Opportunities):

O1: Việt Nam chúng ta đã gia nhập vào Tổ Chức Thương Mại Thế Giới (WTO), các sản phẩm giày dép của Việt Nam sẽ không bị phân biệt đối xử, doanh nghiệp trong nước cạnh tranh với các doanh nghiệp các nước một cách bình đẳng. Hoa Kỳ cũng đã thông qua Hiệp Định Thương Mại Bình Thường Vĩnh Viễn (PNTR) đối với Việt Nam nên thuế nhập khẩu giày dép vào Hoa Kỳ được hưởng thuế tối huệ quốc (MFN), có mức thuế thấp hơn so với các nước không có Hiệp Định Thương Mại song phương với Hoa Kỳ.

O2: EU áp dụng thuế chống bán phá giá đối với giày mũ da của Việt Nam và chưa có ý định dừng lại, bên cạnh đó EU sẽ không cho sản phẩm giày dép của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập GSP giai đoạn 2009-2011 nên các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép cần phải đa dạng hoá thị trường xuất khẩu, tránh lệ thuộc vào thị trường Châu âu.

O3: Mặc dù nền kinh tế Hoa Kỳ nói riêng và quốc tế nói chung hiện đang đối mặt với cuộc khủng hoảng, nhưng nhu cầu giày dép tại thị trường Hoa Kỳ tăng dần đều qua các năm vì sản phẩm giày dép không phải là sản phẩm đắt tiền và

đồng thời các nhà nhập khẩu giày dép của Hoa Kỳ đang muốn giảm sự lệ thuộc vào giày dép của Trung Quốc.

O4: Môi trường chính trị ổn định, mức tăng trưởng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thành Phố Hồ Chí Minh cao nhất cả nước, chính sách khuyến khích và ưu đãi đầu tư nước ngoài của Thành Phố.

O5: Thành Phố Hồ Chí Minh có nhiều chương trình xúc tiến các hoạt động xuất khẩu, các Ngân hàng trên địa bàn Thành Phố hiện nay đã dành nhiều vốn ưu đãi hơn và đồng thời hạ lãi suất cho vay để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu 18 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)