Vĩnh Hoàn luôn năng động và có hiệu quả nhờ vào sự tâm huyết của mỗi người ở từng bộ phận trong công ty. Ban lãnh đạo luôn truyền cảm hứng và truyền
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 30
“lửa” trong từng mục tiêu, từng nhiệm vụ, tạo sức mạnh và thúc đẩy tinh thần trách nhiệm. Ngọn lửa đó được từng bộ phận truyền đến từng cá nhân nhân viên. Các thành viên của công ty được hỗ trợ để làm việc đạt kết quả cao và khuyến khích phát huy năng lực. Ban lãnh đạo luôn lắng nghe và tìm ra những ý tưởng mới chắt lọc từ rất nhiều các ý kiến và đề xuất của nhân viên. Bất đồng cá nhân trong công việc là khó tránh khỏi nhưng tất cả khó khăn, trở ngại đều được giải quyết trên tinh thần vì quyền lợi chung của tập thể và tuân thủ quyết định cuối cùng của lãnh đạo. Chính sự đoàn kết và đồng lòng đó giúp Vĩnh Hoàn luôn hoạt động hiệu quả và hoàn thành nhiệm vụ. Đây chính là nét văn hóa doanh nghiệp của Vĩnh Hoàn.
GIAO TIẾP - Sự thông hiểu là nền tảng để thành công. Do vậy, giao tiếp trong nội bộ công ty như giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộ phận và giữa các nhân viên cũng như giao tiếp giữa công ty với bên ngoài như với các nhà cung cấp, khách hàng, đối tác, với các nhà đầu tư, giới truyền thông và với người tiêu dùng sao cho các thông điệp được truyền đạt một cách trọn vẹn là mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi .
SỰ TIN CẬY - Nỗ lực để trở thành nhà cung cấp được tin cậy là mục tiêu của mọi chương trình hành động của chúng tôi. Trong nội bộ công ty, sự tin cậy là chìa khóa để nhân viên nỗ lực làm việc và cống hiến.
TINH THẦN TRÁCH NHIỆM - Tôn trọng lời hứa, nỗ lực để giữ gìn sự
tín nhiệm của khách hàng và nhà cung cấp, chủđộng chịu trách nhiệm đối với mọi hoạt động và đối với sản phẩm của mình.
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 31
2.1.6 Kết quả kinh doanh của công ty trong những năm gần đây: 2.1.6.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty:
Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm (2008-2010) Đơn vị tính: tỷ đồng So sánh 2009/2008 So sánh 2010/2009 Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch % Chênh lệch % Doanh thu thuần 2 442 2 771 3 009 329 13,47 238 8.59 Lợi nhuận trước thuế 84 240 273 156 185,70 33 13,70 Lợi nhuận sau thuế 80 193 214 113 141,25 21 10,82 Thu nhập trên số cổ phiếu (EPS: đồng/cổ phiếu) 2.668 4.613 4.573 1.945 72,90 (40) 0,86
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vĩnh Hoàn. Kim ngạch xuất khẩu: 123 triệu USD tăng 15% so với năm 2009 Doanh thu hợp nhất: 3.009 tỷđồng, tăng 8,65% so với năm 2009 Lợi nhuận sau thuế 214 tỷđồng tăng 10,82% so với năm 2009
Với tình tình kinh doanh ngày càng tăng trưởng là do công ty luôn có những chiến lược kinh doanh phù hợp, chú trọng đến nhu cầu khách hàng, làm cho khách hàng ngày càng tin tưởng vào sản phẩm công ty cả về mẫu mã, chất lượng, số
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 32
2.1.6.2 Báo cáo tình hình tài chính công ty: Khả năng sinh lời: Khả năng sinh lời:
Tỷ suất lợi nhuận gộp của Vĩnh Hoàn không ngừng cải thiện qua các năm chứng minh công ty hoạt động ngày càng hiệu quả hơn.
Năm 2010 Vĩnh Hoàn đã tăng mạnh vốn chủ sở hữu và tổng tài sản thông qua đợt chào bán riêng lẻ và chia cổ tức 30% bằng cổ phiếu. Điều này làm tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu và trên tổng tài sản giảm so với năm 2009. Tuy nhiên, khả năng sinh lờn vẫn khá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành và so với trung bình ngành.
Bảng 2.2: Khả năng sinh lời của công ty từ 2008-2010:
Chỉ số 2008 2009 2010 Trung bình ngành 2010 Tỷ suất lợi nhuận gộp 11,83% 16,32% 19,525 14,75% Tỷ suất lợi nhuận / tổng tài sản 8, 46% 14, 15% 12,68% 5,74% Tỷ suất lợi nhuận / vốn chủ sở hữu 20,57% 37,48% 27,12% 13,66%
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vĩnh Hoàn.
Khả năng thanh toán:
Vĩnh Hoàn không có nhiều rủi ro về khả năng thanh toán các chỉ số thanh toán hiện thời điều lớn nhất qua một năm. Riêng tỷ số thanh toán nhanh năm 2010 có giảm so với năm 2009 do công ty tăng cường lượng tồn kho nguyên liệu thức ăn và tồn kho cá tra đang nuôi gần gấp đôi so với năm 2009. Trong tình hình nguyên liệu thức ăn cá tra và giá cá tra nguyên liệu gia tăng, tồn kho này có lợi thế và sẽ đảm bảo kết quả kinh doanh năm 2011 của công ty.
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 33
Bảng 2.3: Khả năng thanh toán của công ty
Chỉ số 2008 2009 2010
Tỷ số thanh toán hiện thời 1,19 1,48 1,58
Tỷ số thanh toán nhanh 0,62 0,94 0,72
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vĩnh Hoàn
Cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Nguồn: Báo cáo tài chính công ty Vĩnh Hoàn
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu xuất khẩu trong những năm 2007-2010
Mỹ và Châu Âu duy trì là hai thị trường chính chiếm hơn 70% thị phần xuất khẩu của công ty qua nhiều năm. Công ty cũng mở rộng việc phát triển xuất khẩu sang các thị trường khác ngoài các thị trường truyền thống như Hàn Quốc, Bermuda, Indonesia và Ukraine.
Ngoài mặt hàng chính là cá tra fillet đông lạnh thông thường, công ty còn phát triển thành công sản phẩm cá tra có chứng nhận AquaGap và GlobalGap với giá bán cao và tính cạnh tranh thấp. Mặt hàng block thủy lực cá tra ngày càng phát triển, thay thế dần cá Pollack trên thị trường nguyên liệu cá thịt trắng. Đồng thời công ty cũng phát triển một số mặt hàng giá trị gia tăng từ cá tra. Kim ngạch xuất khẩu bột cá và mỡ cá cũng phát triển tốt với giá trị gần 5 triệu USD.
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 34
2.2. Thực trạng công tác quản trị nhân sự tại công ty vĩnh Hoàn: 2.2.1 Lực lượng lao động tại công ty: 2.2.1 Lực lượng lao động tại công ty:
2.2.1.1 Số lượng, trình độ của lực lượng lao động:
Từ khi mới thành lập công tac tổ chức của công ty nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Với tổng số trên 1000 cán bộ công nhân viên (lúc mới thành lập). Trong đó có khoảng 65% là cán bộ phòng cơ điện, phòng quản lý chất lượng và quản lý có trình độ kỹ sư, phó tiến sĩ được đào tạo ở nước ngoài như: Nhật Bản, Thái Lan...Các nhân viên ở các phòng khác cũng được đào tạo chuyên môn nghiệp vụở các trường trong nước.
Đội ngũ nhân viên được tuyển chọn từ các trường đại học và cơ sở sản xuất có chất lượng trong cả nước.
2.2.1.2 Cơ cấu lao động:
Bảng 2.4: Số lượng lao động của công ty trong hai năm qua ( 2009-2010) Đơn vị tính: người Năm 2009 Năm 2010 Chỉ tiêu Số lượng Tỷ trọng % Số lượng Tỷ trong % Khối văn phòng 300 16.80 330 14.71 Khối kỹ thuật 500 28.00 613 27.33 Khối công nhân 895 50.14 1200 53.50
Khối lao động bên ngoài 90 5.06 100 4.46
Tổng cộng: 1.785 100 2.243 100
Nguồn: Phòng nhân sự công ty Vĩnh Hoàn.
Qua số liệu ta thấy cơ cấu lao động của công ty giảm dần về tỷ trọng trong các khối ngành.VD: khối văn phòng từ 16.8% xuống 14.71%... Tăng về số lượng trong khối văn phòng tăng từ 300 nhân viên lên 330 nhân viên, số lượng tăng là 30 nhân viên.
Số lượng nhân viên tăng trong khối văn phòng là do chiến lược kinh doanh của công ty, nhằm phát triển sản phẩm ngày càng lớn mạnh ra thị trường, do vậy
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 35
công ty tăng cường đội ngũ nhân viên kinh doanh, nhằm tìm kiếm thu hút khách hàng và chăm sóc khách hàng cũ.
2.2.1.3 Kinh nghiệm và kỹ năng nghề nghiệp:
Hiện nay công ty có khoảng trên 2500 nhân viên. Trong đó trên 30% số nhân viên có trình độ Cao Đẳng trở lên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao. Khoảng 70% còn lại là công nhân được đào tạo về trình độ tay nghề phục vụ cho quá trình sản xuất, đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty phục vụ không những nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu.
Nhân viên toàn bộ công ty được đào tạo kinh nghiệm, kỹ năng cần thiết phục vụ cho công tác sản xuất, kinh doanh.
2.2.2. Tình hình tuyển dụng lao động tại công ty:
Mọi tổ chức doanh nghiệp điều muốn có một nguồn nhân sự dồi dào, có trình
độ, giàu kinh nghiệm. Đây chính là nội lực quan trọng cho doanh nghiệp đứng vững và phát triển. Vậy nên việc tuyển chọn và sử dụng lao động là rất cần thiết đối với sự phát triển ngày càng cao của khoa học kỹ thuật đòi hỏi người lao động phải có trình độ, nhanh nhạy tiếp thu cái mới và luôn tự hoàn thiện bản thân.
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 36
Bảng 2.5: Tình hình tuyển dụng nhân sự tại Vĩnh Hoàn năm 2009-2010
Đơn vị tính: Người Các chỉ tiêu 2008 2009 2010 Tiến sĩ, Th.s Đại học Cao đẵng, trung cấp Thợ, công nhân 3 43 60 110 3 65 50 117 5 86 20 132 Tổng số lao động tuyển dụng 216 235 243 Tổng số lao động đã có 1.000 1.550 2.000
Nguồn: Phòng nhân sự công ty Vĩnh Hoàn
Trong những năm gần đây Vĩnh Hoàn đang trên đà phát triển vượt bật, xây dựng một lượng lớn chi nhánh, nhà xưởng. Do đó nhu cầu lao động tăng vượt bật. Chỉ tính riêng năm 2009 tăng 235 nhân viên, năm 2010 tăng 243 nhân viên. Xu hướng tăng chất lượng lao động có trình độ cao qua các năm. Như trình độ cấp quản lý tăng 3-5 người. Đặt biệt trình độđại học tăng cao.
Dự kiến năm 2011 này lượng lao động tuyển vào tăng mức cao nhất từ trước tới nay. Cho đến kết thúc năm nay, lượng lao động toàn công ty dự kiến tăng lên khoảng 1.000 nhân viên mức tăng kỹ lục từ trước đến nay.
Công nhân các phân xưởng cũng được tuyển dụng khá nhiều vào năm 2011, nhằm phụ vụ quá trình sản xuất, hứa hẹn cung cấp nhiều việc làm cho dân cư tại vùng sông nước Đồng Tháp không những trong năm 2011 mà còn nhiều năm kế
tiếp. Vĩnh Hoàn đang có kế hoạch định hướng táo bạo nhằm cải thiện thị phần con cá tra, basa trên thị trường quốc tế.
2.2.2.1 Kênh tuyển dụng:
Tuyển bên trong các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài nước. Họ là những người phục vụđắc lực trong việc, giúp công ty ngày càng phát triển đi lên.
Còn lại những công nhân được tuyển từ các trường cao đẳng, trung cấp nghề
trong cả nước.
Tuyển chọn bên ngoài, qua giới thiệu, qua sự phân bổ từ cấp trên đưa các chỉ
tiêu lao động xuống, họ thường là những người có trình độ được đưa qua từ các bộ
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 37
Trong những năm gần đây ảnh hưởng tình hình suy thoái kinh tế nên công ty cũng có phần thắt chặt lao động. Nên tình hình tăng lao động cũng có phần chậm lại.
2.2.2.2 Quá trình tuyển dụng:
Căn cứ vào đơn xin việc, lý lịch, bằng cấp và các chứng chỉ về trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của người xin việc.
Sử dụng hệ thống câu hỏi và trả lời để tìm hiểu người xin việc, nôi dung các câu hỏi do công ty đề ra nhằm phù hợp nhu cầu tuyển dụng cho từng vị trí công việc.
Thực hiện phỏng vấn trực tiếp giữa ứng viên và đại diện tuyển dụng của công ty.
Kiểm tra sức khỏe, thử tay nghề, thử trình độ và khả năng chuyên môn. Do
đó việc xem xét lại nhân lực hàng năm sẽ làm cho tổ chức thấy rõ chất lượng của nguồn nhân lực, chuẩn bị sẵn sàn cho nhu cầu hiện tại và tương lai.
Sơ lược quá trình tuyển dụng tại công ty:
Bước 1: Xác định công việc và nhu cầu tuyển dụng nhân sự: Hàng năm căn cứ vào tình hình chung của công ty và tình hình của từng bộ phận, giám đốc công ty sẽ là người ra quyết định tuyển dụng nhân viên mới cho công ty. Nhu cầu tuyển dụng nhân sự mới phát sinh do yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Sau khi xác định nhu cầu tuyển dụng nhân sự, công ty sẽ đề ra các tiêu chuẩn cần thiết cho công tác tuyển dụng nhân sự. Đó là các yêu cầu về: Trình độ chuyên môn, tay nghề, kinh nghiệm, sức khỏe,…
Bước 2: Thông báo nhu cầu tuyển dụng nhân sự: Thông báo trong nội bộ
công ty hoặc trên các phương tiện truyền thông, báo đài, trang web…
Bước 3: Thu nhận và nghiên cứu hồ sơ: Nhằm loại bỏ các ứng viên không phù hợp.
Bước 4: Kiểm tra kinh nghiệm, tay nghề và phỏng vấn: Giám đốc công ty cùng với trưởng các phòng ban có nhu cầu tuyển dụng sẽ là người phỏng vấn trực tiếp nếu vị trí tuyển dụng quan trọng.
Bước 5: Tổ chức khám sức khỏe: Tình hình sức khỏe tốt sẽ được nhận vào làm tại công ty.
Bước 6: Thử việc: Trong quá trình thử việc nhân viên không hoàn thành tốt công việc được giao sẽ bị sa thải, còn ngược lại sẽ được ký hợp đồng lao động với công ty.
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 38
Bước 7 : Ra quyết định: Giám đốc là người ra quyết định cuối cùng sau khi các ứng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, giám đốc sẽ xem xét và đi đến tuyển dụng chính thức. Hợp đồng lao động sẽđược ký kết chính thức giữa giám đốc công ty và người lao động.
2.2.3 Tình hình phân tích công việc tại công ty:
Sơ đồ 2.2: Nội dung phân tích công việc
Nguồn: Phòng nhân sự công ty Vĩnh hoàn.
Bước 1 : Mô tả công việc
Thiết lập một bản liệt kê về các nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn, các hoạt
động thường xuyên và đột xuất, các phương tiện và điều kiện làm việc, các quan hệ
trong công việc.
Để mô tả công việc thực tế có sử dụng một số biện pháp sau:
Quan sát: Quan sát trực tiếp xem công việc được thực hiện như thế nào tại nơi làm việc.
Tiếp xúc trao đổi: Phương pháp này được thực hiện với chính những người làm công việc đó, với cấp trên trực tiếp của họ, đôi khi với đồng nghiệp của họ. Cuộc tiếp xúc trao đổi sẽ cho phép ta thu thập được những thông tin cần thiết, tạo cơ hội để trao đổi và giải quyết các vấn đề chưa rõ ràng. Trong khi quan sát có thể sử dụng một số dụng cụ cần thiết như: giấy bút để ghi chép, đồng hồđể bấm giờ.
Bảng câu hỏi: Theo phương pháp các bảng câu hỏi được thảo ra phát rộng rãi cho các công nhân viên và những người có liên quan điến công việc
để họ trả lời. Câu hỏi đưa ra phải đầy đủ, rõ ràng, nhưng không nên quá chi tiết, tỷ mỹ.
Bước 2: Xác định công việc.
Là việc thiết lập một văn bản quy định về nhiệm vụ, chức năng quyền hạn, các hoạt động thường xuyên đột xuất, các mối quan hệ trong công tác, các tiêu
Xác định công việc Mô tả công
việc
Tiêu chuẩn
Luận văn tốt nghiệp SV: Huỳnh Thị Thanh Xuân
Trang 39
chuẩn đánh giá chất lượng công việc. Bằng việc xem xét các thông tin thu thập
được từ thực tế trong bảng mô tả, có thể phát hiện ra các điểm bất hợp lý cần thay
đổi, những nội dung thừa cần loại bỏ và những nội dung thiếu cần bổ sung. Từđó xác định được bảng mô tả công việc mới theo chuẩn của công việc.
Bước 3: Đề ra các tiêu chuẩn về nhân sự.
Là những yêu cầu chủ yếu về năng lực, phẩm chất, hình thức mà người đảm nhận công việc phải đạt được. Đối với các công việc khác nhau, số lượng và mức độ