Mặt chưa hợp lý:

Một phần của tài liệu 18 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM (Trang 43 - 47)

- Mặt tích cực:

• Về kim ngạch xuất khẩu: trong những năm qua, ngành giày dép vẫn luôn là một trong những ngành dẫn đầu trong việc đem về kim ngạch xuất khẩu cao cho Thành Phố Hồ Chí Minh, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của toàn Thành Phố.

• Về vấn đề đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu: ngành giày dép đã và đang từng bước đa dạng hoá các chủng loại mặt hàng xuất khẩu nhằm chống lại rủi ro và khủng hoảng do các thị trường xuất khẩu mang lại. Tuy nhiên thực sự, tốc độ đa dạng hoá cơ cấu các sản phẩm là chưa cao so với yêu cầu của thị trường xuất khẩu nhưng cũng đã chứng tỏ ngành giày dép đã ý thức được vị trí của mình như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh.

• Nhiều doanh nghiệp trong ngành, với sự cố gắng của mìnhh đã được cấp các chứng chỉ ISO 9000, SA 8000, đây là những chứng chỉ rất quan trọng để các doanh nghiệp có thể tiến ra thị trường quốc tế với bằng chứng đảm bảo về chất lượng.

• Về vấn đề lao động: ngành giày dép vẫn là ngành thu hút được một lượng lao động nhập cư đông đảo, tạo được công ăn việc làm cho họ, và đồng thời cũng giúp Thành Phố Hồ Chí Minh giải quyết vấn đề an sinh xã hội, tăng thu nhập cho người lao động.

- Mặt chưa hợp lý:

Tuy nhiên, cũng nhận xét về chuyển dịch cơ cấu ngành hàng, chúng ta có thể nhận thấy một số mặt chưa hợp lý sau đây:

Thứ nhất, các doanh nghiệp sản xuất giày dép tại TPHCM đa số là gia công cho các doanh nghiệp nước ngoài, nên tỷ suất lợi nhuận chưa cao; chỉ ở các doanh nghiệp đạt được sự tổ chức sản xuất theo quy mô, tiết kiệm chi phí sản xuất đầu vào, nâng cao năng suất làm việc thì mới có thể có được lợi nhuận như mong muốn. Nếu như trước đây các doanh nghiệp cảm thấy khá yên tâm trong việc nhận gia công cho nước ngoài do khả năng được đảm bao đầu ra và khả năng cung cấp nguyên vật liệu, nhưng từ năm 2000 trở lại đây, phương thức gia công đã bộc lộ những mặt trái: đó là phụ thuộc hơn 80% nguyên liệu, nên các doanh nghiệp đã không thể chủ động trong quá trình sản xuất, không có kế hoạch trước và kế hoạch có thể sẽ không thể thực hiện đúng do bị đình trệ bởi việc phụ thuộc, ngoài ra do là phương thức gia công nên dĩ nhiên lợi nhuận sẽ không cao do không thể gặp khách hàng trực tiếp…. ( Bảng 2.3).

Thứ hai, hàm lượng giá trị gia tăng trong sản phẩm vẫn ở mức thấp – nên dẫn đến giá xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng vốn có của ngành. Các DN ngành giày dép vẫn còn tập trung ở một số thị trường chủ yếu, truyền thống mà chưa xem việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu là một yêu cầu bắt buộc trong tiến trình phát triển của doanh nghiệp. Mặt khác, có thể nói rằng, đa số các máy móc thiết bị tại các doanh nghiệp giày dép chưa được đầu tư một cách thỏa đáng, nên sản phẩm sản xuất ra vẫn còn thiếu một số yếu tố tạo nên sự khác biệt đối với các sản phẩm giày dép nước ngoài. Toàn ngành giày dép trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh chỉ sản xuất với công suất đạt 57%, vì vậy tiềm năng của ngành còn rất lớn và còn có thể khai thác hết công suất.

Thứ ba, việc thiết kế mẫu mã của các doanh nghiệp vẫn chưa được chú trọng nhiều, nên chủng loại chưa đa dạng như hàng hoá của các nước khác, đặc biệt là Trung Quốc. Kiểu dáng của giày dép xuất khẩu vẫn loanh quanh ở các kiểu dáng truyền thống, chưa nhanh nhạy nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng trên thế

giới, màu sắc vẫn chưa hợp thời trang nên chưa thu hút được người tiêu dùng đến với sản phẩm giày dép “Made in Viet Nam”.

Thứ tư, công nghệ luôn là điểm yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Thành Phố. Đa số các doanh nghiệp là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên chưa áp dụng được công nghệ mới – hiện đại hơn nên chi phí trong ngành cũng vì thế mà vẫn không được giảm để có thể cạnh tranh với các quốc gia khác, đăïc biệt là các quốc gia trong vùng như: Trung Quốc, Indonesia. Mặt khác, do yếu ở khâu công nghệ nên sản phẩm giày dép chưa có tính giá trị gia tăng cao, giá thành hạ .

Thứ năm, ngành giày dép Thành Phố vẫn chủ yếu là sử dụng lao động theo số lượng chứ chưa hướng đến việc sử dụng lao động chất lượng, trình độ lao động của ngành chủ yếu là được đào tạo tại chỗ, chưa có một trường lớp chính quy hỗ trợ việc đào tạo các chuyên viên kĩ thuật cho ngành nên lao động trong ngành đa số là thiếu kiến thức về mẫu mã, chất lượng, công nghệ và kĩ thuật và kiến thức về thị trường. Mặt khác, tuy có lợi thế về nhân công nhưng năng suất của lao động Việt Nam chúng ta vẫn chưa đạt so với yêu cầu, cụ thể trung bình trên dây chuyền 450 lao động đạt mức sản lượng 500.000 đôi/năm, chỉ bằng 1/30 năng suất lao động của Thái Lan, 1/20 của Malaysia, 1/10 của Indonesia 5.Tại một số doanh nghiệp đã xảy ra tình trạng công nhân đình công, lãng công ảnh hưởng đến năng lực sản xuất và đến uy tín của toàn ngành .

Thứ sáu, chúng ta bị phụ thuộc khá nhiều về nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành này, vùng nguyên phụ liệu phục vụ cho ngành giày dép Thành Phố còn bị lệ thuộc bởi nguồn nguyên liệu ngoại nhập và chưa tạo được vùng cung cấp nguyên liệu ổn định - điều này đã làm cho TP. Hồ Chí Minh giảm dần lợi thế cạnh tranh so với các tỉnh thành khác.

Thứ bảy, các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép Thành Phố vẫn chưa ý thức được việc xây dựng thương hiệu cho chính bản thân mình, bên cạnh những doanh nghiệp chủ yếu trên thị trường nội địa thì các doanh nghiệp giày dép xuất khẩu vẫn chưa có được tên tuổi trên thị trường quốc tế và do chủ yếu là nhận gia công cho các tập đoàn đa quốc gia nên tương hiệu giày dép vẫn là những thương hiệu của các tập đoàn này như: Adidas, Reebok, Nike, Timberland…

Tóm lại, bên cạnh những mặt đạt được của ngành giày dép Thành Phố vẫn còn đó những khó khăn chồng chất, những phát triển mang tính chưa hợp lý của ngành. Thời gian qua 2000-2005 như là giai đoạn tiền đề thử sức cho các doanh nghiệp, bước sang giai đoạn phát triển 2006-2020 thực sự là giai đoạn cạnh tranh rất khốc liệt do chúng ta đã dần thực hiện việc hội nhập với nền kinh tế thế giới, đây là giai đoạn mà ngành giày dép Thành Phố Hồ Chí Minh phải chuyển mình đi lên, nếu không tận dụng được những lợi thế chủ quan của doanh nghiệp, sự hỗ trợ phát triển của các Ban Ngành và những lợi thế khách quan do công cuộc hội nhập với kinh tế quốc tế mang lại, các doanh nghiệp sẽ không thể tồn tại và phát triển và hơn thế nữa ngành giày dép sẽ không thể là một trong những ngành mang lại nhiều kim ngạch xuất khẩu cho Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung .

2.2.3 Cam kết của Việt Nam về thuế suất của ngành giày dép khi gia nhập vào WTO và những tác động đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày nhập vào WTO và những tác động đối với các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép tại TP.HCM:

Gia nhập vào WTO là một thành công lớn của Việt Nam chúng ta. Tuy nhiên, là một nền kinh tế còn đang trong quá trình chuyển đổi với một số ngành nghề còn non trẻ, chúng ta không khỏi lo lắng mà trong đó có ngành giày dép. Tuy là một trong những ngành hàng đem về kim ngạch xuất nhập khẩu khá cao,

nhưng ngành giày dép của chúng ta còn rất nhiều những yếu điểm nội tại, chính

Một phần của tài liệu 18 Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu giày dép vào thị trường Hoa Kỳ của các doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)