các mức lương trong doanh nghiệp của bạn dựa trên các mức lương của đối thủ cạnh tranh và dựa trên mức lương chuẩn trên thị trường. Điều này sẽ làm cho nhân viên hết boan khoăn xem mức lượng hiện tại của họ có cạnh tranh không? Tính đến yếu tố biến động của giá cả sinh hoạt: khi xác định mức lương cần xem xét đến yếu tố biến động của giá cả sinh hoạt. Khi nền kinh tế quốc dân vẫn còn trong giai đoạn chuyển đổi và mức lương chung còn thấp, việc xem xét các nhu cầu cơ bản của con người có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. - Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
Xác đinh đơn giá và quỹ tiền lương của doanh nghiệp: Xác định doanh nghiệp cần phải chi bao nhiêu cho tiền lương và tỷ lệ trên doanh thu là bao nhiêu và đó chính là đơn giá tiền lương trong năm. Đơn giá này sẽ là cơ sở để xác định lương cơ bản cho các nhóm chức danh, căn cứ để tính lương khoán trên doanh thu hay đơn vị sản phẩm.
Phản ánh giá trị công việc: Khi xác định mức lương cho một người, phải xem xét giá trị công việc người đó mang lại cho doanh nghiệp.
Thâm niên công tác: Mặc dù giá trị công việc là yêu tố chính trong quy trình xác định mức lương song vẫn phải xem xét các yếu tố như thâm niên công tác ( số năm phục vụ, kinh nghiệm...) theo các giá trị xã hội phổ biến.
Căn cứ vào kết quả làm việc: Việc tăng lương và chia tiền thưởng phải dựa trên kết quả làm việc. Cần phải có một hệ thống đánh giá kết quả làm việc hoàn chỉnh để tạo động lực cho những nhân viên có kết quả làm việc cao.
Trên đây là những giải pháp nhằm đầu tư nguồn nhân lực có hiệu quả nhất cho doanh nghiệp nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.
Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng đầu tư phát triển con người. Tại đại hội thứ III Đảng Cộng sản Việt Nam( 1960), Đảng ta khẳng định: “ Con người là vốn quý nhất”. Đại hội Đảng IX nhấn mạnh: “ Nguồn lực con người là yếu tố cơ bản để phát triển kinh tế xã hội.
Con người và nguồn nhân lực là nhân tó quyết định sự phát triển của đất nước trong thời kỳ Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước. Lấy phát triển nguồn lực giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ là một trong 3 khâu đột phá đưa đất nước vào thời kỳ CNH- HĐH, thức hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.” Hiện nay,
nhân tố con người được Đảng ta đặc biệt chú trọng. Nguồn lực con người đã thực sự trở thành mục tiêu của sự phát triển đất nước. Phát triển con người tương xứng với yêu cầu đẩy mạnh Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa đất nước đã trở thành vấn đề trung tâm.
Là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) từ đầu năm 2007, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu và toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu. Điều đó mở ra nhiều thời cơ, song cũng tạo ra những thách thức lớn đối với sự phát triển của nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội của đất nước. Trước những đòi hỏi và yêu cầu mới phát triển đất nước, với vai trò là một trong những nhân tố quyết định nhất và là chủ thể thực hiện các sứ mạng lịch sử của đất nước, một câu hỏi lớn là làm thế nào để nguồn nhân lực Việt Nam có đủ trình độ, năng lực và sức mạnh để đẩy nhanh công cuộc đổi mới nhằm phát triển đất nước nhanh, bền vững và hội nhập quốc tế có hiệu quả trong điều kiện khoa học-công nghệ tiến nhanh, hình thành nền kinh tế tri thức và cạnh tranh khu vực và toàn cầu ngày càng gay gắt.
Một bài toán khó đặt ra cho các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo các doanh nghiệp là đầu tư như thê nào và bao nhiêu là phù hợp, mang lại hiệu quả cao nhất với điều kiện nguồn nhân lực, vật lực, trí lực hiện có?
Chúng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Từ Quang Phương đã giúp chúng em hoàn thành bài viết này. Bài viết của chúng em còn nhiều thiếu xót, mong thầy giáo sửa chữa để chúng em làm bài tốt hơn vào những lần sau.
Tài liệu tham khảo
1. Kỷ yếu hội thảo văn hoá, con người và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI (Hội đồng lý luận TW và Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội 2004)
2. Kỷ yếu Đại hội lần thứ nhất Hội Khoa học và phát triển nguồn nhân lực và nhân tài Việt Nam, Hà Nội 2005
3. Đề tài khoa học cấp Bộ: Thị trường sức lao động chất lượng cao- những vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. TS. Nguyễn Minh Quang - Học viện CT-HCQG- HCM
4. Đánh giá tác động của thị trường lao động tới phát triển KT-XH giai đoạn 2000- 2005 và dự báo xu hướng tác động giai đoạn 2006-2010.
5. Kỷ yếu hội thảo văn hoá, con người và phát triển nguồn nhân lực Việt Nam trong thế kỷ XXI (Hội đồng lý luận TW và Viện KHXH Việt Nam, Hà Nội 2004)
6.Số16(136) năm2007 Báo Tạp chí cộng sản điện tử 7. Tạp chí Nghiên cứu con người, các số năm 2006,2007 8. Thống kê y tế năm 2001,2003
9. Bộ lao động thương binh xã hội tháng 10-2008
10. Tổng điều tra dân số toàn diện và nhà ở 1983, 1989, 1999, 2005 11. Đánh giá tiềm năng khoa học công nghệ, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2005 12. Tạp chí kinh tế và dự báo 18/4/2008
13. Thời báo tài chính ngày 20/8/2004 14. http://Nhandan.com.vn ngày 14/8/2008 15. http://www.vnn.vn
16. http://www.tienphong.vn/Tianyo 17. http://www.baodaidoanket.net 18. http://www.dantri.com
19. Bài: “Top 200 doanh nghiệp tái mặt vì đào tạo lại nhân lực” (vietnamnet.vn ngày 22/10/2007)
20. Bài: “Đẩy mạnh huy động vốn đầu tư cho phát triển giáo dục đào tạo” ngày 20/02/2008 (trang web Bộ giáo dục đào tạo)
21. Bài: “Chỉ số phát triển con người: Việt Nam đang tăng hạng” ngày 28/11/2007(vietnamnet.vn)
22. Bài :“Đầu tư cho y tế quá ít.Người bệnh và bệnh viện đều khổ” ngày 26/9/2007(vietnamnet.vn)