Kết quả về kinh tế:

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam (Trang 45 - 46)

- Trung Quốc: Sửa luật thuế cân bằng giàu nghèo

1.Kết quả về kinh tế:

Hiện nay hơn 180 nước đã áp dụng thuế TNCN. Theo xu hướng phát triển của thế giới thì thuế thu nhập chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong tổng số thu ngân sách. Đặc biẹt là các nước phát triển như Mỹ, Nhật, Anh, Pháp…có tỉ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 30-40% tổng thu ngân sách, số còn lại từ thuế giá trị gia tăng. Một số nươc trong khối ASEAN như Thái lan, Malaysia, Philippin thuế TNCN chiếm khoảng 13-14% tổng thu ngân sách Nhà nước. Họ không trông chờ vào thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp như ở nước ta. Nhờ đó họ dễ áp dụng những chính sách ưu đãi khác nhau cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho họ ăn nên làm ra. Khi ấy họ sẽ tăng lương cho người lao động, người sau sẽ đóng thuế nhiều hơn. Các chính phủ ấy có phương tiện tác động làm cho nền kinh tế quốc dân phát triển. Trong khi đó ở VN số thu từ thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao chỉ chiếm khoảng 4% tổng thu ngân sách. Mặc dù tỉ lệ thuế thu nhập cá nhân trên ngân sách nhà nước qua các năm có tăng, nhưng nhìn chung, tốc độ tăng còn chậm và vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng thu ngân sách nhà nước ( từ năm 2005 đến 2010, tỉ lệ thuế TNCN trên tổng thu ngân sách chỉ tăng 2.5% )

Ta có thể thấy được điều đó khi nhìn vào bảng số liệu sau: Bảng : Thu thuế TNCN ở VN từ 2005-2010 Đơn vị:Tỉ VNĐ 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tổng thu ngân sách 228287 279472 315915 416783 442340 528100 Thuế TNCN 4234 5179 7422 12940 14392 23361 % thuế TNCN tên tổng thu ngân sách 1.85 1.85 2.35 3.1 3.25 4.42

Sắc thuế đã góp phần phân phối lại thu nhập từ những người có thu nhập quá cao trong xã hội, chuyển vào ngân sách nhà nước rồi thông qua đó sử dụng vào các chương trình kinh tế nhằm mục tiêu phát triển chung, đồng thời cũng nhằm thực hiện các chương trình hỗ trợ người nghèo. Tiền thuế của dân nộp vào ngân sách nhà nước, sẽ được Nhà nước dùng vào những việc như đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, an sinh xã hội, giáo dục, y tế, an ninh trật tự, quốc phòng và đó là những lợi ích mà người dân được hưởng nói chung.Đây là một mức đóng góp không nhỏ, rõ ràng nhờ sắc thuế này mà sự phân phối của cải trong xã hội sẽ được thực hiện một cách hiệu quả và chính xác hơn, đem lại tổng lợi ích lớn nhất cho xã hội. Nếu như không có sắc thuế này thì chắc chắn 1 khoản tiển lớn sẽ không được dùng hoàn toàn cho mục tiêu phát triển chung của xã hội, mà thay vào đó có thể là các hoạt động tiêu dùng cho một nhóm cá nhân trong xã hội.. Bên cạnh đó ta có thể thấy rằng việc ra đời sắc thuế này cũng giúp cho người dân phần nào hiểu hơn và làm quen dần với thuế TNCN. Điều đó có thể minh chứng cho số đơn vị chi trả thu nhập tăng lên không ngừng, đồng thời số đối tượng nộp thuế cũng tăng lên đáng kể. Bằng chứng là hiện nay, trên 7 triệu người thuộc diện phải nộp thuế TNCN. Với việc sắc thuế này càng ngày càng mang tính xã hội hơn, ta có thể khắng định một điều dù ít hay nhiều thì sắc thuế này cũng góp phần vào việc phân phối lại của cải và công bằng trong xã hội, giúp giảm bớt phần nào sự phân hoá giàu nghèo trong xã hội.

Kết quả đạt được trong 20 năm thực hiện thuế TNCN đối với người có thu nhập cao thực sự đã đạt được những kết quả khả quan.

Một phần của tài liệu Thuế thu nhập cá nhân và thực trạng ở Việt Nam (Trang 45 - 46)