Đặc điểm liên quan đến hình thức giảng dạy:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc giải phẫu tai (Trang 58 - 60)

1. Khối YHỌC CỘNG ĐỒNG:

1.2) Đặc điểm liên quan đến hình thức giảng dạy:

Hình thức dạy-học dựa trên vấn đề [5], một trong các phương pháp dạy- học tích cực nhất hiện đang được các chuyên gia về giáo dục khuyến khích sử dụng, nhất là trong lĩnh vực giáo dục y khoa cải cách nĩi chung và hướng về cộng đồng nĩi riêng.

Kết quả nghiên cứu cho thấy cĩ 40,1% ý kiến của sinh viên cho rằng hình thức giảng dạy của khối YHCĐ hướng về cộng đồng ở mức độ cao. Trong đĩ:

- 50,5% ý kiến của sinh viên cho rằng giảng viên cĩ dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng ở mức độ nhiều. Trong nghiên cứu từ phía bộ mơn [24], 100% bộ mơn thuộc khối YHCĐ cho rằng giảng viên bộ mơn cĩ dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng ở mức độ nhiều. Qua phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhĩm tập trung giúp giải thích thêm:

+ Một số giảng viên của bộ mơn, hay các bác sĩ được mời giảng chưa cho nhiều ví dụ minh họa sát hợp với thực tế.

+ Sinh viên thường khơng đến dự lớp đầy đủ (vắng 1/3 lớp) ở các tiết học của khối YHCĐ, nhất là sinh viên Y4, Y5, Y6. Cho nên khơng biết được giảng viên dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng.

- 42,8% ý kiến của sinh viên cho rằng giảng viên cĩ giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thơng tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng ở mức độ nhiều. Trong nghiên cứu từ phía bộ mơn [24], 100% bộ mơn thuộc khối YHCĐ cho rằng giảng viên bộ mơn cĩ giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thơng tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng ở mức độ nhiều. Việc phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhĩm tập trung giúp giải thích thêm:

+ Do số tiết ít, nên việc hướng dẫn cho sinh viên cách thu thập tổng hợp thơng tin thơng qua các tình huống để giải quyết vấn đề sức khỏe của giảng viên chưa được nhiều.

+ Sinh viên thường khơng đến dự lớp đầy đủ (vắng 1/3 lớp) ở các tiết học của khối YHCĐ, nhất là sinh viên Y4, Y5, Y6. Cho nên khơng biết được giảng viên giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thơng tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng.

- 33,4% số ý kiến của sinh viên cho rằng sinh viên được làm bài tập giải quyếtvấn đề ở mức độ nhiều. Kết quả nghiên cứu từ phía bộ mơn [24] là 60%.

- 33,8% ý kiến của sinh viên cho rằng sinh viên được giao những vấn đề sức khỏe mà họ phải giải quyết trong thực tập lâm sàng và thực địa cộng đồng ở mức độ nhiều. Trong nghiên cứu từ phía bộ mơn [24], 60 % bộ mơn thuộc khối YHCĐ cho rằng giảng viên bộ mơn cĩ giao cho sinh viên những vấn đề sức khỏe mà sinh viên phải giải quyết trong thực tập lâm sàng và thực địa cộng đồng ở mức độ nhiều. Việc phân tích biên bản của các cuộc thảo luận nhĩm tập trung giúp giải thích thêm:

+ Đối với các lớp Y2, Y3, Y4. Theo lịch học, sinh viên khơng cĩ giờ đi thực địa cộng đồng, do đĩ sinh viên các lớp này đã khơng ghi nhận mức độ nhiều đối với hình thức giảng dạy trên.

Qua kết quả nghiên cứu này, cĩ thể nhận thấy giảng viên khối bộ mơn YHCĐ đã tích cực và tiên phong trong việc áp dụng các phương pháp dạy-học chủ động (chủ yếu là dạy-học dựa trên vấn đề) trong các mơn học nhất là các mơn thực hành vì thực hành chính là trọng tâm của giáo dục y khoa. Bên cạnh đĩ, bộ mơn sử dụng hình thức dùng vấn đề sức khỏe cần giải quyết để minh họa cho bài giảng đã gĩp phần sinh động cho bài giảng, giúp sinh viên tiến gần đến với thực tế tạo sức thu hút cho sinh viên khi học lý thuyết. Tuy nhiên bộ mơn cần chú ý hơn trong việc giúp sinh viên biết cách thu thập và tổng hợp thơng tin để giải quyết VĐSK của bệnh nhân và cộng đồng như điểm danh gắt gao, tăng số tiết giảng dạy.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc giải phẫu tai (Trang 58 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w