Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam và những rủi ro phát sinh

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 48 - 65)

I. Thực trạng khung pháp lý về giao kết hợp đồngt ở Việt Nam

3. Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam và những rủi ro phát sinh

phát sinh

1. Thực trạng giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam.

Trong phần thực trạng về giao kết hợp đồng điện tử tại Việt Nam, tác giả xin được trắch dẫn nguồn thông tin và kết quả điều tra của Bộ Công Thương đối với các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT vào hoạt động kinh doanh của mình trong năm 2007 Tổng quan về kết quả điều tra của Bộ Công Thương về các doanh nghiệp ứng dụng TMĐT năm 2007.

Năm 2007 Bộ Công Thương (Vụ TMĐT) đã tiến hành khảo sát hơn 2000 doanh nghiệp so với con số 1300 của năm 2006 và 800 của năm 2005. Nội dung điều tra bao quát nhiều mặt của ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp. Đối tượng điều tra được lựa chọn theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên theo quy mô, loại hình doanh nghiệp và ngành nghề kinh doanh. Về địa bàn, cuộc điều tra được tiến hành chủ yếu ở 3 thành phố lớn nhất nước là Hà Nội, Hồ Chắ Minh và Đà Nẵng. Các phân tắch và thống kê trong chương này chủ yếu dựa trên kết quả xử lý thông tin của 1737 phiếu trả lời hợp lệ thu về từ cuộc điều tra

Dưới đây là một vài số liệu khái quát về các doanh nghiệp được tập hợp làm cơ sở phân tắch cho báo cáo TMĐT 2007.

Hình 1:

Quy mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra

Quy mô lao động

Điểm dễ thấy khi nhìn vào bảng phân bổ các đối tượng điều tra là số doanh nghiệp quy mô nhỏ chiếm tỷ lệ khá áp đảo. Có tới 53% các doanh nghiệp tham gia khảo sát có ắt hơn 20 lao động, tỷ lệ tương ứng với nhóm doanh nghiệp có từ 21-50 lao động là 15%. Những doanh nghiệp có trên 500 lao động chiếm chưa tới 10% số doanh nghiệp được khảo sát. Tương quan này về quy mô lao động của các doanh nghiệp được điều tra đã phản ánh đúng thực trạng là đa số các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Hình 2

Về khu vực địa lý, 45% doanh nghiệp tham gia khảo sát hiện đang hoạt động tại TP.HCM, khu vực tập trung nhiều doanh nghiệp năng động nhất trên toàn quốc, 26% doanh nghiệp đang hoạt động tại Hà Nội, 6% doanh nghiệp tại Đà Nẵng. Số doanh nghiệp hoạt động tại các địa phương khác chiếm gần Ử các doanh nghiệp được điều tra trong báo cáo năm nay

Ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp được điều tra cũng phản ánh khá chắnh xác cơ cấu của các doanh nghiệp trên toàn quốc theo lĩnh vực kinh tế và ngành hoạt động

Như vậy với sự phân bổ khá đa dạng về vị trắ địa lý, quy mô và ngành nghề kinh doanh, tương ứng với thực trạng chung của các doanh nghiệp Việt Nam, nhóm 1737 doanh nghiệp được khảo sát này cho thấy một bức tranh mang tắnh đại diện cao cho tình hình ứng dụng TMĐT của doanh nghiệp trên toàn quốc.

1.2. Hiệu quả ứng dụng TMĐT

1.2.1. Đầu tư cho TMĐT

Sau bước tiến vượt bậc được ghi nhận trong năm 2006 so với năm 2005, tình hình đầu tư cho TMĐT đã đi vào ổn định. Khoảng 50% doanh nghiệp được khảo sát dành dưới 5% tổng chi phắ hoạt động thường niên cho những ứng dụng CNTT và TMĐT, trên 36% doanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư từ 5%-15% và gần 14% doanh nghiệp có tỷ lệ này trên 15%.

Nếu năm 2005 chỉ có khoảng 17,5% doanh nghiệp dành trên 5% tổng chi phắ đầu tư cho những ứng dụng CNTT và TMĐT, thì trong 2 năm 2006-2007 số doanh nghiệp này đã chiếm 50% diện đối tượng được điều tra. Như vậy tỷ trọng đầu tư CNTT và TMĐT đang có xu hướng chuyển dịch về mức 5%-15% là mức trung bình của khu vực.

Không chỉ tăng về tỷ trọng, cơ cấu đầu tư TMĐT trong doanh nghiệp thời gian qua cũng có những bước cải thiện đáng kể. Đầu tư cho phần mềm và đào tạo ngày càng chiếm tỷ lệ quan trọng, với tỷ lệ kết hợp trên 40% tổng đầu tư CNTT và TMĐT của doanh nghiệp trong năm 2007. Nếu năm 2005 đầu tư cho phần cứng chiếm tỷ trọng lấn át (bình quân đạt xấp xỉ 77% giá trị đầu tư cho CNTT và TMĐT của một doanh nghiệp được điều tra) thì đến năm 2007, tỷ lệ này đã giảm xuống mức 55%.

Từ những con số thống kê trên có thể rút ra 3 nhận định.

- Thứ nhất, hạ tầng cho ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp đã cơ bản được ổn định. Nếu năm 2004 và năm 2005 đẩy mạnh đầu tư trang thiết bị CNTT, thì giờ là lúc doanh nghiệp bắt tay vào khai thác các ứng dụng trên nền thiết bị phần cứng này.

- Thứ hai, tỷ lệ đào tạo tăng hơn gấp 2 lần rưỡi trong vòng 2 năm cho thấy doanh nghiệp đã nhận thức rõ vai trò quyết định của yếu tố con người trong bài toán chung về hiệu quả đầu tư TMĐT. Đây là một bước tiến cả về tư duy quản lý cũng như cách tiếp cận của doanh nghiệp đối với vấn đề triển khai ứng dụng TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Đầu tư cho các phần mềm hầu như không thay đổi cho thấy vai trò của phần mềm và giải pháp TMĐT chưa được chú trọng đúng mức, cũng có thể do chi phắ phần mềm ở Việt Nam thấp tương đối so với chi phắ thiết bị CNTT.

1.2. Những kết quả đã đạt được

1.2.1. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã xây dựng được quy trình giao kết hợp

đồng điện tử phù hợp

- Quy trình bán vé máy bay qua mạng Internet của công ty VDC: Bước đầu khách hàng đặt vé, đặt chỗ, đặt chuyến bay qua e-mail tới website của VDC. Sau đó, vé được khách hàng (theo đúng yêu cầu về thời gian, địa điểm và cả hình thức nhận vé của khách hàng như: trực tiếp mang đến hoặc gửi qua dịch vụ thư thường

hoặc cũng có thể chuyển phát nhanh qua bưu điện v.vẦ .). Kết thúc quy trình là khách hàng thanh toán bằng cách chuyển tiền tới tài khoản của VDC.

- Quy trình của ngân hàng ACB phục vụ đăng ký giao dịch có bảo đảm cho việc mua bán nhà đất qua mạng Internet. Quy trình này được thực hiện như sau: cá nhân, tổ chức không cần đến ngân hàng và cơ quan đăng ký mà vấn được tiếp nhận hồ sơ, ngân hàng nhận và giải quyết từng hồ sơ qua website của ngân hàng. Quy trình cũng tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân vay vốn, rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăngký thế chấo và bảo lãnh về nhà đất từ 10 ngày xuống còn 4 ngày làm việc, do đó, tiết kiệm được thời gian và chi phắ đi lại cho việc giao dịch. Quan trọng hơn, quy trình này được thực hiện tự động giữa ngân hàng và sở tài nguyên môi trường nên tránh được sự chồng chéo trong công việc, giảm thời gian và tiết kiệm chi phắ thực hiện công việc.

- Nhiều doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đã xây dựng được website để quảng cáo hàng hoá và dịch vụ của mình. Tuy chưa xây dựng được một quy trình giao kết hợp đồng điện tửt của riêng mình nhưng các doanh nghiệp này cũng đã mạnh dạn đàm phán và giao kết hợp đồng điện tử thông qua các phương tiện điện tử như thông qua việc gửi đơn chào hàng và chấp nhận chào hàng bằng e-mail.

1.2.2. Các trang web bán hàng ngày càng được các doanh nghiệp đầu tư xây

dựng

Trong tổng số 1737 doanh nghiệp được khảo sát, 38,1% đã có website và 11,8% cho biết sẽ tiến hành có website vào năm tới.(Xem hình 4)

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008 Trang 131

So với kết quả điều tra của những năm về trước có thể thấy tỷ lệ website doanh nghiệp phát triển tương đối ổn định và tốc độ tăng trưởng hai năm gần đây là rất khả quan.(Xem hình 5)

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008 Trang 131

Xét về đặc điểm, tắnh năng, trong năm 2007 chất lượng của các website doanh nghiệp đã có nhiều tiến bộ so với năm 2006. Trước hết là tắnh năng giao dịch TMĐT được cải thiện, gần 36,7% website đã cho phép tương tác đặt hàng, so với con số 27,4% của năm 2006. Tỷ lệ website có tắnh năng thanh toán trực tuyến cũng tăng đáng kể, từ 3,2% đến 4,8%. Dịch vụ siêu thị điện tử vẫn được nhiều doanh nghiệp cung cấp, nhưng các mặt hàng kinh doanh chuyên biệt đã bắt đầu chiếm ưu thế, phổ biến nhất hiện nay thiết bị điện tử viễn thông và hàng tiêu dùng. Về phương thức giao dịch, mô hình kinh doanh B2B tiếp tục là lựa chọn chiếm ưu thế khi doanh nghiệp tiến hành lập website kinh doanh TMĐT. Trong khi tỷ lệ website có đối tượng mục tiêu là người tiêu dùng không thay đổi qua 2 năm qua, thì tỷ lệ website hướng tới khách hàng là tổ chức hoặc doanh nghiệp đã tăng từ 76,4% lên đến 84,8% năm 2007. Thống kê này cho thấy hướng đi của các doanh nghiệp Việt Nam cũng phù hợp với xu thế chung của thế giới về phương thức giao dịch B2B làm động lực phát triển cho TMĐT và qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Về phương thức quản lý, các website TMĐT ngày càng được vận hành một cách chuyên nghiệp hơn, 24,4% doanh nghiệp có website cho biết đã đăng ký với một công cụ tìm kiếm để tăng cường khả năng cũng như tần suất người dùng Internet truy cập vào website của mình. Số liệu thống kê năm 2007 cho thấy 64,5% doanh nghiệp có website đã tiến hành cập nhật thông tin trên website hàng ngày, 12,7% cập nhật hàng tuần và chỉ có 16,2% để website của mình ở trạng thái ỘtĩnhỢ (thỉnh thoảng mới cập nhật thông tin). Kết quả khảo sát năm 2007 cho thấy doanh nghiệp đã nhìn nhận đúng mức hơn vai trò của website như một kênh giao tiếp và tương tác thường xuyên với khách hàng, từ đó đầu tư thoả đáng hơn cả về nguồn lực cũng như thời gian để nâng cao hiệu quả hoạt động cho ứng dụng TMĐT

1.2.3. Nhiều trang web bán hàng của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành quen

thuộc

- Trang web http://vdcsieuthi.Việt Namn.Việt Nam của Công ty Điện toán và Truyền số liệu với dịch vụ đặt giỏ hoa, giỏ quả tươi cho các gia đình có nhu cầu trên mạng Internet, đặc biệt là dịch vụ chuyển hoa đào, hoa mai, cây quất cảnh, tầm xuânẦvào dịp tết nguyên đán theo yêu cầu khách hàng. Tết năm 2004, có ngày công ty nhận được 50 đơn đặt hàng, đặc biệt là nhóm đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp. Các công ty như: Công ty liên doanh sản phẩm thép Việt Nam, Công ty Xây dựng Tàu thuỷ VinashinẦ đã trở thành những khách hàng thân thuộc của Công ty Điện toán và Truyền số liệu và đặt quà tết với số lượng lớn. Giá các sản phẩm của công ty được đánh giá rẻ hơn hoặc bằng so với các sản phẩm mua ngoài thị trường (tắnh cả chi phắ vận chuyển) vì hàng hoá của công ty hầu hết có nhà cung cấp trực tiếp là các nhà sản xuất.

- Siêu thị điện tử golmart (www.golmart.com.Việt Nam) cũng đang tắch cực đưa ra các chương trình giao hàng để ỘhútỢ người tiêu dùng. Do nằm trong tập đoàn vận chuyển hàng hoá Weixin nên siêu thị này có lợi thế trong việc giao hàng. Cũng giống như vdcsieuthi, người tiêu dùng có thể tìm thấy nhiều loại mặt hàng khác nhau trên website bán hàng này.

- Ngoài ra dịch vụ bán hàng trên mạng của doanh nghiệp Việt Nam còn có thể tìm thấy ở các trang web khác nhau như: www.Vietnamemart.com.vn

www.Westcom.com.vn,www.vietnamshop.com.vn,www.Vietnameshop.com.vn... Tuy nhiên, với thị trường Việt Nam, hình thức bán hàng qua mạng này mới chỉ đang ở giai đoạn Ộlàm quenỢ, và cần nhiều thời gian hơn nữa để người tiêu dùng tiếp cận với nó.

1.2.4. Doanh thu từ việc ứng dụng TMĐT và giao kết hợp đồng điện tử của các

doanh nghiệp ngày càng tăng cao

Nếu tỷ trọng đầu tư cho ứng dụng CNTT và TMĐT của doanh nghiệp đang dần được điều chỉnh về mức 5-15%, thì có lẽ một nguyên nhân rất lớn là do hiệu quả đầu tư đã được phản ánh rõ qua mức đóng góp thực tế của ứng dụng TMĐT đối với doanh thu. Nếu năm 2005 chỉ có 7,5% doanh nghiệp cho biết các đơn đặt hàng qua phương tiện điện tử đem lại cho họ trên 15% nguồn doanh thu của mình, thì đến năm 2007 con số này đã là 37,2% diện đối tượng được điều tra. Tỷ lệ doanh nghiệp ắt chịu tác động của TMĐT (đóng góp của TMĐT vào doanh thu dưới 5%) đã giảm mạnh từ 63,5% trong năm 2005 xuống còn 27,6% trong năm 2007. Như vậy, tỷ trọng doanh thu từ TMĐT đang chuyển dịch về ngưỡng trên dưới 15%, và sự chuyển dịch này diễn ra với tốc độ nhanh hơn nhiều so với các điều chỉnh tương ứng về nguồn vốn đầu tư cho TMĐT. (Xem Hình 6)

Hình 6

Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2007, Hà Nội tháng 2/2008 Trang 138

Phân tắch sâu hơn cơ cấu doanh thu theo loại hình giao dịch, có thấy giao dịch TMĐT B2B mặc dù ắt hơn về số lượng, nhưng lại chiếm ưu thế áp đảo về giá trị, với bình quân 67% doanh thu TMĐT của doanh nghiệp là do các đơn đặt hàng B2B đem lại. Con số này khẳng định thêm 1 lần nữa hướng đi tương lai trong việc phát triển ứng dụng TMĐT tại doanh nghiệp là giao dịch giá trị lớn giữa các đối tác kinh doanh theo phương thức B2B

1.2.5. Các mô hình kinh doanh TMĐT chuyên biệt ngày càng phát triển mạnh

mẽ.

Song song với việc các doanh nghiệp trên cả nước ứng dụng TMĐT ngày càng mạnh mẽ và hiệu quả, đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp chuyên kinh doanh TMĐT. Hình thức kinh doanh TMĐT phổ biến nhất của các doanh nghiệp này là xây dựng và vận hành các sàn TMĐT theo các mô hình B2B, B2C và C2C. Đặc biệt xem xét mô hình B2B:

Giao dịch TMĐT ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được thực hiện thông qua các sàn TMĐT B2B tổ chức theo hình thức cổng thông tin về cơ hội giao thương hoặc trung tâm thương mại thông qua những sàn TMĐT này, doanh nghiệp có thể tìm hiểu thông tin về đối tác tiềm năng và giới thiệu các dịch vụ, sản phẩm của mình ra thị trường. Bắt đầu xuất hiện vào năm 2003 đến cuối năm 2007 tại VIệT NAM có khoảng 40 sàn TMĐT B2B. Tuy nhiên, tiện ắch của phần lớn của các sàn giao dịch này mới giới hạn ở việc đăng tải thông tin doanh nghiệp và nhu cầu mua bán. Hầu như chưa sàn nào có tiện ắch tốt để hỗ trợ doanh nghiệp đàm phán, giao kết hợp đồng trực tuyến, theo dõi việc thực hiện hợp đồng và chăm sóc khách hàng. Phần lớn các đơn vị quản lý sản cho biết vẫn chưa thu phắ thành viên tham gia giao dịch, nguồn thu chủ yếu là từ hoạt động quảng cáo trực tuyến, xúc tiến thương mại và dịch vụ ngoại tuyến cung cấp cho một số đối tác trọng điểm

Sau giai đoạn tăng trưởng nhanh về số lượng, sàn giao dịch B2B trong 2 năm 2005-2006 đến năm 2007 tốc độ tăng này có xu hướng chững lại. Thay vào đó là sự phát triển theo chiều sâu của những sàn hiện có, bao gồm việc cải thiện tắnh năng kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và thu hút lượng thành viên tham gia đông đảo hơn. Tuy nhiên, ngoài một số sàn thu hút được khá đông doanh nghiệp tham gia với số cơ hội kinh doanh tăng nhanh, nhiều sàn giao dịch hiện nay phát triển tương đối chậm.

VD: Cổng TMĐT quốc gia ECVN

Cổng TMĐT quốc gia ECVN được thành lập theo quyết định số 266- 2003/QĐ-TTg của thủ tướng chắnh phủ ngày 17/12/2003 và chắnh thức khai trương tại địa chỉ www.ecViệt Nam.gov.Việt Nam (nay là www.ecViệt Nam.com) vào tháng 8/2005. Với đường lối phát triển và chiến lược hoạt động tương đối chuyên nghiệp, ECVN là một trong số ắt mô hình sàn TMĐT B2B quy mô lớn ở Việt Nam có uy tắn cao sau 2 năm hoạt động.

Đến thời điểm cuối năm 2007, ECVN đã có hơn 10.000 cơ hội kinh doanh với

Một phần của tài liệu Rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử và biện pháp phòng tránh (Trang 48 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w