IV Thương mại-vận tải Kho bãi 118,
3.2.2. Dự báo nhu cầu vốn đầu tư vào ngành công nghiệp dịch vụ tỉnh Phú Yên đến năm
Phú Yên đến năm 2020
Theo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Yên đến năm 2020với nhu cầu vốn đầu tư khoảng 238.000 tỷ đồng, Phú Yên sẽ phấn đấu trở thành trung tâm du lịch, dịch vụ lớn trong khu vực và cả nước, là “cửa ngõ mới” ra hướng Đông để phát triển vùng Tây Nguyên, đồng thời là một điểm nhấn quan trọng trong liên kết phát triển vùng giữa các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Hình thành cụm đầu mối giao thông đường sắt, đường thủy, đường hàng không, đường bộ Đông - Tây. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn đến năm 2010 đạt 13,6%/năm; giai đoạn 2011-2015 đạt 15,2%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 15,3%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2010 là 750 USD, năm 2020 là 3.000 USD. Cơ cấu kinh tế: năm 2010: nông nghiệp 24,5%, công nghiệp 38,5%, dịch vụ 37%; đến năm 2020: nông nghiệp 10%, công nghiệp 47%, dịch vụ 43%.
Lợi thế và nhu cầu phát triển của Phú Yên đang mở ra cánh cửa của bức tranh kinh tế với những gam màu sáng, dự báo một sự bứt phá toàn diện trên các lĩnh vực. Hiện tại, Phú Yên đang tập trung sức để phát triển cơ sở hạ tầng đáp ứng cho nhu cầu ngày càng tăng của sự giao thương hợp tác. Trong năm nay, ngoài việc hoàn thành xây dựng cảng Vũng Rô (giai đoạn 2) và tuyến kè Bạch Đằng thuộc hệ thống chống ngập lụt thành phố Tuy Hòa, cầu Sông Ba và 6 cây cầu khác trên trục giao thông dọc miền tây của tỉnh đang được triển khai xây dựng, nhằm nối liền tạo sự giao thương thuận tiện với các tỉnh Bình Định và Đắc Lắc. Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải đã ký quyết định phê duyệt quy hoạch cảng hàng không Tuy Hòa từ nay đến năm 2015 và định hướng đến năm 2025, với số vốn đầu tư 1.670 tỷ đồng.
Để thực hiện những mục tiêu trên, tỉnh Phú Yên sẽ tiếp tục vận dụng các cam kết WTO của Việt Nam vào thực tế của địa phương. Hiện đại hóa nông nghiệp và phát triển nông thôn trong bối cảnh hội nhập; tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý kinh doanh và đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển; tranh thủ các cơ hội mới vượt qua thách thức tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào tỉnh, thực hiện đa dạng hóa các hình thức đầu tư; tăng cường công tác cải cách hành chính; bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực; hoàn thiện thị trường lao động và thực hiện chính sách an sinh xã hội; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.