e. Tổ chức bộ máy quản lý thuếTNCN
THỰC TRẠNG THUẾ THUNHẬP CÁ NHÂN Ở VIỆT NAM
Trong thời gian qua các chính sách thuế đối với thu nhập cá nhân ở nước ta nhìn chung phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội đất nước, đã góp phần quan trọng trong việc đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, kiểm soát thu nhập của cá nhân, phân phối lại thu nhập, thực hiện công bằng xã hội cũng như bước đầu tạo thói quen và góp phần nâng cao nhận thức của các đối tượng nộp thuế về trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho NSNN. Nghị quyết đại hội đảng IX và X đã xác định áp dụng thuế TNCN thống nhất và thuận tiện cho mọi đối tượng chịu thuế, đảm bảo công bằng và tạo động lực phát triển. Cụ thể hoá nghị quyết của Đại hội Đảng, Bộ Chính trị đã thông qua Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010 và ban hành các quyết định triển khai thực hiện cải cách, trong đó thuế TNCN được xác định ban hành vào năm 2007. Bản dự thảo mới nhất về Luật thuế TNCN đã được trình quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp vào trung tuần tháng 10. So với bản dự thảo trước đây, bản dự thảo này đã có nhiều điểm mới dựa trên cơ sở tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân và các cơ quan liên quan. Ngày 06/12 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành quyết định về việc phê duyệt chương trình cải cách hệ thống thuế đến năm 2010. Mục tiêu tổng quát của chương trình là xây dưngj hệ thống chính sách thuế đồng bộ , có cơ cấu hợp lý, phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
1. Những nội dung cơ bản trong pháp lệnh thuế TNCN của Việt Nam: I. Vai trò, mục tiêu của Luật thuế thu nhập cá nhân
Luật Thuế thu nhập cá nhân là một trong những sắc thuế quan trọng nhằm tiến tới công bằng xã hội khi nó đảm bảo cho mọi người bình đẳng về nghĩa vụ đối với đất nước và tạo điều kiện cho mọi người tự giác đóng thuế để tăng ngân sách nhà nước, củng cố an ninh - quốcphòng, tăng cường an sinh xã hội, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển kinh tế...Luật thuế thu nhập cá nhân có những vai trò và mục
- Thứ nhất, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư để khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng.
Thuế thu nhập cá nhân động viên phù hợp với khả năng thu nhập của mỗi người: Không thu thuế đối với những người có thu nhập thấp; chỉ điều tiết một phần thu nhập của cá nhân có thu nhập trên mức trung bình của xã hội, phần thu nhập còn lại đảm bảo nâng cao đời sống, khuyến khích làm giàu chính đáng, tăng tích lũy, đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh để giải phóng mọi nguồn lực của đất nước.
- Thứ hai, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư, tạo điều kiện cho người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với đất nước, góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Quan điểm này thể hiện Thuế thu nhập cá nhân phải đảm bảo công bằng, về nghĩa vụ thuế giữa các cá nhân có thu nhập; người có thu nhập cao hơn thì nộp thuế nhiều hơn; người có thu nhập như nhau nhưng có hoàn cảnh khác nhau thì nộp thuế khác nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân thực hiện tốt nghĩa vụ thuế.
- Thứ ba, việc ban hành và áp dụng thuế thu nhập cá nhân có tính đến những bước đi phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành.
Để phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm tới, việc xây dựng, ban hành và áp dụng thuế thu nhập cá nhân cần phải có lộ trình, bước đi thích hợp phù hợp với thực tiễn của Việt Nam, thông lệ quốc tế và kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành.
- Thứ tư, đảm bảo huy động nguồn lực để Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội.
Cùng với việc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả ngân sách, nâng cao vai trò, hiệu lực quản lý của Nhà nước, tăng cường chống thất thu thuế, việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân góp phần huy động
thêm nguồn lực, đảm bảo ổn định, tăng trưởng nguồn thu ngân sách để giải quyết tốt hơn các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.