Đầu tư phát triể ny tế, chăm sóc sức khỏe và xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 35)

Mạng lưới y tế cơ sở từng bước được củng cố và hoàn thiện cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và cán bộ. Các đề án nâng cấp bệnh viện (BV) huyện, BV đa khoa khu vực và đề án đầu tư xây dựng trạm y tế xã thuộc vùng khó khăn giai đoạn 2008-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đến nay đã có 57% xã, phường đạt Chuẩn quốc gia về y tế xã. Hệ thống dự phòng đươc củng cố, công tác bảo đảm An toàn vệ sinh thực phẩm đã được chú trọng và đẩy mạnh trong những năm gần đây.

Việt Nam đã khống chế được nhiều dịch bệnh nguy hiểm như dịch SARS, dịch cúm A H5N1, dịch tiêu chảy cấp nguy hiểm... Các trung tâm y tế chuyên sâu được phát triển mạnh với việc ứng dụng thành công nhiều kỹ thuật hiện đại trong chẩn đoán và điều trị như mổ nội soi, ghép tạng, chẩn đoán hình ảnh... Lĩnh vực y dược học cổ truyền đã được phát triển thành một ngành khoa học và ngày càng đóng góp hiệu quả trong việc khám và điều trị

bệnh. Quốc hội đã thông qua các chính sách khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, đồng bào dân tộc thiểu số, người trong diện chính sách; Chính sách viện phí mới; Chính sách tự chủ tự chịu trách nhiệm của các cơ sở y tế công lập; bảo hiểm y tế ngày càng được hoàn thiện.

Trong thời gian qua, nguồn nhân lực y tế đã phát triển mạnh cả về số lượng và trình độ đào tạo. Tỷ lệ bác sĩ phục vụ/10.000 dân tăng từ 4,1 năm 2001 lên 6,23 năm 2006. Hiện nay, TPHCM có 39 cơ sở y tế công lập thuộc thành phố quản lý; trong đó có 13 bệnh viện chuyên khoa. Khối quận huyện quản lý 24 bệnh viện, 24 trung tâm y tế dự phòng và 322 trạm y tế. Năm 2007, ngân sách thành phố chi cho lĩnh vực y tế tổng cộng là 1.513 tỉ đồng, chiếm 7,58% tổng chi ngân sách. Trong năm nay, dự toán chi thường xuyên cho lĩnh vực y tế là 1.202 tỉ đồng, chiếm 13,45% chi thường xuyên của thành phố.

Hiện tỉ lệ ngân sách y tế trên tổng sản phẩm quốc gia chỉ khoảng 1% trong khi các nước đều từ 6-13%. Việt Nam đứng ở vị trí 189/191 nước thành viên về “tài chính công cho y tế”. Vậy mà, nguồn ngân sách cho khám, chữa bệnh vẫn đang có tốc độ giảm ngày càng lớn. Năm 2006, ngân sách Nhà nước chỉ đáp ứng khoảng 60% tiền thuốc ở các bệnh viện trung ương và khoảng 90% tiền thuốc ở bệnh viện tỉnh. Vì thế, kinh phí dành cho hoạt động chuyên môn hầu như không có và các bệnh viện đều rơi vào tình trạng “giật gấu vá vai”.

Hiện nay có nhiều loại bệnh dịch mới nguy hiểm xuất hiện, đòi hỏi chi phí lớn. Nhưng với mức chi eo hẹp hiện nay, nhiều bệnh viện chỉ đủ trả lương cho cán bộ nên hầu như bệnh viện(BV) nào cũng nợ tiền thuốc, hóa chất, vật tư y tế, còn kinh phí theo giường bệnh rất thấp. Càng ở tuyến dưới, cơ sở vật chất, thuốc men, thiết bị càng thiếu, là nguyên nhân dẫn đến tình trạng vượt tuyến ở tất cả các BV TW, gây lãng phí cho cả người dân và BV. Mỗi năm, chi phí cho y tế là gần 40 ngàn tỉ đồng, nhưng 63% là do người dân phải tự bỏ tiền túi ra để chữa bệnh. hiện nay nguồn nhân lực y tế rất thiếu, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn. Trong khi đó, đội ngũ y, bác sĩ lại đang chuyển dịch từ miền ngược về miền xuôi, từ tỉnh lẻ về trung tâm lớn, từ y tế công sang y tế tư nhân. Tuy nhiên tỷ lệ chi ngân sách Nhà nước cho y tế còn thấp (trên dưới 6%), trong khi một nước nghèo như Campuchia cũng chi tới 18,8%, còn Thái Lan 17,1%, Trung Quốc là 10%. Như vậy trong tổng chi cho chăm sóc sức khỏe và chữa bệnh thì người dân phải tự chi phí tới 60%, còn Nhà nước chỉ đảm bảo tới 30%, 10% còn lại là các nguồn khác

Ở các vùng xa trung tâm, trạm y tế tại chỗ là nơi tin cậy duy nhất cho việc chữa bệnh của người dân từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều trạm y tế vùng sâu chưa đáp ứng được yêu cầu chăm sóc sức khỏe y tế của nhân dân về cả cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế và danh mục thuốc.Chế độ khám chữa bệnh cho người nghèo, người dân tộc thiểu số theo Chương trình 139 bình quân theo quy định là 10.000 đồng/người/1 năm cũng là chưa phù hợp với thực tế hiện nay khi giá cả thị trường ngày càng tăng cao.Chế độ phụ cấp cho cán bộ y tế thôn, bản chỉ có 100.000 đồng/tháng là quá thấp, chưa phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, chưa tạo sự động viên, khuyến khích và giảm được một phần khó khăn cho đội ngũ cán bộ làm công tác y tế thôn bản.Bên cạnh đó, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo và các trang thiết bị cho các bệnh viện tuyến huyện cũng chưa phù hợp và chưa đáp ứng với yêu cầu của công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân, do vậy chưa thu hút được

cán bộ đến công tác ở những vùng khó khăn, đồng thời chưa hạn chế được sự quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Theo Báo cáo của Cục Quản lý Khám chữa bệnh (KCB), Bộ Y tế: hiện cả nước có 1.062 bệnh viện (BV) công, 77 bệnh viện tư nhân với tổng số 145.000 giường bệnh. Tuy nhiên, số lượng giường bệnh như vậy là quá thấp so với nhu cầu. Hiện tượng nằm ghép 2, 3 người/giường tại các BV tuyến trung ương như Bạch Mai, Chợ Rẫy, K… là khá phổ biến, kéo dài nhiều năm, gây mệt mỏi cho người bệnh, gia tăng áp lực đối với cán bộ y tế, ảnh hưởng tới chất lượng điều trị. Vì vậy, đã có rất nhiều bệnh viện tăng thêm giường bệnh từ 11% - 211% so với giường kế hoạch. Hầu như đi tới bệnh viện nào cũng dễ dàng nhận thấy tình trạng quá tải. Như tại Khoa C8, Viện Huyết học và Truyền máu Trung Ương, chỉ có 56 giường bệnh mà lúc nào cũng có khoảng trên 120 bệnh nhân nội trú. Thay vì 1 người bệnh 1 giường, có khi, 2 - 3 người phải chen nhau chật cứng trên một chiếc giường cá nhân chật hẹp.

Tình trạng quá tải của hệ thống y tế vẫn ở mức 120% (tuyến tỉnh, trung ương là 140%).Tại BV Bạch Mai, hiệu suất sử dụng giường bệnh trung bình luôn đạt tới 160%. Bệnh viện Nhân dân Gia Định hiện có 1.000 giường, nhưng con số bệnh nhân luôn từ 1.200 đến 1.300 người. Số lượt khám từ con số 502.495 bệnh nhân trong năm 2000 đã tăng lên 745.268 bệnh nhân trong năm 2007. Mỗi bác sĩ khám từ 50 đến hơn 100 bệnh nhân mỗi ngày.

Hiện các BV ở TP.HCM khám điều trị cho khoảng 40% số bệnh nhân cả nước với 35 triệu lượt người. Trong khi đó, BV tuyến huyện chỉ đáp ứng 43% nhu cầu KCB của người dân, 47% bệnh nhân lên tuyến tỉnh, sau đó có thể chuyển lên tuyến trung ương; 7% bệnh nhân lên thẳng tuyến trung ương; còn 3% chọn nơi điều trị là các BV, phòng khám tư nhân. Theo báo cáo của Sở Y tế TPHCM, trong năm 2007, cứ 10.000 người dân của TPHCM chỉ có 7 bác sĩ Nhiều bệnh viện được Nhà nước cấp phép cho mở rộng quy mô hoạt động như: Bệnh viện K được mở rộng với tổng diện tích 6,6ha, quy mô 1.000 giường bệnh; Bệnh viện Nội tiết Trung ương sẽ được mở rộng tại Tứ Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội với tổng diện tích 1.600m2, quy mô 500 giường bệnh, gồm 2 toà nhà 10 tầng và 5 tầng.Tuy nhiên tiến độ mở rộng diễn ra chậm chạp .

3.Thực trạng đầu tư cho điều kiện làm việc, tiền lương của người lao động:

3.1.Thực trạng đầu tư cho điều kiện làm việc của người lao động.

Năm 2008 , cả nước có gần 140 nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ, trong đó có gần 7 triệu công nhân. Tuy việc phải đảm bảo điều kiện làm việc được Nhà Nước đưa thành quy định bắt buộc đối với các cơ sở sản xuất. nhưng do trình độ phát triển khoa học, công nghệ nước ta còn thấp, tiềm lực tài chính của các doanh nghiệp còn hạn chế, nên đầu tư cho cải thiện điều kiện lao động chưa được nhiều, chưa cơ bản, còn chắp vá. Chỉ có 64,6% số công nhân được làm việc đúng với chuyên môn đào tạo của mình.

Điều kiện làm việc của công nhân nước ta còn kém, nhất là ở khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước. Tình trạng công nhân phải lao động thủ công, nặng nhọc, làm việc với các máy

móc, thiết bị cũ, lạc hậu chiếm tỷ lệ cao, công nhân phải làm việc trong môi trường độc hại, nóng, bụi, tiếng ồn, độ rung vượt tiêu chuẩn cho phép và không bảo đảm an toàn vẫn diễn ra rất phổ biến ở các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế. Hiện nay, có tới gần 40% các doanh nghiệp có điều kiện làm việc ở mức bình thường và kém, khoảng 23,5% doanh nghiệp có môi trường vệ sinh lao động ở mức trung bình và kém. Việc trang bị các phương tiện bảo hộ lao động chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức, còn khoảng 22,1% công nhân không được trang bị đầy đủ, hoặc không được trang bị phương tiện bảo hộ lao động.

Thực trạng điều kiện làm việc của người lao động nước ta còn thấp là do các nguyên nhân sau:

Về phía Nhà Nước

- Sự nhận thức tầm quan trọng của vấn đề vệ sinh lao động chưa được các cấp chính quyền địa phương quan tâm đúng mức. Họ cho rằng vấn đề này nếu thực hiện nghiêm túc sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp. Họ đâu có biết những hậu quả của tình trạng điều kiện lao động không tốt không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động mà còn làm cho môi trường kinh doanh của địa phương xấu đi, sức cạnh tranh của sản phẩm yếu đi.

- Tình trạng buông lỏng quản lý những quy định này ở các địa phương dẫn tới việ các cơ sở sản xuất không biết hoặc cố tình không thực hiện vệ sinh lao động.

- Việc tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện chồng chéo không đồng bộ giữa bộ Y tế, bộ LĐTBXH, liên đoàn lao động…

- Công tác chỉ đạo, hướng dẫn thông tin, tuyên truyền, huấn luyện về pháp luật VSLĐ còn nhiều hạn chế.

- Đội ngũ cán bộ thanh tra vừa thiếu về số lượng, vừa yếu về chất lượng.

- Việc xử lý các vi phạm chưa được thực hiện một cách nghiêm minh và kịp thời.

Về phía doanh nghiệp

- Các doanh nghiệp vừa và nhỏ, điều kiện sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, hiệu quả sản xuất kinh doanh còn thấp cho nên kinh phí triển khai thực hiện công tác vệ sinh lao động quá ít dẫn đến chất lượng hiệu quả chưa cao...

- Do chạy theo lợi nhuận, một phần do khả năng kinh tế còn hạn chế nên ở một số đơn vị vẫn còn tồn tại những thiết bị quá cũ, mặt bằng sản xuất tồi tàn, xuống cấp mang nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ và gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

- Do khó khăn về kinh tế nên họ sẵn sàng làm việc trong bất cứ môi trường làm việc nào miễn là có thu nhập, họ sẵn sàng chấp nhận trả giá.

- Nhận thức của người lao động về sự nguy hiểm và những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của môi trường làm việc tồi còn nhiều hạn chế, mặt khác sự thiếu thông tin do các doanh nghiệp, các cơ quan chức năng không thông báo.

3.2.Thực trạng đầu tư cho tiền lương của người lao động.

Trả lương cho người lao động được tính như một khoản chi phí của doanh nghiệp, tuy nhiên nếu nhìn dưới góc độ có tầm nhìn của nhà đầu tư thì đó chính là cách họ đầu tư rất có hiệu quả. Mức lương hấp dẫn trở thành một trong những tiêu chí hàng đầu thu hút nguồn nhân lực (bên cạnh đó điều kiện làm việc là yếu tố quyết định tiếp theo). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kết quả báo cáo khảo sát lương Việt Nam 2008 có được là do phân tích số liệu lương thưởng từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008 của 64.905 nhân viên tại 206 công ty. Trong tổng số công ty tham gia khảo sát, tỉ lệ công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 71% và công ty Việt Nam chiếm 29%. Theo kết quả báo cáo, mức tăng lương tại các công ty Việt Nam đạt 20,2%, trong khi các công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài đạt 20%. Mức tăng lương tại các doanh nghiệp Việt Nam có phần cao hơn có lẽ do các doanh nghiệp này muốn rút ngắn khoảng cách lương thưởng trên thị trường nhằm tăng tính cạnh tranh trong việc thu hút nhân tài.

Báo cáo cũng cho thấy, giai đoạn từ tháng 4/2007 đến tháng 3/2008, mức tăng lương đạt 19,5% và là mức tăng lương cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây. Nhiều công ty tiến hành điều chỉnh lương từ hai đến ba lần trong một năm và tăng lương ở nhiều mức độ khác nhau. Động tác điều chỉnh lương này chủ yếu là để ứng phó với tình hình lạm phát và giữ chân nhân viên…

Báo cáo khảo sát lương Việt Nam 2008 cho thấy các công ty trong lĩnh vực tài chính tăng lương khoảng 31,6%. Một lý do cho mức tăng lương này là trước khi nền kinh tế phát triển chậm lại như hiện nay, lĩnh vực ngân hàng đã phát triển khá mạnh mẽ. Trong lĩnh vực tài chính, bình quân mức lương gộp của cấp độ chuyên viên là 7.945 USD/năm và của cấp độ quản lý là 19.591 USD/năm. Bình quân mức lương gộp trong lĩnh vực hàng tiêu dùng hơi thấp hơn, của cấp độ chuyên viên là 7.504 USD/năm và của cấp độ quản lý là 18.752 USD/năm. Còn trong lĩnh vực sản xuất, bình quân mức lương gộp của cấp độ chuyên viên là 6.840 USD/năm và của cấp độ quản lý là 14.588 USD/năm. Tuy nhiên đối với lao động phổ thông, lao động chân tay thì bị trả lương rất thấp, đó là một trong những nguyên nhân của các cuộc đình công xảy ra thường xuyên hiện nay đặc biệt là ở các doanh nghiệp nước ngoài. Do đó, Nhà Nước phải quy định rất rõ ràng về vấn đề tiền lương tối thiểu. NĐ 110/2008/NĐ-CP và 111/2008/NĐ-CP ngày 10.10.2008 của Chính Phủ về việc tăng lương tối thiểu theo vùng trong các loại hình DN, đã được công bố rộng rãi, quy định mức lương tối thiểu theo 4 vùng, thay vì 3 vùng trước đây. Mức tăng trung bình từ 110.000 - 200.000 đồng tùy theo loại hình DN.

Theo thông tư số 29/2007/TT-BLĐTBXH thì việc trả lương cho NLĐ đối với các DNNN và Cty TNHH một thành viên (100% vốn nhà nước) sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định. Việc chênh lệch 5% giữa hai bậc lương thể hiện việc thoả thuận về mức lương giữa NLĐ và người sử dụng LĐ chưa ổn định, nhiều DN đã lách luật để vi phạm quyền lợi của NLĐ.

Tiền lương của NLĐ tại khu vực ngoài quốc doanh chủ yếu do sự thoả thuận giữa hai bên dựa theo các quy định của pháp luật LĐ. Tuy nhiên, trình độ nhận thức của NLĐ còn rất yếu, mặt khác do áp lực nhu cầu công việc nên phần lớn NLĐ không thể tự thoả thuận, hoặc ký bừa không cần thoả thuận. Do đó, vai trò của Công đoàn cơ sở hết sức quan trọng, Công đoần cơ sở phải là “trợ thủ” vững chắc trong việc dàn xếp, thương lượng với chủ DN tránh để các mâu thuẫn xảy ra.

Đơn vị: Nghìn đồng

Vùng DN trong nước DN FDI

Vùng 1: Doanh nghiệp hoạt động tại các quận và thành phố

Hà Đông thuộc Hà Nội; các quận thuộc TPHCM. 800 1.200

Vùng 2: Doanh nghiệp hoạt động tại các huyện còn lại có khu

côngnghiệp phát triển lau đời thuộc Hà Nội; các huyện thuộc TPHCM; Hải Phòng; Đà Nẵng, Cần Thơ.

740 1.080

Vùng 3: Doanh nghiệp hoạt động tại các thành phố trực thuộc

tỉnh (trừ các thành phố thuộc tỉnh nêu tại vùng 2); và một số vùng công nghiệp phát triển của các tỉnh, các huyện còn lai

Một phần của tài liệu Đầu tư phát triển nguồn nhân lực, thực trạng và giải pháp (Trang 29 - 35)