Nhóm các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 88 - 90)

II. Giải pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam trong thời gian tớ

2.3Nhóm các giải pháp khác

Bên cạnh việc hoàn thiện khung pháp lý về hợp đồng điện tử; tăng cường công tác đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách về thương mại điện tử và giao kết hợp đồng điện tửẦ để việc giao kết hợp đồng nói chung và hợp đồng thương mại điện tử nói riêng thành công, Nhà nước cần phải:

Hiện đại hoá cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin: 2.3.1 . Hạ tầng công nghệ thông tin

Hạ tầng công nghệ của TMĐT thể hiện ở hai nhánh, đó là: thanh toán điện tử và truyền thông điện tử. Hạ tầng công nghệ bao gồm từ các chuẩn của doanh nghiệp, của trong nước, và sự kiên kết các chuẩn đấy với chuẩn quốc tế; tới các kỹ thuật và thiết bị ứng dụng; và không chỉ riêng từng doanh nghiệp, mà phải là cả hệ thông quốc gia, với tư cách là phân hệ của hệ thống quốc gia, hay một phân hệ của hệ thống công nghệ thông tin khu vực, và toàn cầu, và hệ thống ấy phải tới đựoc từng cá nhân. Hạ tầng cơ sở công nghệ phải bao gồm các tắnh: tắnh hiện hữu, có thể gọi là tắnh thường hữu để diễn đạt sắc thái ổn định, mà có hàm nghĩa là tắnh kinh tế sử dụng. Một nền tảng vững chắc của ngành điện lực, cũng được coi là yêu cầu không thể thiếu trong TMĐT

2.3.2 Hạ tầng cơ sở về nhân lực

Trước tiên, là xây dựng lực lượng chuyên gia tin học mạnh, có khả năng thắch ứng một cách nhanh nhậy với sự phát triển của công nghệ thông tin. Thứ hai, các thành viên tham gia vào TMĐT cần phải có năng lực hiểu biết các hoạt động trên

mạng và thực hiện các thao tác thành thạo. Tin học phải được phổ cập hoá đến toàn dân, để từ đó giúp mọi người nhận thức được tiềm năng của Internet, có thể khai thác chúng một cách hiệu quả. Và cuối cùng là vấn đề ngoại ngữ giao tiếp trên mạng hiện nay chủ yếu là tiếng Anh. Như vậy, trong quá trình tiến đến nền kinh tế tri thức, nguồn nhân lục sẽ là lực lượng chủ yếu, mấu chốt, lực lượng quan trọng nhất có vai trò quyết định của một quốc gia, trước mắt trong việc xây dựng một nền thương mại điện tử như Việt Nam.

2.3.3 Hạ tầng cơ sở kinh tế và pháp lý

Hạ tầng cơ sở kinh tế bao gồm yếu tố môi trường kinh tế quốc gia và môi trường quốc tế. Trước tiên, ở môi trường quốc gia, chủ thể Nhà nước (Chắnh phủ) phải có được những nhận thức, những tầm nhìn, mang tắnh chiến lược, để từ đó đưa ra những quyết định đúng đán nhàm tạo lập được môi trường kinh tế, xã hội, pháp luật phù hợp với xu thế tiến tới nền kinh tế số hoá, nền kinh tế tri thức nói chung cũng như với dự phát triển của TMĐT nói riêng. Về mặt pháp lý của những giao dịch thương mại quốc tế, cần đưa ra những quy định cụ thể về cách sử dụng nguồn luật áp dụng và điều chỉnh hợp đồng mua bán. Thanh toán, đặc biệt là thuế.

2.3.4. Hạ tầng hệ thống thanh toán tài chắnh tự động

Trước tiên, tin học hoá ngành tài chắnh ngân hàng, xây dựng hệ thống mạng liên ngân hàng, có khả năng thực hiện các giao dịch tài chắnh tự động. Mạng thanh toán liên ngân hàng được thành lập để tiến hành các hoạt động nghiệp vụ trong các chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng hay giữa các ngân hàng. Để đảm bảo an ninh, mạng liên ngân hàng là mạng riêng, không kết nối với Internet và không xây dựng trên chuẩn TCP/IP. Với việc thiết lập một mạng nghiệp vụ tài chắnh ngân hàng toàn cầu, đã cung cấo các dịch vụ ngân hàng trong đó thông tin trao đổi đã được chuẩn hoá như dịch vụ mở thư tắn dụng, dịch vụ chuyển tiềnẦSWIFT là một mạng như vậy. Hiện nay có khoảng 6500 tổ chức tài chắnh kết nối vào mạng trao đổi dữ liệi điện tử SWIFT. Hệ thống thanh toán điện tử sẽ đóng vai trò như của ngõ giữa internet và mạng ngân hàng. Hiện nay, thanh toán bằng các hình thức Master Card,

Visa Card, thanh toán thẻ thông minh đang được sử dụng rộng rãi góp phần vào sự thuận lợi cho việc thanh toán các hợp đồng điện tử.

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 88 - 90)